Kết quả khảo sát mô phỏng và thảo luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật mimo và khảo sát dung lượng kênh mimo (Trang 67 - 75)

L ỜI MỞ ĐẦU

3.4 Kết quả khảo sát mô phỏng và thảo luận

Trên cơ sở lý thuyết nghiên cứu ở trên về hệ thống MIMO và dung lượng MIMO, tiến hành xây dựng code của chương trình như phụ lục và thực hiện chạy mô phỏng trên matlab ta được các kết quả mô phỏng cho từng trường hợp như sau.

a, Trường hợp số anten thay đổi cho hệ thống SIMO 1xM, MISO Mx1, MIMO MxM và SISO.

Quan hình ta có thể thấy dung lượng của hệ thống MIMO tăng một cách tuyến tính theo số lượng anten và lớn hơn xấp xỉ M lần lần dung lượng của SISO (với M là số lượng anten). Với MISO dung lượng tăng kém khi số lượng anten phát tăng. Với hệ thống SIMO hiệu quả hơn so với SISO và MISO giới hạn từ 1 tới 3.4 bps/Hz. Với các hệ thống SIMO dung lượng của các hệ thống này tăng theo hàm logarit khi số anten thu tăng trong khi hệ thống MIMO tăng tuyến tính khi tăng số anten phát và số anten thu. Lợi thế của hệ thống MIMO chủ yếu do khai thác được từ sự truyền sóng đa đường. Tại máy thu cho phép tách biệt được tín hiệu phát từ các anten khác nhau do vậy có nhiều ký hiệu được phát đồng thời, tín hiệu được phát trên các đường truyền là bản sao của tín hiệu phát và đều là tín hiệu có ích nên tại đầu thu sẽ kết hợp các tín hiệu tạo thành tập tín hiệu có chất lượng tốt. Tuy nhiên với hệ thống MIMO khi số lượng anten thu tăng thì hệ thống sẽ trở nên phức tạp hơn, năng lực tính toán của hệ thống yêu cầu phải lớn hơn và công suất tiêu thụ lớn hơn.

b, Trường hợp thay đổi tỉ số SNR cho các hệ thống MIMO MxM, SIMO 1xM, MISO Mx1 và hệ thống SISO.

Dung lượng hệ thống SISO với giá trị SNR thay đổi từ [-15 30] dB, dung lượng hệ thống giới hạn từ 0 tới 9 bps/Hz. Dung lượng của SISO duy duy trì ở mức thấp và tăng chậm so với sự tăng của SNR, hình 3.3.2 trên đã minh họa giới hạn truyền dẫn của SISO. Với hệ thống MISO tương ứng với trường hợp số anten thay đổi thì ở trường hợp số SNR thay đổi dung lượng đạt được của MISO cũng thấp hơn so với SIMO, cụ thể giới hạn dung lượng tương ứng với tỷ số SNR thay đổi là từ 0 tới 10 bps/Hz. Với hệ thống SIMO ngay từ các giá trị SNR ban đầu thì hệ thống SIMO đã đạt được dung lượng cao hơn hẳn so với SISO và MISO cụ thể đường dung lượng của SIMO luôn nằm trên 2 đường dung lượng của SISO và MISO. Hệ thống đa anten phát và đa anten thu với cấu hình cụ thể 4x4 đạt dung lượng tương ứng với tỷ số SNR thay đổi với dung lượng nằm trong giới hạn từ 0 tới 35 bps/Hz. Có thể thấy so với hệ thống truyền dẫn SISO hệ thống MIMO đạt được dung lượng xấp xỉ 4 lần hệ thống SISO. Kết quả mô phỏng này cũng tương ứng với các nghiên cứu lý thuyết ở trên. Sở dĩ hệ thống MIMO đạt được dung lượng lớn đó là nhờ có các kỹ thuật được áp dụng tại phía thu giúp kết hợp được các bản sao tín hiệu phát do đa đường tạo ra tại phía thu để kết hợp lại tạo tập tín hiệu thu tốt hơn các hệ thống khác.

