Kiến thức của bà mẹ về sốt cao

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ sốt của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2021 (Trang 38 - 58)

Kiến thức về chăm sóc, phòng ngừa và xử trí khi trẻ sốt cao là một trong những kiến thức quan trọng của bà mẹ khi chăm sóc trẻ vì sốt cao thường gặp ở trẻ em, nếu không điều trị hoặc điều trị sai sẽ dẫn đến co giật đe dọa đến tính mạng trẻ hoặc để lại di chứng. Thế nhưng, chúng tôi tìm thấy kết quả trong nghiên cứu này tỉ lệ bà mẹ có kiến thức đúng là 43% kết quả này tương tự nghiên cứu của Đoàn Thị Vân là 38,2% [20]. Có sự tương đồng này có thể do tương đồng về đối tượng nghiên cứu. Điều này có thể giải thích do bà mẹ trong nghiên cứu này chủ yếu có từ 1-2 trẻ, hơn nữa có đến 77% bà mẹ nhận thông tin chăm sóc sốt từ internet. Điều này cho thấy một chương trình giáo dục chính thống là cần thiết cho các bà mẹ.

Kiến thức của bà mẹ về nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng của sốt cao: Hơn 60% các bà mẹ biết nguyên nhân gây sốt là do vi khuẩn và vi rút, tuy nhiên vẫn còn 20 % các bà mẹ không biết nguyên nhân gây sốt cho trẻ. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Đoàn Thị Vân có tới 21,7% bà mẹ không biết nguyên nhân nào dẫn tới trẻ bị sốt [20]. Kết quả này cũng phù hợp với một số nghiên ứu trên thế giới [21], [23]. Các bà mẹ nhận ra trẻ sốt dựa vào dấu hiệu người trẻ nóng, mặt đỏ môi đỏ, trẻ quấy khóc và cặp nhiệt độ đo ở nách ≥ 37,5 C với tỷ lệ lần lượt là 88%, 65% và 59%, 53%. Kết quả này tương tự với kết quả của Hồ Thị Hoài Phương là 87,5%, 60% và 70%, 55% [14]. Hầu hết (84%) biết sốt cao nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng sẽ dẫn đến co giật, 62% bà mẹ biết nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng sẽ dẫn đến

tổn thương não, vẫn còn 6% bà mẹ không biết biến chững của sốt. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hồ Thị Hoài Phương [14] và Đoàn Thị Vân [20]. Điều này đã nhiều tác giả cho rằng sốt cao nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến co giật đe dọa tính mạng người bệnh hoặc để lại những hậu quả rất nặng nề về sau như: Động kinh, chậm phát triển tâm thần và vận động đặc biệt là ở những trẻ có tiền sử sốt cao co giật [2],[23].

Kiến thức của bà mẹ về phương pháp chườm ấm: Để có thể chườm ấm hạ sốt cho trẻ thì bà mẹ cần phải biết được những dụng cụ cần thiết để chườm ấm. Kết quả nghiên cứu cho thấy gần 80% bà mẹ đã biết các dụng cụ cần chuẩn bị chườm ấm cho trẻ là khăn túi chườm và nước ấm, tuy nhiên chỉ có 40% bà mẹ biết cần phải chuẩn bị thêm chậu để đựng nước chườm ấm cho trẻ và còn 3% bà mẹ sử dụng cồn rượu để chườm cho trẻ. Theo tác giả Hoàng Trọng Kim [9] và Nguyễn Thị Ngọc Điệp [8] cho rằng không được sử dụng cồn vì trẻ có nguy cơ hít cồn qua hơi thở và hấp thu cồn qua da, có thể làm tổn thương hệ thần kinh. Để chườm ấm hiệu quả thì nhiệt độ của nước chườm phải thấp hơn nhiệt độ sốt của trẻ khoảng 4◦C nhưng chỉ có 34% bà mẹ trả lời đúng ý này. Về vị trí chườm ấm, da số bà mẹ đã biết vị trí chườm ấm cho trẻ ở trán (84%), hai nách (69%), hai bẹn (59%) kết quả này khác so với nghiên cứu của Đoàn Thị Vân có 61,3% bà mẹ chườm vào trán, 69,8% bà mẹ chườm vào nách, 32,1% bà mẹ chườm vào bẹn [20]. Tuy nhiên vẫn còn 3% bà mẹ chọn chườm ấm cho trẻ ở ngực, Ngoài ra, theo tác giả Lê Thị Hồng Linh [13], cho rằng không chườm lên ngực tránh nguy cơ viêm phổi, chỉ nên chườm mát cho trẻ vào các vị trí có mạch máu lớn như hai nách, hai bẹn, theo nghiên cứu của chúng tôi chỉ có tới gần 30% bà mẹ không biết chườm ấm trong thời gian bao lâu, chỉ có 24 % bà mẹ trả lời đúng chườm ấm trong thời gian từ 15-30 phút. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Đoàn Thị Vân [20]. Theo tác giả Phạm Lê An [1] cho rằng biện pháp chườm ấm có hiệu quả tức thì rõ rệt hơn uống thuốc trong 30 phút đầu, nhưng sau 30 phút thì không giảm nhiều hơn nữa, điều này cũng chứng minh cho quan điểm lý thuyết rằng hạ nhiệt làm mát ngoại biên, không nên chườm ấm kéo dài hơn 30 phút vì nếu kéo dài hơn trẻ sẽ bị run và tăng sản nhiệt hay tăng nhiệt độ trở lại. Thuốc hạ nhiệt chỉ có tác dụng rõ nét sau 30 phút bởi vậy cần phối hợp 2 lợi điểm hạ nhiệt nhanh của chườm ấm và kéo dài của thuốc hạ nhiệt, nếu như trẻ có sốt cao.

