Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc động kinh của người bệnh điều trị ngoại trú tạ

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh động kinh điều trị ngoại trú tại bệnh viện tâm thần phú thọ năm 2021 (Trang 29 - 36)

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 60 người bệnh động kinh điều trị ngoại trú tại Khoa Khám Bệnh đến tái khám từ ngày 01/6/2021 đến 30/6/2021.

* Tiêu chuẩn lựa chọn

- Người bệnh từ đủ 18 tuổi trở lên, được chẩn đoán động kinh đang điều trị ngoại trú tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện tâm thần Phú Thọ tháng 6 năm 2021 từ lần thứ 2 trở đi cho đến thời điểm phỏng vấn.

- Tự nguyện tham gia phỏng vấn, có khả năng giao tiếp. * Tiêu chuẩn loại trừ

- Những người bệnh không có khả năng tự giao tiếp, không đồng ý phỏng vấn.

- Người bệnh bị động kinh đang điều trị ngoại trú, nhưng lần tái khám này người bệnh phải nhập viện điều trị nội trú.

Qua phỏng vấn 60 người bệnh, chúng tôi nhận thấy thực trạng sử dụng thuốc của người bệnh động kinh điều trị ngoại trú như sau:

Bảng 3.1. Đặc điểm chung về tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp. tình trạng hôn nhân của người bệnh.

STT Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) 1 Nhóm tuổi 18-34 tuổi 19 31.7 35-54 tuổi 23 38.3 ≥55 tuổi 18 30 Trung bình 44.9 ± 14.4 2 Giới tính Nam 35 58.3 Nữ 25 41.7

Nhận xét: Bảng 3.1 cho thấy:

- Nhóm tuổi: Người bệnh có độ tuổi 35 -54 chiếm tỷ lệ cao nhất 38,3%; tiếp đến là độ tuổi 18-34 chiếm 31,7%; tuổi trung bình là 44,9 ± 14,4.

- Giới tính: người bệnh nam (58,3%) chiếm tỷ lệ cao hơn người bệnh nữ ( 41,7%).Tỷlệnam / nữ≈ 1,4/1.

- Trình độhọc vấn: Người bệnh có trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất 40,0%; tiếp đến là trung học phổ thông 26,6%; thấp nhất là đại học, cao đẳng 5,0%.

- Nghềnghiệp: Người bệnh là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất 43,3%; tiếp đến là lao động tự do 30,0%; thấp nhất là học sinh, sinh viên 1,7%.

- Tình trạng hôn nhân: Người bệnh đã kết hôn chiếm tỷ lệ cao nhất 51,7%; ly dị, ly thân, góa chiếm tỷ lệ thấp nhất 15,0%.

2.3.2. Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh động kinh điều trị ngoại trú

2.3.2.1.Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh động kinh điều trị ngoại trú 3 Trình độ học vấn Mù chữ 10 16.7 Tiểu học 7 11.7 Trung học cơ sở 24 40 Trung học phổ thông 16 26.6 Đại học, cao đẳng 3 5 4 Nghề nghiệp

Công nhân, cán bộ viên chức 10 16.7

Hưu trí 5 8.3

Học sinh, sinh viên 1 1.7

Nông dân 26 43.3 Lao động tự do 18 30 5 Tình trạng hôn nhân Chưa kết hôn 20 33.3 Đã kết hôn 31 51.7 Ly dị, ly thân, góa 9 15

Bảng 3. 1 . Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh động kinh điều trị ngoại trú

STT Nội dung Tần số(n) Tỷ lệ%

1 Đôi khi quên uống thuốc 14 23,3

2 Có ngày không uống thuốc trong 2 tuần qua 4 6,7

3 Ngừng thuốc hoặc giảm liều mà không báo trước cho bác sỹ vì cảm thấy mệt hơn khi uống thuốc 9 15,0

4 Quên mang thuốc khi đi xa 7 11,7

5 Ngày hôm qua uống hết thuốc 57 95,0

6 Ngừng uống thuốc khi cảm thấy khỏe hơn 9 15,0

7 Cảm thấy phiền toái vì ngày nào cũng phải uống thuốc 6 10,0

Nhận xét: Bảng 3.2 cho thấy:

- 23,3% người bệnh đôi khi quên uống thuốc. Như vậy có một tỷ lệ khá cao người bệnh quên uống thuốc, việc này có thể ảnh hưởng tới quá trình điều trị, giảm tác dụng của thuốc và làm cho cơn động kinh dễ tái phát hơn. Do vậy nhân viên y tế cần có biện pháp nhắc nhở, giám sát để giảm thấp tỷ lệ người bệnh quên uống thuốc.

- 6,7% người bệnh có ngày không uống thuốc trong 2 tuần qua.

- 15,0% người bệnh ngừng thuốc hoặc giảm liều mà không báo trước cho bác sỹ vì cảm thấy mệt hơn khi uống thuốc.Việc người bệnh tự ý ngừng thuốc hay giảm liều hết sức nguy hiểm vì việc này có thể tạo điều kiện cho cơn động kinh dễ tái phát, do đó cần giáo dục, nâng cao nhận thức của người bệnh về việc tuân thủ dùng thuốc theo đơn của bác sỹ. - 11,7 % người bệnh quên mang thuốc khi đi xa.

- 95,0% người bệnh ngày hôm qua uống hết thuốc.

- 15,0% người bệnh ngừng uống thuốc khi cảm thấy khỏe hơn.

- 10,0% người bệnh cảm thấy phiền toái vì ngày nào cũng phải uống thuốc. Như vậy còn một số người bệnh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc dùng thuốc thường xuyên, liên tục, điều này có thể cho thấy nhân viên y tế đặc biệt là điều dưỡng cần có các

biện pháp nâng cao kiến thức, thái độ của người bệnh đối với việc uống thuốc thường xuyên.

Nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Jianming Liu[16], Hasiso[15], Nguyễn Kim Hà [3], Hà ThịHuyền[5], Hoàng Hải Yến [12]nguyên nhân chủ yếu của việc không tuân thủ sử dụng thuốc là do quên.

2.3.2.2. Tỷ lệ người bệnh khó nhớ tất cả các loại thuốc đang uống

Biểu đồ 3. 1. Tỷ lệ người bệnh khó nhớ tất cả các loại thuốc đang uống Nhận xét: Biểu đồ 3.1 cho thấy có:

- 65% người bệnh không bao giờ thấy khó nhớ các loại thuốc đang uống chiếm tỷ lệ cao nhất. Nguyên nhân này có thể là do người bệnh được hướng dẫn, tư vấn cách sử dụng thuốc cụ thể, dễ hiểu (tư vấn trực tiếp, viết hướng dẫn cách uống lên từng loại thuốc, hướng dẫn vào sổ điều trị).

- 13,3% người bệnh hầu như không bao giờ thấy khó nhớ các loại thuốc đang uống. - 11,7% người bệnh đôi khi thấy khó nhớ các loại thuốc đang uống.

- 6,7% người bệnh luôn luôn thấy khó nhớ các loại thuốc đang uống.

- 3,3% người bệnh thường xuyên thấy khó nhớ các loại thuốc đang uống chiếm tỷ lệ thấp nhất. 6.70% 3.30% 11.70% 13.30% 65%

Tỷ lệ người bệnh khó nhớ tất cả các loại thuốc đang uống

2.3.2.3. Tỷ lệ người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc

Biểu đồ 3. 2 . Tỷ lệ người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc Nhận xét: Theo thang đo MMAS, kết quả biểu đồ 3.2 cho thấy:

- Có 48,3% người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc cao chiếm tỷ lệ cao nhất. - 30,0% người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc trung bình.