3.5 Tổng kết chương

Hệ thống truyền dẫn MIMO qua nghiên cứu lý thuyết và kết quả mô phỏng ở trên đã cho thấy ưu điểm nổi trội về mặt dung lượng so với các hệ thống khác như SISO, SIMO và MISO. Với việc sử dụng N anten phát và M anten thu cho phát tạo NxM kênh truyền sóng song song, các tín hiệu sẽ được phát độc lập và đồng thời ra các anten phát, nhằm tăng dung lượng kênh truyền mà không cần tăng công suất phát. Dung lượng hệ thống sẽ tăng tuyến tính theo số các kênh truyền song song trong hệ thống, ở tại đầu thu sử dụng phân tập cho phép thu các bản sao tín hiệu giống nhau và kết hợp các bản sao tín hiệu này để giảm tốc độ lỗi bit BER do đó cho phép hệ thống MIMO đạt được dung lương lý tưởng hơn so với các hệ thống khác.

KT LUN VÀ KHUYN NGH 1. Kết luận

Hệ thống truyền vô tuyến tốc độ cao MIMO là một triển vọng hấp dẫn của cho các mạng viễn thông vô tuyến hiện tại và trong tương lai. Về mặt lý thuyết, dung lượng hệ thống tăng lên chỉ với việc tăng thêm các anten, tức là hệ hệ thống MIMO có thể mang lại hiệu suất sử dụng phổ tần vô tuyến cao hơn. Bên cạnh đó, hệ thống MIMO còn giúp giảm công suất phát của anten ở cả trạm gốc và đầu cuối, điều này có ý nghĩa về mặt kinh tế, thân thiện với môi trường và giảm ảnh hưởng của bức xạ điện từ đối với sức khỏe người dùng.

Tạo búp sóng giúp hệ thống tập trung năng lượng bức xạ theo hướng mong muốn giúp tăng hiệu quả công suất, giảm can nhiễu và tránh được can nhiễu tới từ các hướng không mong muốn, từ đó giúp cải thiện chất lượng kênh truyền và tăng độ bao phủ của hệ thống. Để có thể thực hiện tạo búp sóng, khoảng cách giữa các anten trong hệ thống MIMO thường nhỏ hơn bước sóng (thông thường là ), tạo búp sóng thường được thực hiện trong môi trường ít tán xạ. Khi môi trường tán xạ mạnh hệ thống MIMO có thể cung cấp độ lợi ghép kênh không gian và độ lợi phân tập.

Việc sử dụng nhiều anten tại đầu phát và tại đầu thu tạo ra các kênh truyền song song có được từ đa anten tại phía phát và phía thu trong hệ thống MIMO, các tín hiệu sẽ được phát độc lập và đồng thời ra các anten, nhằm tăng dung lượng kênh truyền mà không cần tăng công suất phát hay tăng băng thông hệ thống. Dung lượng hệ thống sẽ tăng tuyến tính theo số các kênh truyền song song trong hệ thống.

Trong truyền dẫn vô tuyến, mức tín hiệu luôn thay đổi, bị fading liên tục theo không gian, thời gian và tần số, khiến cho tín hiệu tại nơi thu không ổn định, việc phân tập cung cấp cho các bộ thu các bản sao tín hiệu giống nhau qua các kênh truyền fading khác nhau, bộ thu có thể lựa chọn hay kết hợp hay kết hợp các bản sao tín hiệu này để giảm thiểu tốc độ sai bit BER, chống fading qua đó tăng độ tin cậy của hệ thống. Để cực đại độ lợi phân tập, giảm BER và chống lại fading, thuật toán STBC được áp dụng.

Những lợi ích của hệ thống thông tin sử dụng MIMO có thể nhìn thấy được một cách trực quan trong các phân tích ở chương 2 của luận văn và thông qua kết quả mô phỏng hệ thống ở chương 3 của luận văn. Hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam các hướng nghiên cứu về công nghệ MIMO cũng đang là một hướng nghiên cứu rất được quan tâm của các nhà nghiên cứu về viễn thông.