Kiến thức về sử dụng thuốc hạ sốt:Đa số bà mẹ (75%) đã biết nhiệt độ sử dụng

gây độc cho gan, kết quả này khác với nghiên cứu của Hồ Thị Hoài Phương chỉ có 10% biết tác hại của thuốc hạ sốt tới gan, có đến 58% không biết tác hại của thuốc hạ sốt. Gần 80% các bà mẹ đã biết khoảng cách thời gian giữa 2 lần dùng thuốc hạ sốt là 4-6 giờ. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Hồ Thị Hoài Phương là 81,5% [14]. Chỉ có 44% các bà mẹ đã biết liều lượng thuốc hạ sốt cho con uống là 10mg/kg cân nặng, vẫn còn 37% bà mẹ không biết liều lượng thuốc hạ sốt, kết quả này tượng tự nghiên cứu của Đoàn Thị Vân [20]. Theo tác giả Hoàng Trọng Kim cho rằng với paracetamol, liều 10-15mg/kg uống mỗi 4-6 giờ, không có tác dụng phụ đáng kể. Tuy nhiên sử dụng kéo dài paracetamol có thể gây tổn thương thận và quá liều có thể gây tổn thương gan[9]. Đặc biệt là trẻ em, nếu sử dụng không hợp lý thuốc thuốc paracetamol gây nguy cơ bệnh về gan [29]. Vì vậy, việc hướng dẫn cho bà mẹ biết cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ là rất quan trọng.

Kiến thức về phòng ngừa mất nước và phòng ngừa sốt cho trẻ: Gần 70% các bà mẹ biết cần bổ sung nước hoa quả và nước ORS cho trẻ bị sốt. Hơn 60% các bà mẹ biết các phòng ngừa cho trẻ sốt bằng cách giữ vệ sinh sạch và chế độ ăn có đầy đủ trái cây, rau. Kết quả này khác với nghiên cứu của Đoàn Thị Vân có 45,3% bà mẹ biết phòng ngừa mất nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nước trái cây, chỉ có 25,5% bà mẹ biết lợi ích của việc sử dụng ORS phòng ngừa mất nước cho trẻ [20]. Có sự khác biệt này có thể do 99% bà mẹ trong nghiên cứu của chúng tôi nhận được thông tin về chăm sóc trẻ sốt, trong khi đó nghiên cứu của Đoàn Thị Vân có tới 40,6% bà mẹ chưa được nghe hoặc được hướng dẫn về xử trí sốt ở trẻ em. Theo tác giả Hoàng Trọng Kim [9] và Đoàn Thị Ngọc Điệp [8] cho rằng các biện pháp phòng ngừa các bệnh gây sốt liên quan chủ yếu tới vệ sinh cá nhân và nhà cửa, có thể tránh sự lây truyền của siêu vi và vi khuẩn bằng cách: giữ vệ sinh, chủng ngừa đầy đủ cho trẻ, chế độ ăn có đủ trái cây và rau .Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu cho thấy có 66% bà mẹ cho rằng chế độ ăn có đầy đủ trái cây và rau, có 65% bà mẹ chọn giữ vệ sinh cho trẻ, chỉ có 49% bà mẹ chọn chủng ngừa đầy đủ cho trẻ. Điều này cho thấy cần phải tăng cường tuyên truyền giáo dục để các bà mẹ biết hơn về lợi ích của bổ sung thêm nước và hoa quả cho trẻ bị sốt vì việc này bà mẹ hoàn toàn có thể chủ động làm để giúp con mau hạ sốt mà không có nguy cơ bị tai biến do sốt.

