Thực trạng kiến thức về các yếu tố nguy cơ và biện pháp phòng ngừa đợt cấp ở ngườ

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức về các yếu tố nguy cơ và biện pháp phòng ngừa đợt cấp ở người bệnh COPD điều trị tại viện tim mạch bệnh viện bạch mai (Trang 27 - 37)

phòng ngừa đợt cấp ở người bệnh COPD điều trị tại Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai.

2.2.1 Đối tượng khảo sát và phương pháp thu thập số liệu

Để đánh giá thực trạng kiến thức về cách phòng bệnh tái phát đợt cấp COPD của người bệnh, chúng tôi đã xây dựng bộ câu hỏi và khảo khát người bệnh để thu thập số liệu.

Đối tượng khảo sát: Người bệnh có chẩn đoán COPD đang điều trị tại khoa Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai.

Tiêu chí lựa chọn:

- Người bệnh nằm điều trị tại Viện Tim Mạch trong thời gian từngày 15/07/2021 đến ngày 25/09/2021.

-Tựnguyện đồng ý tham gia.

Tiêu chí loại trừ:Người bệnh không đồng ý tham gia khảo sát hoặc không trả lời đầy đủ các câu của bộcâu hỏi.

Thu thập số liệu:Phỏng vấn trực tiếp người bệnh bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn gồm 4 phần câu hỏi, cụ thể như sau:

- Phần A: thông tin chung về đối tượng khảo (gồm 07câu); - Phần B: kiến thức chung về bệnh COPD (gồm 03 câu);

- Phần C: kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng, điều trị bệnh COPD (gồm 04 câu);

- Phần D: kiến thức về yếu tố nguy cơ và cách phòng tái phát đợt cấp bệnh COPD (gồm 2câu)

Tiêu chuẩn đánh giá: Người bệnh thực hiện trảlời các câu hỏi Phần B, C và D theo hình thức chọn có/không; 01 hay nhiều câu trảlời cho mỗi một câu hỏi.

Chuyên đề đã lựa chọn được 40 người bệnh đủ tiêu chuẩn tham gia phỏng vấn.

2.2.2 Kết quả khảo sát

2.2.2.1 Đặc điểm chung của nhóm người bệnh nghiên cứu  Đặc điểm nhân khẩu học

Biểu đồ 2.1 Phân bố người bệnh theo giới (n=40)

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh nam giới chiếm tỉ lệ 85%, nữ giới chiếm tỉ lệ 15%. Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hiếu (2008) tại BV Bạch Mai nam 89,4%, nữ 10,6% và của Nguyễn Thị Trang (2019) tại BV Phổi Trung ương nam 86,7% nữ 13,3%.

Biểu đồ 2.2 Phân bố người bệnh theo nhóm tuổi

Nhận xét: Nhóm người bệnh 60-70 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 60%. Nhóm >70 tuổi là 32.5%, ít nhất là nhóm <60 tuổi với 7.5%. Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hiếu (2008) tại BV Bạch Mai với 60-70 tuổi là 63.1%, >70 tuổi 33.8%, <60 tuổi 3.1% và của Nguyễn Thị Trang (2019) tại BV Phổi Trung ương với 60-70 tuổi là 56.7%, >70 tuổi 36.7%, <60 tuổi 6.6%.

Đặc điểm nghề nghiệp

Biểu đồ 2.3. Phân bố người bệnh theo nghề nghiệp

Nhận xét: Nhóm người bệnh lao động chân tay chiếm tỉ lệ cao nhất là 55%. Nhóm lao động trí óc chiếm 35%, ít nhất là nhóm lao động tự do 10%. Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hiếu (2008) tại BV Bạch Mai với nhóm người bệnh lao động chân tay chiếm tỉ lệ cao nhất là 52.8%, nhóm lao động trí óc chiếm 34%, ít nhất là nhóm lao động tự do 13,2%.

