Hiện trạng sử dụng băng tần 915-925 MHz

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án phân bổ băng tần 915 925 MHZ hỗ trợ triển khai mạng kết nối internet vạn vật – IOT tại việt nam (Trang 45 - 48)

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 25/2008/QĐ- BTTTT ngày 16/4/2008 phê duyệt Quy hoạch băng tần cho các hệ thống thông tin di động tế bào số của Việt Nam trong các dải tần 821 - 960MHz và 1710 - 2200MHz [1]. Theo quy hoạch này, băng tần 880-960 MHz được quy hoạch thành hai đoạn băng tần UL và DL với cấu trúc thành 04 lô song công theo tần số (FDD) gồm 880-915 MHz cho hướng từ máy đầu cuối tới trạm gốc và 925-960 MHz cho hướng từ trạm gốc đến thiết bị cầm tay để triển khai hệ thống thông tin di động

GSM/E-GSM. Nội dung quy hoạch chi tiết của băng tần này được minh họa tại Hình 2.4.

Hình 2.4: Quy hoạch băng tần cho các hệ thống thông tin di động tế bào số [6]

Triển khai quy định số 25/2008/QĐ-BTTTT ngày 16/4/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Tần số vô tuyến điện đã cấp phép sử dụng băng tần 880- 915 MHz, 925-960 MHz cho bốn doanh nghiệp viễn thông để triển khai hệ thống thông tin di động GSM/E-GSM toàn quốc gồm có Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT, Tổng công ty viễn

thông Mobifone, Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội HTC. Trong số 2×35 MHz

băng tần cấp phép, Viettel được cấp phép sử dụng 2×8,2 MHz, VNPT được cấp

phép sử dụng 8,4 MHz, Mobifone được cấp 8,2 MHz, và HTC được cấp phép sử dụng 10 MHz (Hình 2.5).

Hình 2.5: Hiện trạng sử dụng băng tần 900 MHz [5]

Bên cạnh hệ thống thông tin di động sử dụng băng tần 880-915 MHz, 925- 960 MHz, thì trên đoạn băng tần 915-925 MHz cũng được dành cho thiết bị nhận dạng vô tuyến (RFID) hoạt động với mức công suất thấp, cự ly truyền dẫn ngắn. Hệ thống thiết bị nhận dạng vô tuyến được miễn giấy phép sử dụng tần số khi bảo đảm điều kiện về giới hạn công suất phát (không quá 500 mW ERP) và điều kiện về giới hạn công suất phát xạ giả (Bảng 2.2).

Bảng 2.2: Điều kiện về tần số và giới hạn phát xạ đối với thiết bị vô tuyến điện miễn giấy phép sử dụng tần số băng 900 MHz tại Thông tư 46 [2]

STT Băng tần

Loại thiết bị hoặc ứng dụng vô tuyến điện Phát xạ chính Phát xạ giả 1 918 ÷ 923 MHz Thiết bị nhận dạng vô tuyến ≤ 500 mW ERP Theo giới hạn phát xạ giả 2 2 918 ÷ 923 MHz Thiết bị VTĐ cự ly ngắn dùng cho mục đích chung

≤ 25 mW ERP Theo giới hạn

phát xạ giả 2

Tại Việt Nam, thiết bị RFID được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, được phép sử dụng trên 06 đoạn băng tần khác nhau với mức công suất phát xạ chính, phát xạ giả và các điều kiện hoạt động tương ứng trên từng đoạn băng tần. Thiết bị RFID sử dụng tại các trạm thu phí đường bộ tại Việt Nam có xuất xứ tại Mỹ, sử dụng băng tần ISM 902 – 928 MHz, tuân thủ theo tiêu chuẩn FCC Part 15.247. Tuy nhiên, khi triển khai tại Việt Nam cần thiết phải được điều chỉnh dải tần số hoạt động, mức công suất và điều kiện hoạt động theo quy định hiện hành. Theo quy định hiện hành của Việt Nam, thiết bị này được hoạt động miễn giấy phép sử dụng tần số trên băng tần 918 ÷ 923 MHz, công suất phát tối đa 500 mW EIRP và phải sử dụng phương pháp điều chế trải phổ nhảy tần.

Trong các văn bản quy phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện không có khái niệm IoT và không quy hoạch một đoạn băng tần cụ thể nào để sử dụng cho thiết bị vô tuyến kết nối IoT nói chung.

Tại Việt Nam, đã triển khai một số loại hình kết nối vô tuyến IoT sử dụng băng tần cấp phép và băng tần miễn cấp phép sử dụng tần số vô tuyến điện. Khi triển khai trên băng tần cấp phép, tổ chức cá nhân phải bảo đảm việc sử dụng tần số theo đúng phân chia trong Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia và quy định

sử dụng tần số tại các Quy hoạch băng tần và Quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện.

Một số dịch vụ kết nối IoT sử dụng băng tần cấp phép là dịch vụ đo đếm chỉ số công tơ điện (sử dụng băng tần 409 MHz quy hoạch cho nghiệp vụ Cố định và Di động mặt đất), dịch vụ giám sát hành trình trong lĩnh vực giao thông vận tải (sử dụng băng tần 900 MHz, 1800 MHz quy hoạch cho hệ thống thông tin di động tiêu chuẩn GSM/IMT).

Khi triển khai trên băng tần miễn cấp phép tần số, thiết bị kết nối IoT phải đáp ứng các điều kiện kỹ thuật về băng tần, công suất phát xạ chính, công suất phát xạ giả và điều kiện khai thác theo quy định. Các loại hình kết nối IoT sử dụng băng tần miễn cấp phép điển hình là hệ thống thiết bị mạng nội bộ không dây WLAN triển khai trên băng tần 2,4 GHz, 5 GHz; hệ thống điều khiển trong nhà thông minh triển khai trên băng tần 2,4 GHz; hệ thống thu phí điện tử không dừng dùng công nghệ RFID triển khai trên băng tần 920-923 MHz.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án phân bổ băng tần 915 925 MHZ hỗ trợ triển khai mạng kết nối internet vạn vật – IOT tại việt nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)