- 21,7% người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc thấp chiếm tỷ lệ ít nhất.

Tỷ lệ tuân thủ sử dụng thuốc cao, có cao hơn các nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả Guo Y 26,1% [14]; Hasiso 32,0% [15]; Hoàng Hải Yến 36,5% [12]. Điều này có thể lý giải là do công tác tuyên truyền, tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh động kinh đã được quan tâm hơn trước nên nhận thức của người bệnh, gia đình và cộng đồng về bệnh có thể tốt hơn, vì vậy việc tuân thủ dùng thuốc của người bệnh được cải thiện hơn so với trước.

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 21.70% 30% 48.30%

Tỷ lệ người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc

2.3.2.4. Tỷ lệ người bệnh đi tái khám, lấy thuốc đúng theo lịch hẹn

Bảng 3. 2. Tỷ lệ người bệnh đi tái khám, lấy thuốc đúng theo lịch hẹn

Nhận xét: Bảng 3.3 cho thấy có:

- 71,7% người bệnh tái khám, lấy thuốc đúng lịch hẹn chiếm tỷ lệ cao nhất.

- 28,3% người bệnh tái khám, lấy thuốc không đúng hẹn.Tỷ lệ người bệnh tái khám không đúng hẹn có thể do người bệnh quên uống thuốc, có ngày không uống thuốc trong 2 tuần qua, ngừng thuốc hoặc giảm liều nên khi chưa hết thuốc người bệnh chưa đi tại khám. Mặt khác do thời gian chờ khám lâu, thủ tục đôi khi còn chưa linh hoạt làm người bệnh ngại mỗi khi đi tái khám.

2.3.3. Thực trạng tư vấn, giáo dục sức khỏe về việc sử dụng thuốc cho người bệnh động kinh điều trị ngoại trú

2.3.3.1. Tỷ lệ người bệnh nhận được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc

Biểu đồ 3. 3.Tỷ lệ người bệnh nhận được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc 93.30%

6.70%

Tỷ lệ người bệnh được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc

Được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc Không được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc

Tái khám, lấy thuốc đúng lịch hẹn Tần số(n) Tỷ lệ%

Đúng lịch hẹn 43 71,7

Không đúng lịch hẹn 47 28,3

Nhận xét: Biểu đồ 3.3 cho thấy có 93,3% người bệnh được tư hướng dẫn sử dụng thuốc; vẫn còn 6,7% người bệnh không được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc.

2.3.3.2. Các phương pháp tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc người bệnh nhận được

Biểu đồ 3. 4. Phương pháp tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc người bệnh nhận được Nhận xét: Biểu đồ 3.4 cho thấy có 73,3% người bệnh nhận được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sỹ chiếm tỷ lệ cao nhất; tiếp đến là điều dưỡng 68,3%; người phát thuốc 60,0%; 1,7% người bệnh nhận được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc từ nguồn khác chiếm tỷ lệ thấp nhất. Một người bệnh có thể nhận được nhiều phương pháp tư vấn, hướng dẫn của nhiều nhân viên y tế khác nhau.

2.3.3.3.Nhu cầu được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc của người bệnh

Bảng 3. 3. Nhu cầu được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc của người bệnh Nhu cầu được tư vấn,

hướng dẫn sử dụng thuốc Tần số(n) Tỷlệ(%) Có 60 100,0 Không 0 0,0 Tổng số 60 100,0 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 1 73.30% 68.30% 60.00% 26.70% 5.00% 1.70%

Các phương pháp tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc nguời bệnh nhận được

Nhận xét: Bảng 3.4 cho thấy 100% người bệnh có nhu cầu được tư vấn, hướng sử dụng thuốc. Như vậy công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho người bệnh cần được triển khai liên tục và có hệ thống để đáp ứng nhu cầu của người bệnh.

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh động kinh điều trị ngoại trú tại bệnh viện tâm thần phú thọ năm 2021 (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)