Kết luận chương 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án phân bổ băng tần 915 925 MHZ hỗ trợ triển khai mạng kết nối internet vạn vật – IOT tại việt nam (Trang 39 - 41)

Trong chương này, Luận văn đã trình bày tổng quan mạng kết nối Internet vạn vật IoT, bao gồm tổng quan kết nối vô tuyến mạng IoT, giao tiếp giữa thiết bị với thiết bị, người với thiết bị…. Dựa vào loại ứng dụng của thiết bị IoT, hệ sinh thái IoT chia ra làm hai loại là critical IoT và massive IoT.

IoT có khả năng kết nối hàng tỷ thiết bị không đồng nhất qua Internet. Do đó, cần có kiến trúc lớp linh hoạt tùy theo các ứng dụng sử dụng.

Kết nối IoT được hỗ trợ bởi các công nghệ truyền thông trong băng tần mạng thông tin di động tế bào hiện nay như GSM, WCDMA, LTE và mạng 5G tương lai. Việc triển khai kết nối IoT dùng công nghệ thông tin di động có thể được thực hiện ngay với hạ tầng mạng thông tin di động sẵn có. Hiện nay, trên thế giới đã hình

thành một số tiêu chuẩn công nghệ kết nối IoT trên nền mạng thông tin di động tế bào. Trong đó đáng chú ý là ba tiêu chuẩn công nghệ: EC-GSM, LTE-M và NB-

IoT. Ngoài ra, mạng kết nối IoT còn hoạt động trên các băng tần miễn cấp phép(tên

thường gọi là LPWAN) với điều kiện bảo đảm tuân thủ yêu cầu về kỹ thuật và khai thác nhất định để hạn chế can nhiễu có hại. Các hệ thống LPWAN kết nối thiết bị và đối tượng thông qua các trạm cổng Gateway và trạm truy cập AS.

Dự báo tới năm 2020 và những năm tiếp theo sẽ chứng kiến sự bùng nổ về mật độ và số lượng chủng loại thiết bị kết nối, được ứng dụng vào nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau. IoT được dự báo sẽ được ứng dụng rộng rãi cho nhiều ứng dụng nhưng trong lĩnh vực quản lý năng lượng, nông nghiệp giám sát môi trường và lĩnh vực giao thông vận tải.

2. CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG BĂNG TẦN 915-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án phân bổ băng tần 915 925 MHZ hỗ trợ triển khai mạng kết nối internet vạn vật – IOT tại việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)