2. Khuyến nghị

Như đã trình bày ở trên, luận văn mới chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản, đầu tiên của hệ thống truyền dẫn vô tuyến tốc độ cao MIMO. Trên cơ sở những nội dung đã thực hiện được của luận văn, học viên xin đưa ra một số khuyến nghị và hướng nghiên cứu tiếp theo. Để giải quyết bài toán về tài nguyên trong thông tin vô tuyến là hữu hạn và đắt đỏ trong khi nhu cầu sử dụng ngày càng cao và các trải nghiệm của người dùng cần được tối ưu thì một trong những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên vô tuyến là công nghệ truyền thông vô tuyến sử dụng đa anten, hay còn gọi là công nghệ truyền thông đa đầu vào và đa đầu ra. Như phân tích trong 2 của luận văn hệ thống MIMO cho phép tăng dung lượng hệ thống, tốc độ truyền dữ liệu, cài thiện hiệu suất sử dụng phổ tần, tiết kiệm công suất phát, mở rộng vùng phủ các yếu tố trên đạt được nhờ sử dụng nhiều anten tại đầu phát và thu và các kỹ thuật quan trọng khác. Với hệ thống 4G để đạt được tốc độ dữ liệu cao MIMO được sử dụng với các kỹ thuật như phân tập, các sơ đồ truyền dẫn SU-MIMO và MU-MIMO, kỹ thuật ghép kênh không gian, tạo búp sóng… cho phép đạt dung lượng và tốc độ lớn. Trong tương lai khai các mạng di động như 5G ra đời thì cần triển khai hệ thống MIMO với số lượng anten lớn để có thể đáp ứng được các đòi hỏi mới về mặt tốc độ và đồng thời có thể khai thác hết được tiềm năng vốn có của hệ thống truyền dẫn vô tuyến này. Trên cơ sở nội dung nghiên cứu đạt được của luận văn em xin chọn hướng nghiên cứu tiếp là nghiên cứu về công nghệ MIMO cỡ lớn áp dụng cho các mạng viễn thông vô tuyến 5G.

TÀI LIU THAM KHO

[1]. Trần Xuân Nam, Đinh Thế Cường, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Vĩnh Hạnh, MIMO- Công nghệ truyền dẫn vô tuyến tốc độ cao, Tạp chí Bưu chính Viễn Thông và Công nghệ Thông tin, tháng 4 năm 2007.

[2]. Vinh Hanh Nguyen, Thanh Tam Bui, Xuan Nam Tran, “A Combining scheme for Amplify and Forward MIMO-SDM Cooperative Communications,” Proc. The 8th IEEE Asia Pacific Wireless Communication, August 2011.

[3]. E. Ghayoula A. Bouallegue, R. Ghayoula and J-Y.Chouinard, Capacity and Performance of MIMO systems for Wireless Communications, August 2014. [4]. Edited by Alain Sibile, Alberto Zanella, MIMO From theory to Implementation,

2010.

[5]. George Tsoulos, MIMO System Technology for Wireless Communications, 2006.

[6]. Claude Oestges and Bruno Clerckx, MIMO Wireless Communications, May 2009.

[7]. Emad.Mohamed and A.M.Abdulsattar, Evaluation of MIMO capacity over Rayleigh fading channel.

[8].David Gesbert, Member, IEEE, Mansoor Shafi, From theory to practice: An overview of MIMO space-time coded wireless systems.

[9].Rashmi Sabnuam Gupta, Kandarpa Kumar Sarma, Capacity analysis of single- user and multi-user MIMO with split MLSE Adaptive equalization.

