Chăm sóc người bệnh tăng huyết áp

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức về bệnh và tuân thủ các khuyến cáo về hành vi của người bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương năm 2021 (Trang 27)

THA thường là một bệnh mạn tính, tiến triển ngày càng nặng dần, nhiều biến chứng rất nguy hiểm có thể đe doạ tính mạng người bệnh nếu chúng ta không điều trị và chăm sóc chu đáo. Vì vậy người điều dưỡng khi tiếp xúc với người bệnh cần phải nhẹ nhàng, ân cần và biết thông cảm [9].

* Đánh giá bằng cách hỏi bệnh

Trạng thái tinh thần của người bệnh: lo lắng, sợ hãi… Có biết bị THA không và thời gian bị THA?

Thuốc và cách điều trị THA như thế nào? Đã bao giờ bị liệt hay bị yếu tay chân chưa?

Có hay nhức đầu, mất ngủ hay nhìn có bị mờ không? Gần đây nhất có dùng thuốc gì không?

Có buồn nôn, nôn và rối loạn tiêu hoá không? Có bị bệnh thận trước đây không?

Có bị sang chấn về thể chất hay tinh thần không? Tình trạng đi tiểu: số lượng và màu sắc? [9]. * Đánh giá bằng quan sát

Tình trạng tinh thần của người bệnh: mệt mỏi, tỉnh táo hay hôn mê. Tuổi trẻ hay lớn tuổi.

Tự đi lại được hay phải giúp đỡ. Người bệnh mập hay gầy. Tình trạng phù.

Các dấu hiệu khác [9]. * Thăm khám người bệnh

Quan trọng là đo dấu hiệu sống, trong đó huyết áp là dấu quan trọng nhất, đo huyết áp nhiều lần trong ngày. Phải chú ý đến cả huyết áp tối đa và tối thiểu. Ngoài ra cần chú ý các dấu chứng khác như: tình trạng suy tim, các dấu ngoại biên, số lượng nước tiểu, tình trạng phù… [9].

Kiểm tra hồ sơ bệnh án cũ, các thuốc đã dùng và cách sử dụng thuốc. Thu thập thông tin qua gia đình [9].

1.5.2. Chẩn đoán điều dưỡng

Qua thu thập các nhu cầu ở người bệnh THA, thì một số chẩn đoán về điều dưỡng có thể có ở người bệnh THA:

- Nhức đầu do tình trạng THA. - Mất ngủ do nhức đầu.

- Hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu não. - Nguy cơ nhồi máu cơ tim do THA [9]. 1.5.3. Lập kế hoạch chăm sóc

Qua khai thác các dấu hiệu và triệu chứng trên giúp cho người điều dưỡng có được các chẩn đoán chăm sóc. Người điều dưỡng cần phân tích, tổng hợp và đúc kết các dữ kiện để xác định nhu cầu cần thiết của người bệnh, từ đó lập ra kế hoạch chăm sóc cụ thể. Khi lập kế hoạch chăm sóc phải xem xét đến toàn trạng người bệnh, đề xuất vấn đề ưu tiên, vấn đề nào cần thực hiện trước và vấn đề nào thực hiện sau tuỳ từng trường hợp cụ thể [9].

* Chăm sóc cơ bản

Để người bệnh nghỉ ngơi, nằm ở tư thế đầu cao.

Giải thích cho người bệnh và gia đình về tình trạng bệnh tật. Ăn đầy đủ năng lượng và nhiều hoa quả tươi.

Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.

Hướng dẫn người bệnh cách tự theo dõi các tác dụng phụ của thuốc [9]. * Thực hiện các y lệnh

Cho người bệnh uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ định. Làm các xét nghiệm cơ bản [9].

* Theo dõi

Theo dõi một số xét nghiệm như: bilan lipid máu, điện tim, siêu âm, soi đáy mắt.

Theo dõi tác dụng phụ của thuốc [9]. * Giáo dục sức khoẻ

Người bệnh và gia đình cần phải biết các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi làm THA cũng như cách phát hiện các dấu chứng THA, cách phòng, điều trị và theo dõi người bệnh THA [9].

