Kiến thức của người dân mắc bệnh tăng huyết áp về các yếu tố nguy cơ và các

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức của người dân bị tăng huyết áp về các yếu tổ nguy cơ và dấu hiệu sớm của bệnh đột quỵ tại xã hương ngải huyện thạch thất thành phố hà nội năm 2020 (Trang 46)

4.2.1. Kiến thức của người dân mắc bệnh tăng huyết áp về các yếu tổ nguy cơ của đột quỵ.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy người mắc bệnh tăng huyết áp có kiến thức đạt về các yếu tố nguy cơ cùa đột quỵ là 47.1%. Kết quả này tương đương với nghiên cửu của Cù Thị Thanh Tuyền tại tinh Khánh Hòa năm 2019 có 58,2 % người bệnh có kiến thức đạt về các yếu tố nguy cơ [1], Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kêt quà nghiên cứu của Addisu Taye Abate và công sự tại Tây bắc Ethiopia năm 2018 chì có 14% ngươi bẹnh có kiến thức đạt về các yếu tố nguy cơ [17]. Do Ethiopia là một nươc châu Phi kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu. Thu nhập chủ yếu của người dân là ngành nông nghiệp. Chăm sóc sức khỏe cho cộng động tại đay con yeu kem. ơ đay,

Như vậy, chưa có sự đông nhât hoàn toàn về nhận thức của người dân đôi với các yêu tô nguy cơ đột quỵ giữa các nghiên cứu. Điều này có lẽ được giải thích do sự khác biệt vê chủng tộc, vùng địa lý, cỡ mẫu, thời gian tiến hành giữa các nghiên cứu,... ở các vùng miền khác nhau trên thế giới. Mặc dù vậy, theo hau het các tác giả thì nhận thức của người bệnh đối với các yếu tố nguy cơ đột quỵ còn tương đối hạn chế. Điều này trở nên hết sức quan trọng khi đột quỵ não ngày càng phổ biến và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Đặc biệt là khi tỷ lệ tử vong và tàn tật do đột quỵ gây ra vẫn còn cao, nhất là ở các nước đang phát triển.

Theo các chuyên gia, đột quỵ có thể dự phòng được hơn 80% nếu chúng ta hiểu biết rõ về các yếu tố nguy cơ cùa đột quỵ não, đặc biệt các yếu tố nguy cơ điều chỉnh được. Trong đó, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu và lối sống là các yếu tố quan trọng nhất [35].

Đối với đột quỵ, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất và có thể điều chỉnh được. Và trong nghiên cứu của tôi, đa số người bệnh đều có kiến thức rằng tăng huyết áp là một yếu tố nguy hiểm dẫn đến đột quỵ chiếm 92,6%. Qua đây ta thấy, công tác truyền thông sức khỏe nói chung và sự tham vấn trực tiếp của nhân viên y tế, đặc biệt là y tế ở tuyến cơ sở đối với người bệnh trong cộng đồng về tầm quan trọng thực sự của tăng huyết áp đã được đánh giá và xem xét một cách đầy đủ và hệ thống.

Bên cạnh tăng huyết áp, đái tháo đường cũng là một yếu tố nguy cơ vô cùng quan trọng đối với đột quỵ não. Đái tháo đường và tăng huyết áp là hai yếu tố song hành làm cho động mạch dễ bị tổn thương, và tất yếu xơ vữa động mạch được hình thành.Xơ vữa động mạch chính là thủ phạm đối với đột quỵ não qua nhiều cơ chế khác nhau. Tuy nhiên, thực tê cho thây chưa đên 50% người bệnh trong nghiên cứu này nhận thức răng đái tháo đường là yêu tố nguy cơ của đột quỵ não. Mặc dù vậy, nhìn chung tỷ lệ ngươi bẹnh có kiên thức rõ về vai trò của đái tháo đường chi ở mức dưới 50%. Điều này thực sự nguy hiểm khi đái tháo đường ngày càng trở thành đại dich tren khap the giơi,

nhât là ở Việt Nam. Như vậy, rõ ràng một lần nữa công tác tuyên truyền nhằm nâng cao kiên thức của người dân về các yếu tố nguy cơ đột quỵ não nói chung, đặc biệt là yếu tố đái tháo đường là một việc làm có ý nghĩa sống còn, nhằm nỗ lực làm giảm gánh nặng do đột quỵ gây ra.