PH LC

I. Chương trình mô phỏng dung lượng hệ thống MIMO với số lượng anten thay đổi

Mmax = 10;

% number of channel realization It = 10000;

% initialize variables: ergodic capacity for each number of antennas Cmimo = zeros(1, Mmax);

Csimo = zeros(1, Mmax); Cmiso = zeros(1, Mmax); Csiso = zeros(1, Mmax); SNRdB = 0; % in dB

SNR = 10.^(SNRdB./10); % linear scale for kk=1:It

for M = 1:Mmax % MIMO

Hmimo = ( randn(M) + j*randn(M) )/sqrt(2);

Cmimo(M) = Cmimo(M) + log2(real(det( eye(M) + SNR/M*Hmimo*Hmimo' ))

%% SIMO

hsimo = ( randn(M,1) + j*randn(M,1) )/sqrt(2); Csimo(M) = Csimo(M) + log2( 1 + SNR*norm(hsimo)^2); %% MISO

hmiso = ( randn(M,1) + j*randn(M,1) )/sqrt(2); Cmiso(M) = Cmiso(M) + log2( 1 + SNR/M*norm(hmiso)^2); %% SISO

hsiso = ( randn + j*randn )/sqrt(2);

end

% Compute average over all channel realizations Csiso = Csiso/It Csimo = Csimo/It Cmiso = Cmiso/It Cmimo = Cmimo/It % plot figure(1) plot(1:Mmax, Cmimo,'r') hold on plot(1:Mmax, Csimo,'b') plot(1:Mmax, Cmiso,'k') plot(1:Mmax, Csiso,'m') xlabel('Number of antennas M')

ylabel('Ergodic Capacity (bits/transmission)')

title('Ergodic Capacity for i.i.d. Rayleigh fast fading channel - SNR=0dB')

legend('4x4 MIMO', '1x4 SIMO', '4x1 MISO', '1x1 SISO',2) grid

hold off

II. Chương trình mô phỏng dung lượng hệ thống MIMO với tỷ số SNR thay đổi

Mt = 4; % number of transmit antennas Mr = 4; % number of receive antennas % number of channel realization

It = 10000;

% SNR range in dB SNRdBvalues = -15:30;

% initialize variables: ergodic capacity for each value of SNRdBvalues Cmimo = zeros(1, length(SNRdBvalues));

Csimo = zeros(1, length(SNRdBvalues)); Cmiso = zeros(1, length(SNRdBvalues)); Csiso = zeros(1, length(SNRdBvalues));

for kk=1:It

SNRidx = 0; % SNR index

% generate channel realization

Hmimo = ( randn(Mr,Mt) + j*randn(Mr,Mt) )/sqrt(2); % mimo hsimo = ( randn(Mr,1) + j*randn(Mr,1) )/sqrt(2); % simo hmiso = ( randn(1,Mr) + j*randn(1,Mr) )/sqrt(2); % miso hsiso = ( randn + j*randn )/sqrt(2); % siso for SNRdB = SNRdBvalues SNR = 10.^(SNRdB./10); % linear scale SNRidx = SNRidx + 1; % MIMO

Cmimo(SNRidx) = Cmimo(SNRidx) + log2(real(det( eye(Mr) + SNR/Mt*Hmimo*Hmimo' )));

%% SIMO

Csimo(SNRidx) = Csimo(SNRidx) + log2( 1 + SNR*norm(hsimo)^2 );

%% MISO

Cmiso(SNRidx) = Cmiso(SNRidx) + log2( 1 + SNR/Mt*norm(hmiso)^2 );

%% SISO

Csiso(SNRidx) = Csiso(SNRidx) + log2( 1 + SNR*abs(hsiso)^2 );

end end

% Compute average over all channel realizations Csiso = Csiso/It; Csimo = Csimo/It; Cmiso = Cmiso/It; Cmimo = Cmimo/It; % plot figure(1) plot(SNRdBvalues, Cmimo,'r') hold on plot(SNRdBvalues, Csimo,'b') plot(SNRdBvalues, Cmiso,'k') plot(SNRdBvalues, Csiso,'m') xlabel('Average SNR \rho (dB)')

ylabel('Ergodic Capacity (bits/transmission)')

title('Ergodic Capacity for i.i.d. Rayleigh fast fading channel') legend('4x4 MIMO', '1x4 SIMO', '4x1 MISO', '1x1 SIMO',2)

grid

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật mimo và khảo sát dung lượng kênh mimo (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)