1.5.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Đặc điểm của người bệnh THA là tiến triển kéo dài và ngày càng nặng dần nếu không được điều trị và chăm sóc tốt. Bệnh để lại di chứng rất nặng và có thể tử vong do những biến chứng của bệnh hoặc do tai biến điều trị [9]. 1.5.4.1. Thực hiện chăm sóc cơ bản

Đặt người bệnh nằm nghỉ, tránh lao động trí óc căng thẳng, lo lắng quá độ, nên tập thể dục nhẹ, đi bộ thư giãn, bơi lội.

Động viên, trấn an người bệnh để an tâm điều trị.

Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, đặc biệt là tình trạng THA. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể để theo dõi có thể từ 15 phút cho đến 2 giờ đo một lần.

Luôn giữ ấm cơ thể người bệnh.

Ăn uống đủ năng lượng, nhiều sinh tố và hạn chế muối dưới 5g muối, hạn chế mỡ, các chất béo động vật, kiêng rượu, thuốc lá, chè đặc.

Tránh các yếu tố kích thích cho người bệnh.

Vệ sinh sạch sẽ: hàng ngày vệ sinh răng miệng và da để tránh các ổ nhiễm khuẩn, phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị cho người bệnh. áo quần, vải trải giường và các vật dụng khác phải luôn được sạch sẽ [9]. 1.5.4.2. Thực hiện các y lệnh

Thuốc dùng: thực hiện đầy đủ các y lệnh khi dùng thuốc, như: các thuốc tiêm, thuốc uống. Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất thường phải báo cho bác sĩ biết.

Thực hiện các xét nghiệm: công thức máu, ure và creatinin máu, điện tim, protein niệu, soi đáy mắt, siêu âm tim và chụp X quang tim phổi [9].

1.5.4.3. Theo dõi

Dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt, HA, nhịp thở. Tình trạng tổn thương mắt, thận và tim mạch.

Tình trạng sử dụng thuốc và các biến chứng do thuốc gây ra, đặc biệt chú ý các thuốc có thể gây hạ HA tư thế đứng hay các thuốc hạ HA mạnh.

Các biến chứng của THA [9]. 1.5.4.4. Giáo dục sức khoẻ

Giáo dục cho người bệnh và gia đình về các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi làm THA.

Giáo dục cho người bệnh và gia đình cách phát hiện các dấu chứng THA, cách phòng, điều trị và theo dõi người bệnh THA.

Dự phòng cấp I: đối với những người chưa bị THA cần lưu ý vấn đề sinh hoạt hàng ngày nhất là các thói quen có hại sức khỏe phải khám định kỳ để phát hiện THA hay các bệnh liên quan. Trong đối tượng này chú ý đến những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao cho dù những lần đầu chưa phát hiện THA nhưng cần trao đổi tuyên truyền để phối hợp dự phòng cùng nhân viên y tế tuyến trước.

Dự phòng cấp II: đối với người đã THA, cần phải chặt chẽ hơn nữa trong chế độ ăn uống, nghỉ ngơi theo dõi HA đều đặn và có kế hoạch điều trị ngoại trú để theo dõi tiến triển, tác dụng phụ của thuốc [9].

1.5.4.4. Đánh giá quá trình chăm sóc

Tình trạng người bệnh sau khi đã thực hiện y lệnh, thực hiện kế hoạch chăm sóc so với lúc ban đầu:

Đánh giá công tác chăm sóc và thực hiện các y lệnh đối với người bệnh. Đánh giá tình trạng huyết áp.

Đánh giá về tinh thần, vận động.

Đánh giá cách giải quyết các nguyên nhân.

Đánh giá chăm sóc điều dưỡng cơ bản có được thực hiện và có đáp ứng được với yêu cầu của người bệnh không?

Những vấn đề sai sót hoặc thiếu hay các nhu cầu phát sinh mới cần bổ sung vào kế hoạch chăm sóc để thực hiện trên người bệnh.

