Ứng dụng của hệ mã RSA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hệ mật mã RSA và ứng dụng trong chữ kí điện tử (Trang 25 - 27)

4. Nội dung luận văn

1.2.6 Ứng dụng của hệ mã RSA

Thực tiễn cho thấy tốc độ thực hiện của RSA là chậm. Tuy nhiên, người ta tìm thấy ở hệ mã RSA những khả năng ứng dụng độc đáo khác, thay vì trực tiếp mã hoá văn bản.

1.2.6.1 Tạo vỏ bọc an toàn cho văn bản

Một trong những ứng dụng quan trọng của RSA là được sử dụng kết hợp với hệ mã đối xứng có tốc độ cao như DES, IDEA, …, khi đó DES sẽ được dùng để mã hoá toàn bộ văn bản (bằng một khoá đối xứng bí mật nào đó), còn RSA dùng để mã hoá chìa khoá mà DES đã dùng để mã hoá văn bản. Khoá này thường có độ dài không đáng kể cho nên thời gian không còn là vấn đề. Do tính an toàn cao, chìa khoá đối xứng (của DES hay IDEA, …) được mã hoá bằng RSA sẽ được gửi một cách an toàn đến cho người nhận để làm công cụ giải mã.

Như vậy, các hệ mật mã đối xứng đã góp phần khắc phục tốc độ của RSA, còn RSA khắc phục được khâu yếu nhất của hệ mã đối xứng là chuyển giao khoá giải mã cho người nhận một cách an toàn. RSA đã tạo ra một “vỏ bọc số” an toàn cho văn bản thay vì thực hiện trực tiếp mã hoá văn bản.

1.2.6.2 Tạo chữ ký số cho văn bản

Thuật toán RSA được dùng để tạo “chữ ký số” cho văn bản, giả sử người A muốn gửi cho B một văn bản có chữ ký của mình. Để làm việc này, A tạo ra một giá trị băm (hash Value) của văn bản cần ký và tính giá trị mũ d mod n của nó (giống như A thực hiện việc giải mã). Giá trị tìm được cuối cùng chính là chữ ký điện tử của văn bản đang xét. Khi B nhận được văn bản cùng với chữ ký điện tử, anh ta tính giá trị mũ e mod n của chữ ký đồng thời với việc tính giá trị băm của văn bản. Nếu 2 giá trị này như nhau thì B biết rằng người tạo ra chữ ký đó là của A và văn bản không bị thay đổi.

Kết luận chƣơng 1

Qua nội dung trình bày ở trên đã giúp tác giả nắm chắc được cỡ sở của việc mã hóa, đặc biệt là nguyên tắc của việc mã hóa đó là tính bí mật, tính toàn vẹn, tính xác thực và tính trách nhiệm. Hiểu được sự phổ biến của hệ mã hóa công khai, trong đó hệ mã hóa RSA là một thuật toán nổi bật, đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực mã mật mã học kể từ khi nó ra đời. Trong chương sau, tác giả sẽ nghiên cứu và trình bày về hệ mã hóa sử dụng khóa công khai RSA.

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG THUẬT TOÁN TRONG HỆ MẬT MÃ RSA ĐỂ XÂY DỰNG VÀ XÁC THỰC CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ

Chương 2 trình bày khái niệm về chữ ký điện tử và một số khái niệm có liên quan đến chữ ký điện tử, giới thiệu về hàm băm và trình bày hai giải thuật băm được dùng phổ biến là MD5 và SHA1. Trong chương này còn giới thiệu sơ lược về sự hình thành và phát triển của chữ ký điện tử trên thế giới và ở Việt Nam. Nêu định nghĩa lược đồ chữ ký số, phân loại các lược đồ chữ ký số, trình bày chi tiết và nêu các ví dụ minh họa cho các lược đồ chữ ký số như: lược đồ chữ ký ELGamal, lược đồ chữ ký DSA, lược đồ chữ ký RSA. Trong đó lược đồ chữ ký RSA sẽ được cài đặt thành chương trình “Xây dựng và thử nghiệm ứng dụng chữ ký điện tử” trong chương 3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hệ mật mã RSA và ứng dụng trong chữ kí điện tử (Trang 25 - 27)