Lịch sử hình thành và phát triển của chữ ký điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hệ mật mã RSA và ứng dụng trong chữ kí điện tử (Trang 31 - 35)

4. Nội dung luận văn

2.1.7 Lịch sử hình thành và phát triển của chữ ký điện tử

Trên thế giới

- Con người đã sử dụng các hợp đồng điện tử từ hơn 100 năm nay với việc sử dụng mã Morse và điện tín. Vào năm 1889, tòa án tối cao bang New Hampshire (Hoa Kỳ) đã phê chuẩn tính hiệu lực của chữ ký điện tử. Tuy nhiên, chỉ với những phát triển của khoa học kỹ thuật gần đây thì chữ ký điện tử mới đi vào cuộc sống một cách rộng rãi. Vào thập kỷ 1980, các công ty và một số cá nhân bắt đầu sử dụng máy fax để truyền đi các tài liệu quan trọng. Mặc dù chữ

ký trên các tài liệu này vẫn thể hiện trên giấy nhưng quá trình truyền và nhận chúng hoàn toàn dựa trên tín hiệu điện tử.

- Tại Mỹ, vào tháng 6/2000, cựu tổng thống Bill Clinton đã phê chuẩn một điều luật công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử.

- Đầu tháng 8/2001, Liên minh Châu Âu chính thức chấp thuận chữ ký điện tử. - Nhật Bản đã ban hành Luật về chữ ký điện tử và các dịch vụ chứng thực - Hàn Quốc: Ban hành luật chữ ký điện tử vào năm 1999 và sửa đổi vào năm 2001. Hiện nay Hàn Quốc có 6 CA được cấp giấy phép hoạt động.

- Hồng Kông ban hành sắc lệnh về giao dịch điện tử vào năm 2000. - Đài Loan ban hành luật chữ ký số vào năm 2001.

- Malaysia ban hành luật chữ ký số vào năm 1997, hiện nay có 3CA được cấp phép hoạt động.

- Singapore ban hành luật giao dịch điện tử vào năm 1998 và quy định về giao dịch điện tử cho các CA vào năm 1999.

- Thái Lan ban hành luật giao dịch điện tử năm 2001.

- Trung Quốc: Từ tháng 4/2003 Trung Quốc đã bắt tay xây dựng luật chữ ký điện tử. Quốc vụ viện Trung Quốc đã chính thức thông qua luật chữ ký điện tử. Văn bản pháp lý được thông qua cho phép các doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng

chữ ký số thay thế chữ ký viết tay truyền thống trong các cuộc giao dịch tiến hành trực tuyến.

Hiện nay, chữ ký điện tử có thể bao hàm các cam kết gửi bằng Email, nhập các số định dạng cá nhân (PIN) vào các máy ATM, ký bằng bút điện tử với thiết bị màn hình cảm ứng tại các quầy tính tiền, chấp nhận các điều khoản người dùng khi cài đặt phần mềm máy tính, ký các hợp đồng điện tử online, …

Tại Việt Nam

Ở Việt Nam, một số đơn vị kho bạc, ngân hàng, thương mại đã ứng dụng thử nghiệm chữ ký số trong các giao dịch nội bộ. Trên thực tế, Việt Nam đang ở trong giai đoạn xây dựng hành lang pháp lý và mô hình tổ chức triển khai chính thức công cộng.

Một số địa phương cũng đã thử nghiệm việc ứng dụng chữ ký điện tử vào trong các hoạt động của mình.

+ Mô hình “ký điện tử mã hóa dữ liệu và khóa thông minh USK” do Sở Khoa học công nghệ Đồng Nai thực hiện đã đoạt giải ba tại hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc ViFotech 2005. Mô hình “ký điện tử mã hóa dữ liệu và khóa thông minh USK” gồm 2 phần: phần mềm, ứng dụng chương trình EncryptSign, với các chức năng:

Ký, kiểm tra chữ ký, mã hóagiải mã tất cả các tập tin dù ở bất cứ định dạng nào; phần cứng là khóa thông minh USK có thể tích hợp chức năng bảo mật và chữ ký điện tử.

+ Từ ngày 20/9/2006 Sở Bưu chính - Viễn thông thành phố Hồ Chí Minh sử dụng chữ ký số trong giao dịch, trở thành cơ quan Nhà nước đầu tiên tại thành phố sử dụng chữ ký điện tử đối với các văn bản số.

Trong luật giao dịch điện tử của Việt Nam do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kỳ hợp thứ 8 – Khóa IX thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 có điều chỉnh chung về chữ ký điện tử. Tuy nhiên, trong các loại chữ ký điện tử thì chữ ký số đang được sử dụng phổ biến trên thế giới cùng với những luật quy định chi tiết. Vì vậy, nghị định 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 2 năm 2007 chỉ quy định chi tiết về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Bộ Tài chính tổ chức Tọa đàm Sử dụng hệ thống chứng thực chữ ký số công cộng trong các dịch vụ hành chính công điện tử của ngành Tài chính”vào ngày 17/9/2010 tại khách sạn Hilton Hanoi (số 1 Lê Thánh Tông, Hà Nội).

Trong lĩnh vực Chính phủ điện tử, Chính phủ cũng đã quyết tâm triển khai các dịch vụ hành chính công điện tử sử dụng chữ ký số. Dự thảo “Chương trình Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020” đặt ra mục tiêu triển khai diện rộng hệ thống G2B (Government to Business) cung cấp dịch vụ công trực tuyến: Hải quan điện tử, đăng kí kinh doanh.

Hình 2.1: Ứng dụng chữ ký số trong quá trình cấp giấy phép lái xe mới

Chúng ta mới ban hành “Luật giao dịch điện tử” và mãi 2 năm sau đó mới có quy định cụ thể về việc thành lập các nhà cung cấp dịch vụ CA (trong đó có FPT- CA được MIC cấp phép tháng 7/2010).

Cơ sở pháp lý trong việc sử dụng chữ ký số và chứng thư số đã được nhà nước quan tâm hoàn thiện thông qua các nghị định 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007, 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011, 170/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 và các hướng dẫn cụ thể theo chuyên ngành của các cơ quan chức năng cấp Bộ. Như vậy việc quyết định phạm vi, mức độ sử dụng chữ ký số là tuỳ thuộc vào các điều kiện, năng lực, cơ sở hạ tầng của các tổ chức nhằm tận dụng tối đa lợi ích mà chữ ký số mang lại.

Dịch vụ E-Signature với những hợp đồng quan trọng hay giao dịch lớn có thể đảm bảo cho người dùng, tạo được lòng tin cho đối tác cũng như tạo được sự hài lòng nơi khách hàng, bởi vì tài liệu được ký kết bảo mật tốt hơn, và quá trình ký kết cũng dễ dàng, hiệu quả hơn.

Công nghệ E-Signature vẫn đang phát triển. Trong nước ta, mới chỉ có ngành ngân hàng và kế toán là đối tượng chính sử dụng chữ ký điện tử. Nhưng trong thời gian tới, rất có thể chữ ký điển tử sẽ phổ biến hơn trong đời sống, vừa trong doanh nghiệp lẫn người dùng cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hệ mật mã RSA và ứng dụng trong chữ kí điện tử (Trang 31 - 35)