Yếu tố kinh tế trong điều trị vì đây là một liệu trình lâu dài, tốn kém [9]. 1.6. Phòng bệnh

Giảm cân nặng: Duy trì BMI lý tưởng (20-25kg/m3).

Hạn chế muối ăn: Giảm lượng muối ăn < 100 mmol/ngày (< 2,4g/ngày tương đương với khoảng 6g muối ăn natri clorid).

Chế độ dinh dưỡng ngăn ngừa THA: Ăn nhiều trái cây, rau, ít mỡ (giảm chất béo toàn phần và loại bão hòa), duy trì đủ kali, calci và magnesi.

Vận động thân thể: Khuyến khích tập thể dục mức độ vừa hoặc đi bộ 30 phút/ngày.

Hạn chế sử dụng chất kích thích: Bỏ thuốc lá, uống chất có cồn điều độ (nam < 21 đơn vị/tuần, nữ < 14 đơn vị/tuần). Ủy ban quốc gia Hoa Kỳ về phòng chống tăng huyết áp JNC-VII khuyên mỗi ngày chỉ nên uống không quá 1 ounce đối với nam và 1/2 ounce đối với nữ (1 ounce khoảng 29,6 ml rượu whisky).

Cân bằng Duy trì đủ chế độ kali qua chế độ ăn. Duy trì calci và magnesi cần thiết.

Theo dõi HA [8],[9].

1.7. Quy trình đánh giá hoạt động chăm sóc người cao tuổi tăng huyết áp 1.7.1. Tiếp đón, thăm khám khi vào viện 1.7.1. Tiếp đón, thăm khám khi vào viện

Người bệnh được tiếp đón, khám tại phòng khám và khoa cấp cứu sau đó chuyển về các khoa Nội tim mạch, khoa thần kinh nếu người bệnh có diễn biến nặng sẽ chuyển về khoa Hồi sức tích cực nằm điều trị.

1.7.2. Đánh giá

* Đánh giá bằng cách hỏi bệnh

Trạng thái tinh thần của người bệnh: lo lắng, sợ hãi… Có biết bị THA không và thời gian bị THA?

Thuốc và cách điều trị THA như thế nào? Đã bao giờ bị liệt hay bị yếu tay chân chưa?

Có hay nhức đầu, mất ngủ hay nhìn có bị mờ không? Gần đây nhất có dùng thuốc gì không?

Có buồn nôn, nôn và rối loạn tiêu hoá không? Có bị bệnh thận trước đây không?

Có bị sang chấn về thể chất hay tinh thần không? Tình trạng đi tiểu: số lượng và màu sắc?

* Đánh giá bằng quan sát

Tình trạng tinh thần của người bệnh: mệt mỏi, tỉnh táo hay hôn mê. Tuổi trẻ hay lớn tuổi.

Tự đi lại được hay phải giúp đỡ. Người bệnh mập hay gầy. Tình trạng phù.

Các dấu hiệu khác. * Thăm khám người bệnh

Quan trọng là đo dấu hiệu sinh tồn, trong đó HA là dấu hiệu quan trọng nhất, đo HA nhiều lần trong ngày. Phải chú ý đến cả HA tối đa và tối thiểu. Ngoài ra cần chú ý các dấu chứng khác như: tình trạng suy tim, các dấu ngoại biên, số lượng nước tiểu, tình trạng phù…

1.7.3. Thu nhận thông tin

Kiểm tra hồ sơ bệnh án cũ, các thuốc đã dùng và cách sử dụng thuốc. Thu thập thông tin qua gia đình.