2.2.2.2 Kiến thức về yếu tố nguy cơ và biện pháp phòng ngừa đợt cấp ở người bệnh COPD của nhóm người bệnh nghiên cứu.

Bảng 2.1 Kiến thức chung về bệnh COPD. STT

câu hỏi

Kiến thức chung về COPD

Lựa chọn N Tỉ lệ % 1 Biết mình bị bệnh phổi gì Viêm phổi 2 5% COPD 35 87.5% Hen phế quản 3 7.5%

Giãn phế quản 0 0% 2 Đặc điểm bệnh COPD COPD là bệnh lý "mạn tính" 25 62.5% Thường nặng hơn

theo thời gian 20 50%

Không rõ 5 12.5%

3 Nguyên nhân mắc COPD

Hút thuốc 35 87.5%

Yếu tố môi trường 30 75% Nhiễm trùng hô hấp 20 50% Tăng tính phản ứng phế quản 10 25% Thiếu α1- antitrypsin 5 12.5% 4 Triệu chứng lâm sàngthường gặp COPD Khó thở, thở khò khè 34 85% Ho khạc đờm kéo dài 35 87,5% Thường xuyên khạc đờm buổi sáng 33 82,5% Không biết 5 12.5%

Bảng 2.1 cho thấy, đa số người bệnh đều biết bệnh của mình là COPD, chiếm tỉ lệ 87.5%, tuy nhiên chỉ có 62.5% người bệnh biết đặc điểm COPD là bệnh lý mạn tính, 50% cho rằng bệnh sẽ nặng dần lên theo thời gian.Về nguyên nhân,đa số người bệnh biết hút thuốc lá và yếu tố môi trường là các nguyên nhân chính và thường gặp, chiếm trên 75%, tuy nhiên các nguyên

nhân khác lại ít được biết đến hơn, chiếm tỉ lệ đều dưới 50%. Về triệu chứng lâm sang thường gặp của bệnh COPD có trên 80% người bệnh trả lời đúng.

Bảng 2.2 Kiến thức về yếu tố nguy cơ và nhận biết đợt cấp COPD STT

câu hỏi

Kiến thức về yếu tố nguy cơ và nhận biết đợt cấp COPD

Lựa chọn

N %

1

Yếu tố nguy cơ khởi phát đợt cấp COPD là

Hút thuốc (cả chủ

động và thụ động) 35 87.5% Ô nhiễm môi trường

(khói, bụi) 38 95% Tuổi cao 20 50% COPD mức độ nặng 30 75% Bệnh đồng mắc 12 30% 2 Triệu chứng đợt cấp COPD là gì Khó thở tăng 40 100% Ho khạc đờm tăng 38 95% Thay đổi tính chất đờm 32 80% Triệu chứng khác 10 25% 3 Thuốc chữa COPD có dạng hít, khí dung không Có 38 95% Không 0 0% Không biết 2 5% 4 COPD giai đoạn ổn định có cần điều trị không Có 38 95% Không 2 5% Không biết 0 0%

Bảng 2.2 cho thấy, đa số người bệnh biết rằng, hút thuốc (chủ động hay thụ động), ô nhiễm môi trường, tuổi cao, COPD mức độ nặng là các yếu tố nguy cơ khởi phát đợt cấp. Tuy nhiên chỉ có 30% người bệnh biết rằng

các bệnh đồng mắc như tim mạch, đái tháo đường, loãng xương là các yếu tố nguy cơ lớn khởi phát đợt cấp COPD. Bảng cũng cho thấy đa số người bệnh biết về thuốc điều trị COPD cũng như sự cần thiết phải điều trị tại nhà, tuy nhiên vẫn có 5% chưa nắm được vấn đề này. Do đó việc giáo dục cho các người bệnh vào thời điểm ra viện là rất quan trọng. Ngoài ra, việc người bệnh sử dụng thuốc đúng cách hay không cũng chưa được đề cập đến. Ngoài ra, đa số người bệnh, từ 80-100% nhận biết được 3 triệu chứng rõ ràng của đợt cấp COPD, cho thấy đa số người bệnh hiểu được và nhận biết được khi nào họ đang mắc đợt cấp COPD, khi nào không.

