4. Nội dung luận văn
2.4.2 Xác thực chữ ký điện tử
Sau khi nhận được một văn bản có đính kèm chữ ký của người gửi, người nhận văn bản phải giải mã trở lại văn bản trên và kiểm tra xem văn bản này đã bị thay đổi bởi một người thứ ba chưa, và chữ ký đính kèm trên văn bản có đúng của người gửi hay không.
Quá trình giải mã và kiểm tra, các bước thực hiện như sau:
Hình 2.10: Sơ đồ quá trình xác thực chữ ký điện tử
Bước 1: Bản tin điện tử có đính kèm chữ ký của người gửi, sau khi nhận sẽ được tách riêng phần chữ ký và phần văn bản. Sử dụng khóa công khai của người gửi (khóa này được thông báo đến mọi người) để giải mã chữ ký điện tử của thông điệp, kết quả là bản tóm lược 2.
Bước 2: Dùng giải thuật băm MD5 (hoặc SHA-1) để băm văn bản đã tách phần chữ ký điện tử, kết quả thu được là bản tóm lược 2.
Bước 3: So sánh bản tóm lược 1 và bản tóm lược 2 thu được ở bước 1 và 2. Nếu trùng nhau, ta kết luận thông điệp này không bị thay đổi trong quá trình truyền
Kết luận chƣơng 2
Qua trình trình bày về các thuật toán mã hóa phổ biến nêu trên, khi so sánh những ưu nhược điểm của các thuật toán với nhau tác giả nhận thấy thuật toán mã hóa RSA có độ an toàn cao, phổ biến và dễ cài đặt, có thể áp dụng giải thuật RSA trong lĩnh vực chữ ký điện tử. Hơn nữa khi so sánh các lược đồ chữ ký số như lược đồ chữ ký ELGamal, lược đồ chữ ký DSA với lược đồ chữ ký RSA thì tác giả cũng nhận thấy sử dụng lược đồ chữ ký RSA trong việc tạo chữ ký số rất hiệu quả, có khả năng triển khai thành ứng dụng có tính thực tiễn. Trong chương 3 tác giả sẽ trình bày quá cài đặt lược đồ chữ ký RSA bằng chương trình thử nghiệm “Hệ mã RSA – Chữ ký điện tử”.
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM ỨNG DỤNG CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ
Với hệ thống mật mã RSA được trình bày ở chương 1 và chương 2, trong chương này luận văn sẽ giới thiệu việc “Xây dựng và thử nghiệm ứng dụng chữ ký điện tử” để thực hiện các quá trình: tạo khóa, mã hóa – giải mã và ký – và xác thực chữ ký trên tài liệu điện tử.