Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ khuyến cáo về hành vi

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức về bệnh và tuân thủ các khuyến cáo về hành vi của người bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương năm 2021 (Trang 42 - 49)

Một số yếu tố như tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nguồn thu nhập, số lần đi khám trong năm và điểm đánh giá kiến thức về THA của người bệnh có mối liên quan với sự tuân thủ các khuyến cáo về hành vi (p < 0,05). Trong đó, kiến thức của người bệnh về THA có một mối liên quan mật thiết, là điều kiện cần của sự tuân thủ các khuyến cáo về hành vi của người bệnh (r = 0,71, p = 0), phải có kiến thức thì mới có tuân thủ. Tuy nhiên, tuổi tác có khá ít sự liên quan đến sự tuân thủ các khuyến cáo về hành vi của người bệnh (χ2 = 11.66, p = 0,02). Tuổi càng cao, có thể đồng thời với số năm bị bệnh THA nhiều, thì lượng

kiến thức về THA tích lũy được của người bệnh càng nhiều, tuy nhiên càng trẻ hơn thì khả năng tiếp thu kiến thức càng lớn. Do vậy có thể thấy được người bệnh trong độ tuổi 60 – 79 có điểm kiến thức cao hơn hẳn, từ đò ảnh hưởng đến sự tuân thủ các khuyến cáo về hành vi của người bệnh. Trình độ học vấn cũng phần nào có ảnh hưởng đến kiến thức về bệnh THA và kiến thức kỹ năng tự chăm sóc của người bệnh, từ đó ảnh hưởng đến sự tuân thủ các khuyến cáo về hành vi của người bệnh (χ2 = 38,16, p = 0). Nghề nghiệp (χ2 = 34,4, p = 0) và nguồn thu nhập (χ2 = 35,13, p = 0) có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiếp xúc của người bệnh và gia đình người bệnh với văn hóa và nguồn tri thức thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ đó nâng cao kiến thức về bệnh THA và kiến thức kỹ năng tự chăm sóc, gián tiếp tác động đến sự tuân thủ của người bệnh. Số lần đi khám trong năm (r = 0,5, p = 0) trực tiếp thể hiện thái độ tuân thủ các khuyến cáo, tư vấn của bác sĩ.

KẾT LUẬN

Bệnh THA có chiều hướng tăng cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội và độ tuổi, do đó cần được quan tâm để tránh những hậu quả vì biến chứng hầu như không hồi phục. Bên cạnh thể bệnh nguyên phát, còn có nhóm bệnh thứ phát. THA nguyên phát chiếm tới 90% tổng số người bệnh THA. THA không được theo dõi và chăm sóc, điều trị không đúng sẽ có những biến nhứng rất nặng nề mà hậu quả của nó vô cùng nặng.

Chăm sóc sức khỏe cho người bị THA tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương mới chỉ đạt được ở mức độ chăm sóc cơ bản, chăm sóc về thuốc và thực hiện y lệnh. Việc giáo dục sức khỏe cho người bệnh còn hạn chế.

Để việc chăm sóc người bệnh bị THA hiệu quả cần có sự phối hợp chăm sóc của các điều dưỡng, người bệnh và người nhà. Sự theo dõi huyết áp thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ các biến chứng có thể xảy ra. Cần phải giải thích cho người bệnh và người nhà hiểu rõ về bệnh THA, cách theo dõi huyết áp và khi nào phải đến cơ sở y tế.

ĐỀ XUẤT 1. Nhân viên y tế

Đối với người bệnh nằm điều trị nội trú tại viện: - Động viên, quan tâm và chia sẻ với người bệnh.

- Giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà người bệnh hiểu rõ về bệnh THA.

- Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng thuốc về thời gian, cách dùng, lý do sử dụng thuốc…với những trường hợp người bệnh chưa tuân thủ đúng quy định dùng thuốc.

- Hướng dẫn người bệnh và người nhà theo dõi các tác dụng phụ của thuốc. Giải thích cho người nhà biết cách xử trí với những biểu hiện bất thường của bệnh cũng như tác dụng phụ của thuốc.

- Nhân viên y tế hướng dẫn cho người bệnh kỹ năng tự theo dõi huyết áp hoặc tự nhận biết các dấu hiệu của THA để xử trí kịp thời.

- Phục hồi chức năng sau khi người bệnh điều trị ổn định. Hướng dẫn và hỗ trợ người bệnh cách tự chăm sóc bản thân, vệ sinh cá nhân. Sắp xếp giường bệnh gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.

- Các liệu pháp tâm lý - xã hội chủ yếu hướng vào việc tác động lên trạng thái tâm lý của người bệnh, giúp người bệnh có tâm trạng thoải mái vui vẻ, nâng cao sự tự tin, hình thành sự lạc quan tin tưởng vào quá trình điều trị.

- Hướng dẫn người bệnh và gia đình người bệnh các phương pháp phòng bệnh.