CHƯƠNG 2. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1. Thực trạng vấn đề cần giải quyết

Bệnh viện Đa khoa tỉnh hải Dương, được thành lập bắt đầu hoạt động vào ngày 05/9/1906, tiền thân là Nhà thương Hải Dương. Trải qua hơn 100 năm phát triển và trưởng thành, đến nay Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương đã trở thành một bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng I. Ngày nay, với quy mô 950 giường bệnh, bệnh viện đã phát triển lớn mạnh trở thành bệnh viện đa khoa hạng 1 của toàn tỉnh, cơ sở hạ tầng có trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác chuẩn đoán và điều trị người bệnh như máy; MIR, CT 64 dãy, CT 128 dãy…

Với đội ngũ cán bộ trình độ ngày một nâng cao tỷ lệ bác sỹ, điều dưỡng và trình độ của cán bộ chủ chốt của bệnh viện đạt quy định của bệnh viện chuyên khoa hạng I. Hiện tại: có 210 bác sỹ trong đó tiến sỹ: 06, chuyên khoa II: 12, thạc sỹ: 53 bác sỹ chuyên khoa I: 52, và 557 điều dưỡng, sau đại học: 06, đại học: 310 trên tổng số 1044 cán bộ nhân viên; Bệnh viện có 26 khoa lâm sàng, 06 khoa cận lâm sàng và các phòng ban chức năng. Với đội ngũ công chức, viên chức đông đảo và tài năng, bệnh viện đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, được người dân trong tỉnh tin yêu tín nhiệm, được bạn bè đồng nghiệp giá cao.

Người bệnh được chẩn đoán là THA nằm rải rác ở tất cả các khoa lâm sàng của bệnh viện vì THA có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, giới nam hay giới nữ.

Ở chuyên đề này tôi nhấn mạnh tới những người bệnh đang điều trị tại TTTM Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương.

Trong trung tâm có rất nhiều các mặt bệnh về HA khác nhưng tôi đi sâu và nhấn mạnh về những người bệnh được chẩn đoán là THA.

Thực tế người bệnh THA ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương được chăm sóc như nhau, trừ một số người bệnh được người nhà chăm sóc, sau đây là một

trường hợp bệnh cụ thể về chăm sóc người bệnh THA tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương.

2.2. Những vấn đề cụ thể

Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm Phân loại Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Giới Nam 34 60,7 Nữ 22 39,3 Nhóm tuổi < 60 11 19,6 61 – 80 40 71,4 > 80 5 9,0 Nghề nghiệp Cán bộ hành chính, hưu trí 18 32,1 Nghề nông 27 48,2 Buôn bán 5 8,9 Khác 6 10,7 Trình độ học vấn Trung cấp trở lên 13 23,2 Trung học phổ thông 31 55,4 Trung học cơ sở 12 21,4 Tiểu học 0 0 Dưới tiểu học 0 0 Nguồn thu nhập

Lương tháng, lương hưu 20 35,7 Chăn nuôi, trồng trọt, buôn

bán 32 57,1 Khác 4 7,1 Thời gian bị bệnh ≤ 2 năm 5 8,9 3 – 6 năm 8 14,3 7 – 10 năm 11 19,6 > 10 năm 32 57,1 < 4 lần 0 0

Đặc điểm Phân loại Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Số lần đi khám trong năm 4 – 7 lần 29 51,8 8 – 11 lần 5 8,9 >=12 lần 14 25 Tiền sử HATĐ cao nhất < 140 0 0 140 – 159 10 17,9 160 – 179 32 57,1 ≥ 180 14 25 Tiền sử HATT cao nhất < 90 0 0 90 – 99 35 62,5 100 – 109 19 33,9 ≥ 110 2 3,6 Tổng 56 100

Nhận xét: Trong số 56 đối tượng nghiên cứu có 60,7% là nam và 39,3% nữ. Tỷ lệ đối tượng dưới 60 tuổi chiếm 19,6%, từ 60 đến 80 tuổi chiếm 71,4%. Có 48,2% đối tượng nghiên cứu làm nghề nông, 32,1% là cán bộ hành chính hoặc hưu trí. Đối tượng học hết trung học trung học phổ thông chiếm 55,4%, trung cấp trở lên chiếm 23,2%. Có 57,1% số người có nguồn thu nhập từ chăn nuôi và trồng trọt. Có tới 57,1% người bệnh có thời gian bị bệnh trên 10 năm. Đa số người bệnh chỉ đi khám 4 – 7 lần/năm (51,8%).