Bảng 2.3 Kiến thức phòng bệnh và phòng tái phát đợt cấp COPD STT nhóm câu hỏi Phòng bệnh COPD Lựa chọn N % 1 Các biện pháp phòng COPD Không hút thuốc 25 62.5%

Cai hút thuốc (nếu có) 30 75% Tránh khói bụi, nơi ô

nhiễm 35 87.5%

Ăn uống điều độ 30 75%

Tiêm vaccine phòng 15 37.5% Không biết 0 0% 2 Các biện pháp phòng bệnh và phòng tái phát đợt cấp COPD Cai thuốc 30 75%

Tránh khói bụi, hóa chất 35 87.5% Tập thở, tập vận động 32 80%

Tránh lạnh, giữ ấm 20 50%

Tuân thủ thuốc của bác sĩ 36 90%

Sử dụng thuốc đúng cách 38 95%

Tiêm vaccine phòng 10 25%

Khám lại định kỳ 36 90%

Bảng 2.3 cho thấy:

- Kiến thức phòng bệnh COPD về các biện pháp như không hút thuốc, cai thuốc (nếu có hút) còn chưa cao (<75%). Điều này cho thấy cần phải tuyên truyền, tư vấn về cai nghiện thuốc lá và hút thuốc lá thụ động cũng như gánh nặng bệnh tật của thuốc lá gây ra đối với sức khỏe con người trong cộng đồng và xã hội. Đặc biệt với những người bệnh đang nằm điều trị tại bệnh viện.

- Kiến thức về phòng tái phát đợt cấp COPD về cai thuốc, tránh khói bụi, lạnh, luyện tập, dinh dưỡng là tương đối tốt, tuy nhiên tỉ lệ chỉ ở mức khá, đều dưới 90%, và cần nâng cao hơn nữa. Hướng dẫn người bệnh cách tập thở, tập thể dục vận động tại nhà cũng như chế độ ăn, dinh dưỡng phù hợp với COPD và các các bệnh đồng mắc phối hợp khác. Qua đó người bệnh chia sẻ biết thêm kiến thức về COPD và biết nên tự chăm sóc bản thân, giúp góp phần thêm lạc quan yêu đời nâng cao chất lượng cuộc sống phòng tái phát đợt cấp của bệnh COPD.

- Cả hai biện pháp về dự phòng COPD và dự phòng tái phát đợt cấp COPD tỉ lệ tiêm vaccin phòng các bệnh cúm, viêm phổi phế cầu đều thấp chiếm 25%-37.5%.

* Kiến thức về sử dụng bình xịt định liều

Kiến thức về sử dụng bình xịt định liều Lựa chọn

n %

Kiến thức các bước sử

Lắc đều bình thuốc trước khi

dụng bình

xịt định liều Trước khi xịt thuốc thở ra chậm 28 70% Hít vào chậm và sâu đồng

thời ấn bình xịt 16 40%

Nín thở10 giây sau khi xịt 36 90%

Không biết 10 25%

- Kiến thức về kĩ thuật thực hành bình xịt định liều, các bước “lắc đều bình thuốc, mở nắp bình thuốc, thở ra hết sức và nín thở, nín thở và thở ra” đạt tỉ lệ cao, trên 70%. Bước “ngậm kín miệng và xịt” đạt tỉ lệ còn thấp, chỉ 40%. * Kiến thức về tập thở Kiến thức về tập thở Lựa chọn n % Tập thở Ngồi đúng tư thế 32 80% Đặt tay lên bụng và ngực 26 65 Hít vào 12 30 Thở ra chậm 16 40

Đa số người bệnh chưa biết cách tập chính xác khi có 3 trong số 4 bước chưa đạt tỉ lệ thực hiện đúng cao (<70%)

CHƯƠNG 3 BÀN LUẬN

3.1 Thực trạng kiến thức về các yếu tố nguy cơ và biện pháp phòng ngừa đợt cấp ở người bệnh COPD điều trị tại Viện Tim Mạch – Bệnh ngừa đợt cấp ở người bệnh COPD điều trị tại Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai.