Tóm lại, kiên thức cùa người bệnh về các yếu tố nguy cơ đột quỵ nói chung còn nhiều hạn chế, đặc biệt là yếu tố nguy cơ hết sức quan ưọng đái tháo đường. Rõ ràng, việc nâng cao kiến thức của người bệnh về các yếu tố này là việc cần làm ngay nếu chúng ta muốn làm giảm tỷ lệ mới mắc, hiện mắc, tử vong, tàn tật và chi phí điều trị đối với đột quỵ .

4.2.2. Kiến thức của người dân mắc bệnh, tăng huyết áp về các dấu hiệu sớm

Kết quả của chúng tôi cho thấy tỷ lệ người có kiến thức đạt về dấu hiệu sớm về bệnh đột quỵ là 45.5%. Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Cù Thị Thanh Tuyền tại tỉnh Khánh Hòa năm 2019 là 49,5% [1]. Tuy nhiên cao hơn kết quả của Addisu Taye Abate [17] và công sự tại Tây bắc Ethiopia năm 2018 chỉ có 26,67% người bệnh có kiến thức đạt về dấu hiệu sớm [17]. Do Ethiopia là một nước châu Phi kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu. Thu nhập chủ yếu của người dân là ngành nông nghiệp. Chăm sóc sức khỏe cho cộng động tại đây còn yếu kém. Ở đây, người dân không bắt buộc phải đi học.

Cũng ở khía cạnh kiến thức về dấu hiệu sớm của đột quỵ, một con số khác cũng đáng để chúng ta phải suy ngẫm. Đó là có đến 7,4% người bệnh trong cộng đồng không biết gì cả về các dấu hiệu sớm của đột quỵ. Con số này tuy có thấp hơn so với nghiên cứu của Addisu Taye Abate và công sự tại Tây bắc Ethiopia năm 2018 (77,3%) [17]. Từ những dữ liệu kể trên, có thể thấy rằng sự nhận thức của người bệnh về các dấu hiệu sớm của đột quỵ là một thực trạng đáng phải báo động, cần phải có những biện pháp thích hợp và hiệu quà nhằm nâng cao kịp thời kiến thức của người bệnh trong cộng đồng. Có như vậy, thì việc điều trị cho bệnh nhân mới được tốt hơn. Đến đây, một câu hỏi lớn cần đặt ra là vì sao nhận thức của người bệnh về đột quỵ não còn ở mức thấp như vậy trong khi đây là một nhóm bệnh vô cùng phổ biến và nguy hiểm cho tính mạng con người?

Việc tăng cường kiên thức dấu hiệu sớm cho người bệnh về đột quỵ có thê dân đên việc người bệnh được đưa đến khoa cấp cứu sớm hơn. Việc đên sớm đóng vai trò rât quan trong trong việc cửu chữa và phục hồi cho người bệnh đột quỵ. Bởi cứ mỗi phút trôi qua có gần 2 triệu tế bào não mât đi. Như vậy có thể thấy tổn thương não do đột quỵ gây ra có diễn tiến rất nhanh và khả năng hồi phục lại kém.

4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức của người mắc bệnh tăng huyết áp về các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu sớm của bệnh đột quỵ huyết áp về các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu sớm của bệnh đột quỵ

4.3.1. Một số yếu. tố ảnh hưởng đến kiến thức của người dân mắc bệnh tăng huyết áp về các yếu tố nguy cơ về đột quỵ

Trong nghiên cứu của tôi, tuổi và giới tính, tình trạng sống không liên quan với sự nhận thức của người dân về các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não với (p>0.05).

Tuy nhiên, chúng tôi lại tìm thấy mối liên quan giữa nghề nghiệp và sự nhận thức của người dân về các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não. Trong đó, những người dân là công nhân viên chức, công nhân, nghỉ hưu và khác có kiến thức tốt hơn so với người dân có nghề còn lại với p < 0,05. Mặc dù vậy, kết quả này được xem như là những ghi nhận ban đầu của nghiên cứu chúng tôi và có thể được lý giải là những người làm công chức viên chức, công nhân, hưu trí thường có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau tốt hơn và đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên hơn. Chính những điều đó đã làm cho hiểu biết của họ về bệnh tật nói chung, đột quỵ não nói riêng tốt hơn nhiều so với đối tượng còn lại.