2. Mạng lưới y tế cấp cơ sở

Quản lý người bệnh THA tại y tế cơ sở

- Có lịch thăm khám bệnh cho người bệnh THA tại gia đình nhằm nắm rõ hoàn cảnh kinh tế và yếu tố ảnh hưởng đến bệnh THA.

- Hướng dẫn người bệnh khám bệnh định kỳ hàng tháng, hàng quý. - Tích cực vận động người bệnh tham gia bảo hiểm y tế.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho người bệnh và gia đình người bệnh. Đối tượng học viên trong lớp là các thành viên trong gia đình người bệnh bị THA. Sắp xếp thời gian đào tạo phù hợp với điều kiện hoàn cảnh để đạt hiệu quả cao nhất, mục đích cung cấp thêm kiến thức về bệnh cũng như các kỹ năng chăm sóc người bệnh, phát hiện sớm các biến chứng để xử trí kịp thời tránh để lại di chứng.

- Tăng cường công tác truyền thông trên loa đài, tờ rơi, áp phích tại địa phương giúp người dân nắm bắt được tác hại do bệnh THA gây ra, có ý thức về bệnh để có cách phòng tránh và thăm khám điều trị kịp thời.

3. Gia đình người bệnh

- Trước tiên người nhà người bệnh phải xác định việc chăm sóc người bệnh THA không phải chỉ dựa vào thuốc là đủ, mà cần dựa vào sự quan tâm chăm sóc từ phía gia đình, đặc biệt là chăm sóc tâm lý để giúp đỡ người bệnh yên tâm điều trị.

- Gia đình người bệnh cần nắm rõ được những nguy cơ làm cho bệnh ngày càng nặng lên như tâm trạng lo lắng, buồn chán, phiền muộn…

- Khi người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê, liệt, sa sút thì gia đình cần vệ sinh cho người bệnh khi họ không thể tự làm được.

- Bố trí thời gian tham gia đầy đủ các lớp tập huấn kiến thức về bệnh và chăm sóc người bệnh THA.

- Quản lý thuốc chặt chẽ và cho người bệnh uống thuốc đều hàng ngày theo đơn và hướng dẫn của bác sĩ.

- Phát hiện kịp thời các triệu chứng của bệnh hay tác dụng phụ của thuốc, để kịp thời báo cáo ngay cho bác sĩ chuyên khoa.

- Tuyệt đối gia đình không tỏ thái độ lạnh nhạt, thờ ơ,bỏ rơi người bệnh. - Gia đình không nên mê tín dị đoan, cúng bái cho người bệnh, khi có biểu hiện các triệu chứng của bệnh cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế khám và điều trị.

4. Bệnh viện

- Đào tạo liên tục, đào tại lại hàng năm cho các bác sĩ trẻ, các điều dưỡng viên, các bác sĩ trong bệnh viện giúp họ cập nhật những kiến thức mới, những phương pháp điều trị mới cho người bệnh đạt kết quả tốt hơn.

- Trung tâm tim mạch của Bệnh viện liên tục cập nhật các phương pháp điều trị tiên tiến của tuyến trên giúp việc điều trị ngày càng đạt kết quả cao hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế - Bệnh viện Bạch Mai (2012), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa. Hà Nội, Nhà xuất Bản Y học.

2. Bộ Y tế (2010), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp” số 3192/QĐ-BYT ngày 31/8/2010.

3. Bộ Y tế (2004), “Thông tư hướng dẫn thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi”, số 2 BYT ngày 20/1/2004.

4. Chính Phủ (2011), “Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi”, 06/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011. 5. Hội Tim Mạch học Việt Nam, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu tim mạch

học Việt Nam. Hội nghị Tim mạch toàn quốc lần thứ 11.

6. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Đỗ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Bạch Yến (1998), “Đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội”, Tạp chí Tim mạch học, số 33, trang 9-34.

7. Phạm Thị Kim Lan (2002), Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của người tăng huyết áp tại nội thành Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, trường Đại Học Y Hà Nội.

8. Hội Tim mạch học Việt Nam (2015), Khuyến cáo về chẩn đoán, điều trị & dự phòng tăng huyết áp 2015. Nguồn: vnha.org.vn.

9. Dieutri (2013), Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp. Nguồn: www.dieutri.vn.

10.Chobanian AV, Bakris GL, Black HR, et al (2003): For the national high blood pressure education program coordinating commite. 7th Report of the Joint national Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and treatment of hight blood pressure Hypertension; 42: 398 – 404.

11.Field LE, Burt VL, Cutler JA, Hughes, Roccella EJ, Sorlie P (2004): The burden of aldult hypertension in the United States, 1999 – 2000: a rising tide. Hypertension; 44: 398 - 404.

12.Nguyễn Lân Việt (2004), Áp dụng một số giải pháp can thiệp thích hợp để phòng tăng huyết áp tại cộng đồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức về bệnh và tuân thủ các khuyến cáo về hành vi của người bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương năm 2021 (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)