Đặc điểm nhân khẩu học xã hội học của bà mẹ và mối liên hệ với kiến thức,

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ sốt của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2021 (Trang 36)

thực hành chăm sóc trẻ sốt

thực hành chăm sóc trẻ sốt do số lượng người tham gia nghiên cứu nhỏ (n=100) nên chưa thấy sự khác biệt về vấn đề này.

3.1.2. Trình độ học vấn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn bà mẹ có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên chiếm 78%, phần ít bà mẹ có trình độ học vấn từ cấp 2 trở xuống chiếm 22%, trong đó không có bà mẹ nào không biết chữ. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đoàn Thị Vân là 70,6% [20] và nghiên cứu ở Kuwatit [23] là 83%. Kết quả cho thấy 38,7% bà mẹ có trình độ cấp 1, cấp 2, cấp 3. 27% có trình độ trung học, cao đẳng. một vài bà mẹ 8,9% có trình độ đại học và trên đại học, tuy nhiên có tới 25,4% trong nhóm nghiên cứu không biết chữ. Điều này có thể giải thích chương trình giáo dục phổ cập ở Việt Nam khá tốt tỷ lệ bà mẹ không biết chữ rất thấp.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng có sự khác biệt giữa trình độ học vấn với kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ đúng của bà mẹ. Những bà mẹ có trình độ từ đại học trở lên có kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ đúng cao hơn so với các nhóm còn lại, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Kết quả này tương tự với một số nghiên cứu trong và ngoài nước cho rằng trình độ học vấn càng cao thì kiến thức và thực hành về sốt càng tốt [9],[21],[23],[24].

Như chúng ta đã biết trên thực tế khi bà mẹ có trình độ học vấn cao thường có kinh tế tương đối tốt hơn, việc nhận thức về xử trí khi trẻ có sốt cũng sẽ khá hơn. Từ đó có thể giảm bớt các nguy cơ có thể xẩy ra vì sốt cao nếu không điều trị kịp thời và đúng cách dễ dẫn đến co giật.

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ sốt của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2021 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)