Bên cạnh yếu tố nghề nghiệp, trình độ học vấn cũng đã được chứng minh là có liên quan độc lập với sự kiến thức đạt của người bệnh về các yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Monaliza và cộng sự. Theo các tác giả này, những người dân có trình độ học vấn cao hơn sẽ có nhận thức tốt hơn về các yếu tố nguy cơ đột quỵ não với p = 0,001 [32]. Từ đó cho thấy giáo dục con người là vấn đề vô cùng quan ưọng,

co y nghía song còn đôi với nhiêu khía cạnh khác nhau, trong đó có cả sự nhận thức vê bệnh tật. Rõ ràng, người có học vấn cao thì sẽ có nhiều cơ hội tìm hiêu vê kiên thức đột quỵ não hơn và khả năng phân tích, ghi nhớ thông tin sẽ tốt hơn.

Cùng với 2 yêu tô trên, thu nhập bình quân cũng có liên quan độc lập với kiến thức của người dân về yếu tố nguy cơ của đột quỵ não. Cụ thể, những người bệnh có thu nhập bình quân ở mức thấp có nhận thức không tốt băng so với những người bệnh có thu nhập bình quân từ mức trung bình trở lên với p < 0,05. Kết quả này tương đồng với kết quả trong nghiên cứu của Monaliza và cộng sự. Theo đó, thu nhập hàng tháng càng cao thì kiến thức của người bệnh về các yếu tố nguy cơ đột quỵ càng tốt với p = 0,022.

Điều này cũng phù hợp với thực tế rằng một khi mức thu nhập còn thấp thì người dân chỉ tập trung vào việc mưu sinh nhằm thỏa mãn cơ bản về nhu cầu “ăn, mặc, ở”. Do vậy, họ sẽ ít quan tâm và chú ý nhiều đến vấn đề nâng cao kiến thức về sức khỏe nói chung, đột quỵ nói riêng mặc dù sức khỏe là thứ quý giá trong cuộc sống mỗi con người. Đó là một nghịch lý nhưng vẫn cứ tồn tại từ trước cho đến nay. Ở đây, điều quan trọng là chính mỗi người chúng ta cũng cần phải nhận thức lại vấn đề này đồng thời trao đổi, hướng dẫn thêm cho người dân để họ có thể nhận ra và điều chỉnh kịp thời.

4.3.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố và kiến thức của người dân mắc bệnh tăng huyết áp về các dấu hiệu sớm của đột quỵ bệnh tăng huyết áp về các dấu hiệu sớm của đột quỵ

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi và giới tính, thu nhập, tình ttạng sống, học vấn cũng không có liên quan đên thức của người dân vê các bieu hiện cảnh báo của đột quỵ não với p >0.05.

Trái lại với các yếu tố kể trên, nghề nghiệp lại có liên quan độc lập đến kiến thức của người dân về dấu hiệu sớm của đột quỵ não. Trong đó, tương tự như nhận thức về các yếu tố nguy cơ, người là công nhân viên chức, công nhân, hưu trí ,.. có kiến thức tốt hơn so với nghề còn lại (p < 0,05). Vì vậy, chúng ta cần tập trung hướng dẫn, giáo dục thêm cho những người dân là nông dân về những kiến thức của đột quỵ nói riêng

Như vậy, kết quả cho thấy kiến thức của người bệnh về các yếu tố nguy cơ đột quỵ và dấu hiệu sớm cùa đột quỵ còn hạn chế đặc biệt ở nhóm người bệnh nguy cơ cao như tăng huyết áp. Hậu quả của việc thiếu hiểu biết về các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý bệnh và thay đổi lối sổng không tốt, duy trì và phát triển lối sống lành mạnh tốt cho sức khỏe.

KẾT LUẬN

* Thực trạng kiến thức về các yếu tố nguy cơ của ĐTNC

- Các yếu tố nguy cơ: Tỷ lệ người bệnh có kiến thức về các yếu tố nguy cơ của đột quỵ không đạt và đạt lần lượt là 52,9% và 47,1%.

- Dấu hiệu sớm: Tỷ lệ người bệnh có kiến thức về các dấu hiệu sớm của đột quỵ không đạt và đạt lần lượt là 54,5% và 45,5%.

* Một số yếu tố liên quan ảnh hưởng đến thực trạng kiến thức về

các yếu tố nguy CO’ và dấu hiệu SÓTO ờ ĐTNC

Với các yếu tố nguy cơ thấy: Người bệnh có thu nhập trung bình trở lên có kiến thức về các yếu tố nguy cơ tốt hơn người bệnh có thu nhập thấp. Người bệnh làm nghề nông có kiến thức kém hơn các nghề khác. ĐTNC có trình độ học vấn từ THPT trở lên có kiến thức về các yếu tố nguy cơ tốt hơn những người dưới THPT.

