- Khuyến khích người bệnh và gia đình người bệnh tham gia các buổi tư vấn GDSK về bệnh động kinh, nhận thức tầm quan trọng trong tuân thủ sử dụng thuốc động kinh.
- Tăng cường, củng cố kiến thức về việc tuân thủ sử dụng thuốc:
+ Không ngừng thuốc đột ngột, sử dụng thuốc đều đặn là cần thiết để tránh lên cơn động kinh.
+ Uống thuốc mỗi ngày vào cùng một giờ, tránh quên thuốc bằng cách kết hợp với một hoạt động hàng ngày như ăn uống, đánh răng, đặt đồng hồ theo dõi ....
+ Học cách nhận biết tác dụng phụ, ghi lại và thông báo với bác sĩ.
+ Nếu quên uống thuốc thì nên uống lại sớm nhất có thể trong ngày, không dùng liều gấp đôi vào ngày hôm sau.
+ Nếu có đi du lịch hoặc đi xa phải nhớ mang thuốc theo để uống. + Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc.
- Tái khám định kỳ theo sổ hẹn tái khám.
- Cần có sự phối hợp điều trị từ người nhà người bệnh. Người nhà phải chia sẽ động viên cũng như nhắc nhở, giúp đỡ người bệnh uống đủ số lượng thuốc, đúng liều và đúng thời gian theo y lệnh, cũng như chế độ ăn uống nghỉ ngơi: Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, bia....Tham gia các hoạt động thể dục thể thao nhẹ, nghe nhạc .... để tinh thần được thoải mái. Không để người bệnh thức quá khuya, làm việc trên cao, dưới nước, tránh lái tàu, lái xe, ở gần lửa một mình.
- Cần có sự chia sẽ, cảm thông của cộng đồng với người bệnh động kinh để xóa bỏ rào cản tâm lý, giúp người bệnh hòa nhập cộng đồng.
KẾT LUẬN
* Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh động kinh điều trị ngoại trú tại Bệnh viện tâm thần Phú Thọ năm 2021.
Qua khảo sát 60 người bệnh động kinh điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh cho thấy: - Có 23,3% người bệnh đôi khi quên uống thuốc.
- Có ngày người bệnh không uống thuốc trong 2 tuần qua chiếm 6,7%.
- Còn 15,0% người bệnh ngừng thuốc hoặc giảm liều mà không báo trước cho bác sỹ vì cảm thấy mệt hơn khi uống thuốc.
- Có 11,7 % người bệnh quên mang thuốc khi đi xa - Có 95,0% người bệnh ngày hôm qua uống hết thuốc.
- Có 15,0% người bệnh ngừng uống thuốc khi cảm thấy khỏe hơn.
- Có 10,0% người bệnh cảm thấy phiền toái vì ngày nào cũng phải uống thuốc.
- Có 65% người bệnh không bao giờ thấy khó nhớ các loại thuốc đang uống chiếm tỷ lệ cao nhất.
- Người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc mức độ cao đạt 48,3% .
- Người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc mức độ trung bình đạt 30,0% . - Người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc mức độ thấp đạt 21,7% .
- Tỷ lệ người bệnh tuân thủ tái khám, lấy thuốc đúng lịch hẹn 71,7%. ĐỀ XUẤT
*. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh động kinh điều trị ngoại trú tại Bệnh viện tâm thần Phú Thọ năm 2021. - Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, cập nhật nâng cao kiến thức y dược cho cán bộ y tế. Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn về truyền thông GDSK cho điều dưỡng.
- Tăng cường công tác truyền thông GDSK cho người bệnh dưới mọi hình thức. Đặc biệt nhấn mạnh nội dung dùng thuốc thường xuyên, liên tục theo chỉ định của bác sỹ, tuyệt đối không được tự ý giảm liều hoặc dừng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sỹ điều trị. - Khuyến khích người bệnh và gia đình người bệnh tham gia các buổi tư vấn GDSK về bệnh động kinh để nhận thức được tầm quan trọng trong tuân thủ sử dụng thuốc động kinh. Cần có sự phối hợp điều trị từ người nhà người bệnh, gia đình cần có các biện pháp giám sát, nhắc nhở đôn đốc người bệnh sử dụng thuốc tại nhà.
- Xây dựng và tăng cường mô hình quản lý, nhắc nhở người bệnh động kinh uống thuốc đều từ tuyến y tế thôn bản, xã phường nhằm nâng cao chất lượng điều trị, nâng cao ý thức tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh.
- Giải quyết vấn đề quá tải cho Khoa khám bệnh, đơn giản hóa các thủ tục hành chính. - Đảm bảo nhân lực cho Khoa khám bệnh cả về bác sỹ và điều dưỡng.
- Cần có sự chia sẽ, cảm thông của cộng đồng với người bệnh động kinh để xóa bỏ rào cản tâm lý, giúp người bệnh hòa nhập cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
1. Đỗ Văn Dung, Nguyễn Thị Thu Phương, Nguyễn Xuân Bái, Đặng Tiến Hải (2012), “Thực trạng công tác quản lý, điều trị bệnh nhân động kinh tại 4 xã/ phường của Tỉnh Ninh Bình”, Y học thực hành (899),số12/2013, tr.76-79.
2. Cao Tiến Đức (2017), Động kinh, các rối loạn tâm thần trong động kinh và điều trị, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, Tr.7-8, 113.
3. Nguyễn Kim Hà (2004), thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân động kinh điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y Tế Huyện Hoài Đức Tỉnh Hà Tây, luận văn thạc sĩ y tế công cộng, trường đại học y tế công cộng, tr.36-38.
4. Học viện quân y (2016), Giáo trình bệnh học tâm thần, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà Nội, Tr.126 -163.
5. Hà Thị Huyền, Nguyễn ThịThanh Mai(2014), “Tuân thủ điều trị của cha mẹ có con bị động kinh được điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Nhi Trung Ương”, Kỷyếu công trình khoa học, Phần II, tr.180-186.
6. Hồ Hữu Lương (2013), Động kinh, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội.
7.Trần Thị Hồng Nhung(2017), “Đánh giá thực trạng tuân thủ điều trị thuốc chống đông kháng Vitamin K ởngười bệnh sau mổ thay van cơ học tại phòng khám tim mạch bệnh viện đa khoa Tỉnh Phú Thọnăm 2017”, chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa I, Trường đại học Điều dưỡng Nam Định, tr. 7 -10.
8. Đỗ Lê Thùy, Trần Văn Tuấn và Hoàng Thị Kim Huyền (2011), "Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị động kinh trong cộng đồng tại tỉnh Thái Nguyên". Y học thực hành, (751), tr.14-18.
9. Tổ chức Y tế thế giới (1992), Phân loại bệnh quốc tế lần thứ10, ICD –10, WHO, Geneve, tr.140 –150.
10. Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định (2017), Các bệnh tâm thần nội sinh, Bộ môn tâm thần kinh, Nam Định, tr.26.
11. Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định (2017), Điều Dưỡng Thần Kinh, Bộ môn tâm thần kinh, Nam Định, tr.40.