Kiến thức về xử trí tại nhà khi trẻ bị sốt cao: Phần lớn (80%) các bà mẹ biết biện pháp xử trí sốt tại nhà cho trẻ bằng cách chườm ấm cho trẻ, có 56% bà mẹ chọn cởi bớt quần áo cho trẻ khi trẻ sốt cao, kết quả này tương tự nghiên cứu của Huỳnh Văn Lộc[12] và Đoàn Thị Vân [20], nhưng lại cao hơn nghiên cứu của Hồ Thi Hoài Phương chỉ có 55% bà mẹ chườm ấm cho trẻ [15]. Có đến hơn 80% các bà mẹ đồng thời lựa chọn cách đưa trẻ đến viện ngay khi trẻ sốt cao và cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay khi trẻ sốt cao. Kết quả này có khác so với kết quả nghiên cứu của Huỳnh Văn Lộc có 83,5% bà mẹ biết cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ có sốt [12] và nghiên cứu của Hồ Thị Hoài Phương là 75%. Khi trẻ sốt cao tại nhà bà mẹ nên thực hiện cởi bớt quần áo cho trẻ nằm phòng thoáng, chườm ấm cho trẻ, chỉ cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38,5 độ C, theo dõi trẻ nếu không đỡ sẽ đưa trẻ tới viện nếu trẻ không hạ sốt. Tuy nhiên, có đến 84% các bà mẹ đồng thời lựa chọn cách đưa trẻ đến viện ngay khi trẻ sốt cao, điều này cho thấy các bà mẹ còn chưa thực sự hiểu được cách xử trí cho trẻ sốt tại nhà. Đây cũng là một điểm cần nhấn mạnh khi giáo dục sức khỏe. Một điều rất quan trọng các bà mẹ cần biết trẻ có dấu hiệu nào cần đưa trẻ tới khám ngay khi trẻ điều trị tại nhà nếu như bệnh nặng hơn, trẻ không uống được, bỏ bú, co giật, mất nước cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay [11], [12]. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy có hơn 80% các bà mẹ biết bệnh nặng hơn cho trẻ tới bệnh viện, có 16% biết khi trẻ có dấu hiệu mất nước và 62% trả lời trẻ không ăn, uống được, như vậy kiến thức của bà mẹ còn chưa đầy đủ.

Qua nghiên cứu này, chúng tôi muốn nói lên rằng hiểu biết của bà mẹ về sốt cao là vấn đề quyết định tỉ lệ trẻ sốt cao dẫn đến co giật.

Để giảm tỉ lệ trẻ bị sốt các bà cần biết nguyên nhân gây ra bệnh, để phòng bệnh có hiệu quả các bà mẹ cần biết cách phòng cho trẻ bằng chế độ ăn nhiều rau, hoa quả, ngủ đầy đủ và vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đây là việc làm cần thiết của nhân viên y tế khám bệnh cho trẻ. Hãy làm trước những việc nằm trong tay chúng ta sẽ đem lại hiệu quả nhất.

3.4. Thực hành của bà mẹ khi trẻ có sốt cao

Kết quả nghiên cứu cho thấy thực hành tốt về chăm sóc, phòng ngừa và xử trí khi trẻ có sốt cao của bà mẹ còn thấp với tỉ lệ 57%.

Về hành động chăm sóc trẻ sốt của bà mẹ: hơn 95% các bà mẹ chọn đo nhiệt độ ở nách, nhiệt độ ở nách thấp hơn nhiệt độ ở hậu môn từ 0,50C đến 10C và dễ đo, thường được dùng để theo dõi tình trạng của người bệnh [6]. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Hồ Thị Hoài Phương là 87,4% [14], nhưng cao hơn nghiên cứu tại Kuwait có 57,3% bà mẹ cặp nhiệt độ ở nách [23]. Có sự khác biệt này là nghiên cứu của chúng tôi có đến 73% bà bẹ được hướng dẫn chăm sóc trẻ sốt.

Nhiệt độ lấy ở hậu môn thể hiện đúng nhất [6], tuy nhiên theo nghiên cứu này các bà mẹ thường không thích cặp nhiệt độ ở hậu môn chỉ có rất ít 18,9%, kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu tại Kuwait [23], chỉ có 18,9% bà mẹ cặp nhiệt độ ở hậu môn cho trẻ, điều này có thể giải thích các bà mẹ lo ngại về vấn đề vệ sinh cho trẻ.

Nhiệt độ ở miệng thường thấp hơn ở hậu môn khoảng 0,20C-0,50C, dễ đo nên thường được dùng để theo dõi tình trạng bệnh, nhưng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như uống nước nóng, nước lạnh, ăn kẹo nhai ở miệng trước khi đo [6]. Chính vì vậy có ít bà mẹ cặp nhiệt độ bằng đường miệng. Theo nghiên cứu có 31% bà mẹ cặp nhiệt độ cho trẻ ở miệng/tai. Nghiên cứu của Đoàn Thị Vân cũng chỉ 16% bà mẹ cặp nhiệt độ theo đường miệng .