Bảng 3.2. Kiến thức của người bệnh về THA

Kiến thức Mức đánh giá Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Hiểu biết về chế độ ăn

Không biết 3 5,4

Biết nhưng không đầy

đủ 32 57,1

Biết đầy đủ 21 37,5

Kiến thức Mức đánh giá Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Hiểu biết về chế độ

vận động

Biết nhưng không đầy

đủ 27 48,2

Biết đầy đủ 20 35,7

Hiểu biết về lối sống phù hợp

Không biết 9 16,1

Biết nhưng không đầy

đủ 26 46,4

Biết đầy đủ 21 37,5

Khi nào phải hỏi ý kiến bác sĩ

Không biết 10 17,9

Biết nhưng không đầy

đủ 34 60,7

Biết đầy đủ 12 21,4

Kể tên các loại thuốc đang dùng

Không biết 10 17,9

Biết nhưng không đầy

đủ 35 62,5 Biết đầy đủ 11 19,6 Mức độ nhận thức Kém 10 17,9 Trung bình 35 62,5 Tốt 11 19,6 Tổng 56 100

Nhận xét: Liên quan đến kiến thức có các nội dung về chế độ ăn, chế độ vận động, lối sống phù hợp, dấu hiệu nguy hiểm cần đi khám, tên một số thuốc hạ HA thông thường. Kết quả cho thấy có 62,5% số người bệnh có mức độ kiến thức về bệnh THA ở mức độ trung bình, có hiểu biết nhưng không đầy đủ, 19,6% số người bệnh có kiến thức tương đối đầy đủ, và còn 17,9% số người bệnh hiểu biết kém về bệnh THA. Đối với từng chủ đề về kiến thức, tỉ lệ người bệnh biết đầy đủ cao nhất là về chế độ ăn (37,5%), về chế độ vận động (35,7%), về lối sống phù hợp (37,5%).

Tuân thủ các khuyến cáo về hành vi

Hành vi Mức đánh giá Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Ăn giảm mặn Không 2 3,6 Rất ít (< 25% số ngày) 2 3,6 Ít (25 – 50% số ngày) 31 55,4 Thường xuyên (50 – 75% số ngày) 1 1,8 Rất thường xuyên (> 75% số ngày) 20 35,7

Ăn giảm mỡ

Không 1 1,8

Rất ít (< 25% số ngày) 3 5,4 Ít (25 – 50% số ngày) 31 55,4 Thường xuyên (50 – 75% số ngày) 1 1,8 Rất thường xuyên (> 75% số ngày) 20 35,7

Giảm/cai rượu bia

Không 3 5,4

Rất ít (< 25% số ngày) 3 5,4 Ít (25 – 50% số ngày) 24 42,9 Thường xuyên (50 – 75% số ngày) 4 7,1 Rất thường xuyên (> 75% số ngày) 22 39,3

Giảm/cai thuốc lá/ thuốc lào Không 3 5,4 Rất ít (< 25% số ngày) 2 3,6 Ít (25 – 50% số ngày) 23 41,1 Thườn”g xuyên (50 – 75% số ngày) 6 10,7 Rất thường xuyên (> 75% số ngày) 22 39,3

Tăng cường vận động thể lực Không 3 5,4 Rất ít (< 25% số ngày) 6 10,7 Ít (25 – 50% số ngày) 41 73,2 Thường xuyên (50 – 75% số ngày) 4 7,1 Rất thường xuyên (> 75% số ngày) 2 3,6 Theo dõi

huyết áp tại nhà

Không đo huyết áp 4 7,1

Không có máy đo, thỉnh thoảng nhờ

Hành vi Mức đánh giá Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Có máy đo, thỉnh thoảng mới đo 20 35,7

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức về bệnh và tuân thủ các khuyến cáo về hành vi của người bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương năm 2021 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)