- Nhóm người bệnh lao động chân tay chiếm tỷ lệ cao nhất 55%. Tỉ lệ này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Liêm và cộng sự. Do điều kiện địa lý và nghề nghiệp nên việc quan tâm đến việc phòng bệnh cũng như theo dõi sức khỏe thường xuyên còn nhiều hạn chế.

- Đa số người bệnh đều biết bệnh của mình là COPD, chiếm tỉ lệ 87.5%, tuy nhiên chỉ có 62.5% người bệnh biết đặc điểm COPD là bệnh lý tắc nghẽn luồng khí thở ra không hồi phục.Về nguyên nhân,đa số người bệnh biết hút thuốc lá và yếu tố môi trường là các nguyên nhân chính và thường gặp, chiếm trên 75%, tuy nhiên các nguyên nhân khác lại ít được biết đến hơn, chiếm tỉ lệ đều dưới 50%. Tỉ lệ này khá tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Huyền và cộng sự (tỉ lệ biết nguyên nhân là hút thuốc 90%, các tỉ lệ nguyên nhân khác dưới 60%).

- Có từ 80-100% nhận biết được 3 triệu chứng rõ ràng của đợt cấp COPD, cho thấy đa số người bệnh hiểu được và nhận biết được khi nào họ đang mắc đợt cấp COPD, khi nào không, tuy nhiên chỉ có 30% người bệnh biết rằng các bệnh đồng mắc như tim mạch, đái tháo đường, loãng xương là các yếu tố nguy cơ lớn khởi phát đợt cấp COPD.

- Kiến thức về phòng tái phát đợt cấp COPD về cai thuốc, tránh khói bụi, lạnh, luyện tập, dinh dưỡng là tương đối tốt, tuy nhiên tỉ lệ chỉ ở mức khá, đều dưới 90%. Cả hai biện pháp về dự phòng COPD và dự phòng tái phát đợt cấp COPD tỉ lệ tiêm vaccin phòng các bệnh cúm, viêm phổi phế cầu đều thấp chiếm 25%-37.5%.

- Kiến thức về kĩ thuật thực hiện bài tập thở và sử dụng bình xịt định liều tại nhà còn những bước chưa đạt. Đối với bài tập thở, đa số người bệnh chưa biết cách tập chính xác khi có 3 trong số 4 bước chưa đạt tỉ lệ thực hiện đúng cao (<70%), ngược lại với cách sử dụng bình xịt định liều, tỉ lệ đạt tỉ lệ thực hiện đúng cao hơn, với 4 trong số 5 bước đạt tỉ lệ thực hiện đúng cao (trên 70%). Điều này tương tự với kết quả thu được của Nguyễn Ngọc Huyền và cộng sự. Nguyên nhân do các bài tập này cần có người hướng dẫn chính xác cũng như quá trình tập luyện liên tục, trong một thời gian dài để ghi nhớ bài tập, khi đó mới có hiệu quả, điều này không chỉ phụ thuộc vào người bệnh mà còn phụ thuộc vào nhân viện y tế, cụ thể ở đây là điều dưỡng, người hướng dẫn trực tiếp cho người bệnh. Còn với cách sử dụng bình xịt định liều, đã có ghi hướng dẫn sử dụng trên giấy đi kèm, người bệnh nếu quên có thể tự đọc lại hoặc nhờ người nhà đọc và hướng dẫn lại, đơn giản hơn so với cách thực hiện bài tập.

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức về các yếu tố nguy cơ và biện pháp phòng ngừa đợt cấp ở người bệnh COPD điều trị tại viện tim mạch bệnh viện bạch mai (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)