Vẫn còn 5% bà mẹ đã xử trí chườm đá, chanh, rượu, theo WHO nước lạnh có thể gây lạnh và rét run ở trẻ [28], có 24,4% bà mẹ sử dụng rượu, cồn để lau mát cho trẻ, theo tác giả Đoàn Thị Ngọc Điệp [8], không được sử dụng cồn vì trẻ có nguy cơ hít cồn qua hơi thở và hấp thu cồn qua da, có thể làm tổn thương hệ thần kinh [11].

Theo WHO khi trẻ sốt tuyệt đối không chườm rượu và cồn vì tránh nguy cơ ngộ độc rượu, cồn qua da [29].

Điều này có thể giải thích do kiến thức của người mẹ còn thấp. Nhiều bà mẹ chưa chú ý đến sử dụng nước ấm để chườm. Chính vì vậy vẫn còn bà mẹ sử dụng chanh, nước đá và dấm để chườm cho trẻ.

Có 73% bà mẹ lau mát bằng nước ấm cho trẻ. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Mohammed có 84% bà mẹ lau mát bằng nước ấm để hạ sốt cho trẻ [22] và nghiên cứu của Đoàng Thị Vân là 72% [20].

Theo tác giả Hoàng Trọng Kim cho rằng cho trẻ uống nhiều nước để phòng ngừa mất nước cho trẻ [9], trong nghiên cứu này có 90% bà mẹ biết cho trẻ uống nước trái cây khi trẻ có sốt cao, tương tự kết quả của Võ Thị Tiến có 85% biết cho

trẻ uống nhiều nước khi trẻ có sốt [18]. Có sự tương đồng này có thể do sự tương đồng về đối tượng nghiên cứu.

Theo nghiên cứu của chúng tôi có 81% bà mẹ sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol, có 1% bà mẹ sử dụng thuốc aspirin và có đến 18% bà mẹ không nhớ dùng thuốc hạ sốt nào cho con. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Mohammed là 75% bà mẹ sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol, nhưng lại khác với nghiên cứu ở Nigeria có 66,7% bà mẹ sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol [26]. Tuy nhiên nghiên cứu có có đến 14% bà mẹ không nhớ dùng thuốc hạ sốt nào cho con, điều này cũng khá là nguy hiểm vì theo tác giả Đoàn Thị Ngọc Điệp cho rằng tránh dùng aspirin ở trẻ nhỏ vì nếu trẻ bị sốt do nhiễm siêu vi infuenza hay variclla có thể gây ra hội chứng Reye [8].

Bên cạnh đó có khá nhiều tác giả cho rằng việc chỉ sử dụng thuốc paracetamol dùng để hạ sốt không phòng ngừa được co giật [7]. Việc hướng dẫn cho các bậc phụ huynh biết cách hạ sốt khẩn cấp và đúng cách khi trẻ sốt là điều rất cần thiết bởi vì thân nhiệt cao là yếu tố nguy cơ gây co giật do sốt ở trẻ em, việc hạ sốt này có thể phòng ngừa được co giật hay không thì chưa được nghiên cứu [19]. Vì vậy khi trẻ bị sốt cần hạ sốt tích cực bằng thuốc hạ sốt và chườm ấm để giữ nhiệt độ nhỏ hơn 380C. Vì vậy cán bộ y tế cần hướng dẫn cho cha mẹ biết hạ sốt đúng cách (bằng thuốc hạ sốt và chườm ấm) thì có thể làm giảm nguy cơ co giật do sốt ở trẻ em.

Gần đây thuốc hạ sốt paracatamol là được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị hạ sốt ở trẻ nhỏ. Vài nghiên cứu đã được chứng minh hiệu quả ngang bằng sử dụng thuốc hạ sốt paracetanol bằng đường miệng và đường hậu môn. Trong trường hợp trẻ có nôn, không uống được và trẻ bị co giật nên sử dụng thuốc theo đường hậu môn. Không dùng thuốc đạn hạ sốt khi trẻ bị dị ứng paracetamol, có bệnh nặng ở gan, bị viêm hậu môn, chảy máu trực tràng, bị tiêu chảy [16].

Trong nghiên cứu này có 95% bà mẹ sử dụng theo đường uống, 45% bà mẹ sử dụng theo đường hậu môn và vẫn còn 14% bà mẹ sử dụng thuốc cho trẻ bằng cách dán. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Đoàn Thị Vân [20].

Miếng dán hạ sốt không chứa paracetamol và chỉ dùng ngoài da nên khả năng hạ sốt là rất hạn chế, ngoài ra chúng tôi chưa tìm thấy công trình khoa học nghiên cứu nào chứng minh được miếng dán hạ sốt có thể thay thế được sốt trong điều trị ở trẻ

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ sốt của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2021 (Trang 38 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)