Kết luận chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ SDN vào hệ thống mạng nội bộ trường đại học hà nội (Trang 28 - 29)

Với xu hướng người dùng di động, ảo hóa máy chủ và các dịch vụ ngày càng tăng dẫn đến kiến trúc mạng thông thường ngày nay không để đáp ứng xử lý kịp. Mạng SDN cho chúng ta một cái nhìn mới, khái niệm mới về một kiến trúc mạng động, dễ thích nghi, mở rộng và đáp ứng các dịch vụ phong phú. Với việc tách phần điều khiển và dữ liệu, kiến trúc mạng SDN cho phép mạng có thể lập trình và quản lý một cách dễ dàng hơn. SDN hứa hẹn sẽ chuyển đổi mạng lưới tĩnh ngày nay trở nên linh hoạt hơn với nền tảng có thể lập trình với sự thông minh để có thể tự động xử lý các hành vi một cách tự động. Với nhiều lợi thế của mình và động lực phát triển cao kiến trúc SDN đang trên đường để trở thành một tiêu chuẩn mới cho các mạng.

CHƯƠNG 2: GIAO THỨC OPENFLOW

Ý tưởng SDN đã bắt đầu được gần 10 năm, nhưng gần đây SDN mới bắt đầu được thực hiện bởi các công ty như Cisco Systems và Juniper Networks. Tuy nhiên các nhà sản xuất và khai thác mạng đã và đang bắt đầu làm quen với OpenFlow, một công nghệ hứa hẹn sẽ mang đến khả năng tương tác và hiệu suất hoạt động cao cho SDN. Với sự giúp đỡ của OpenFlow controller, các nhà quản trị mạng có thể xác định các cách thức và tuyến đường để truyền dữ liệu, thiết lập các quy tắc ưu tiên cho việc xử lý các gói tin và chuyển hướng dữ liệu qua các thiết bị chuyển mạch của mạng nội bộ hay mạng toàn cầu.

Chương này sẽ giới thiệu một cách tổng quan cho chúng ta biết về giao thức OpenFlow cũng như các thức hoạt động và các lợi ích mà nó mang lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ SDN vào hệ thống mạng nội bộ trường đại học hà nội (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)