Với các dấu hiệu sớm tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê: nghề nghiệp và trình độ học vấn của ĐTNC với các dấu hiệu sớm của đột quỵ. Những người bệnh có nghề nghiệp là công chức, viên chức, hưu trí, có kiến thức về dấu hiệu của đột quỵ tốt hơn nông dân. ĐTNC có trình độ học vấn từ THPT có mức độ kiến thức dấu hiệu sớm cao hơn những người có trình độ học vấn dưới THPT.

KHUYẾN NGHỊ

Từ những kết quà và phân tích trên, nghiên cửu có các khuyến nghị sau:

- Cần nâng cao nhận thức cùa người dân trong cộng đồng hơn nữa để họ hiểu rằng đột quỵ não là một bệnh nguy hiểm hiện nay và có thể phòng ngừa cũng như điều trị được nếu phát hiện sớm.

- Đồng thời nên tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng để người dân hiểu biết nhiều hơn nữa về các yếu tố nguy cơ, các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não giúp người dân phòng ngừa đột quỵ não thông qua nhiều kênh thông tin truyền thông khác nhau, đặc biệt là từ nhân viên y tế, bao gồm cả y tế tuyến cơ sở.

-Trong các buổi tư vấn truyền thông cần có thêm tranh ảnh, để người bệnh có thể nhớ lâu hơn.

DUYỆTĐÈ CƯƠNG

(Họ, tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

Nam Định, ngày 30 tháng ổ năm 202$-

n.HIỆUTRƯỞNG

Tiếng việt:

1. Cù Thị Thanh Tuyền và cộng sự (2019),” Đánh giá nhận thức của người bệnh tăng huyết áp về các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu sớm cùa đột quỵ tại Khánh Hòa ”

2. Dương Đình Chính, Nguyễn Văn Chương và cộng sự (2011), Một số đặc điểm dịch tế học tai biến mạch máu não tại Nghệ An 2000-2007,

tạp chí Y Học Thực Hành.

3. Hoàng Khánh (1996), 6 nghiên cứu mối liên quan giữa thời tiết và tai biến mạch máu não ở người trường thành tại thừa thiên huế, luận án tiến sĩ khoa học y dược, Đại học y Hà Nội

4. Hoàng Khánh (1997), "Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não ở người lớn tại Huế", NC và TTYH. 1, tr. 63-68.

5. Hoàng Khánh (2009), Tai biến mạch máu não - Từ yếu tố nguy cơ đến dự phòng, Trường Đại Học Y Dược Huế, Nhà xuất bản Đại học Huế. 6. . Hội Thần Kinh Học TP. Hồ Chí Minh (2014), Hội nghị về đột quỵ khu

vực châu Á Thái Bình Dương 2014, TP. Hồ Chí Minh,.

7. Lê Thanh Hải, Nguyễn Đức Hoàng và cs (2005), Nghiên cứu Bilan lipid ở bệnh nhân nhồi máu não, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học,đại hôi nội tiết và đái thái đường việt nam lần thứ ba.

8. Lý Thị Kim Thương và cộng sự (2016).” Thực trạng nhận thức của người dân về các yếu tố nguy cơ và biểu hiện cảnh báo của đột quỵ tại phường Tây Sơn, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai năm 2016”

9. Nguyễn Duy Cường và cộng sự (2012),” Một số yếu tố nguy cơ và kết quả điều trị đột quỵ não trên bệnh nhân tăng huyết áp tại Thái Bình’

10. Nguyễn Văn Triệu và cộng sự (2007), "Đánh giá tình ưạng hiểu biết của người dân Hải Dương về đột quỵ", Viện Quân y 7

11. Nguyễn Văn Chương (2010,), "Đại cương đột quỵ não", Bộ môn nội thần kinh, Học viện quân y

12. NgÔ Xuân Thành, Hoàng Khánh và cs (2000)," Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tai biến mạch máu não", Tạp chíy học thực hành. 8(385), tr.

HỌC.

14. Vũ Anh Nhị và cộng sự (2012), Thần kinh học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

15. Vũ Thị Thu Hường và cộng sự (2016),” Nhận thức của người bệnh có nguy cơ cao đột quỵ về các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ tại Đak Lak.”

Tiếng anh

16.. A Hickey và D. Holly (2011), "Knowledge of stroke risk factors and

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức của người dân bị tăng huyết áp về các yếu tổ nguy cơ và dấu hiệu sớm của bệnh đột quỵ tại xã hương ngải huyện thạch thất thành phố hà nội năm 2020 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)