3.3.1. Ưu điểm
Qua khảo sát tại Khoa Nội Bệnh viện Phổi Thanh Hóa cho thấy: Nhìn chung công tác chăm sóc người bệnh viêm phổi đã được các điều dưỡng viên thưc hiện tương đối tót. Ngay từ khi vào viện người bệnh được tiếp đón niềm nở, trong thời gian nằm điều trị được chăm sóc tận tình, khi ra viện được dặn dò chu đáo. Đối với người bệnh mắc
35
bệnh viêm phổi việc thực hiện chăm sóc, theo dõi được đảm bảo liên tục, sát với tình trạng bệnh lý. Cụ thể:
- Người bệnh có biểu hiện khó thở do co thắt phế quản, tăng tiết đờm, ho không hiệu quả được điều dưỡng theo dõi sát và thường xuyên đánh giá mức độ khó thở và thiếu oxy, chăm sóc cải thiện thông khí phổi như: Thực hiện các biện pháp lưu thông đường thở cho người bệnh được các điều dưỡng viên thực hiện đầy đủ với 94%, theo dõi và đánh giá sử dụng thuốc cho người bệnh đúng, chính xác với 100% điều dưỡng có tình thần trách nhiệm với người bệnh (Bảng 2.8). Theo dõi tần số thở, quan sát da, niêm mạc, môi và các đầu chi, cho người bệnh nằm tư thế dẫn lưu, trong buồng bệnh thoáng sạch, thực hiện thở sâu, dẫn lưu tư thế, thực hiện y lệnh, theo dõi tác dụng phụ của thuốc (68% người bệnh được điều dưỡng nhận định, theo dõi, đánh giá thường xuyên, đầy đủ).
- Khả năng làm sạch đường hô hấp của người bệnh không hiệu quả, được điều dưỡng thực hiện hướng dẫn người bệnh uống nhiều nước ấm, dẫn lưu đờm theo tư thế, kết hợp vỗ rung lồng ngực, ho có hiệu quả hoặc thực hiện hút đờm dãi cho người bệnh (80% người bệnh được ĐD thực hiện đầy đủ các biện pháp lưu thông đường thở). Cụ thể: Người bệnh được chăm sóc đầy đủ về các biện pháp vật lý trị liệu và PHCN hô hấp cho người bệnh (Bảng 2.8).
- Người bệnh nhiễm khuẩn đường thở do tăng tiết dịch phế quản: Thực hiện các hướng dẫn người bệnh cách vệ sinh ho, khạc đờm hầu hết cũng đã thực hiện đầy đủ trên người bệnh chiếm tỷ lệ tương đối cao chiếm 70, thực hiện xét nghiệm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ, thực hiện y lệnh thuốc ( Bảng 2.8)
- Ngoài việc thực hiện chăm sóc về y tế người bệnh được nhân viên y tế tư vấn, hướng dẫn chế độ ăn phù hợp với bệnh lý, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng gầy yếu, sút cân, vì suy dinh dưỡng thường đi kèm với bệnh viêm phổi. Hay việc tư vấn về không hút thuốc lá, thuốc lào, không sử dụng các chất kích thích và cách phòng bệnh khi ra viện được các điều dưỡng viên chú trọng nhất là trước khi người bệnh ra viện và hầu như người bệnh đều hài lòng với việc chăm sóc này của điều dưỡng viên tại khoa. Ngoài ra, trong quá trình điều trị và chăm sóc nhân viện y tế quan tâm, động viện người bệnh yên tâm điều trị như trong bảng 2.13.
36
- Với lưu lượng người bệnh từ tháng 6 đến tháng 7 không cao như các tháng khác trong năm, tuy nhiên thời gian này đa số người bệnh nằm và điều trị tại khoa với tình trạng sức khỏe nặng và rất nặng, áp lực công việc lớn, việc thực hiện vai trò của người Điều dưỡng trong công tác chăm sóc rất cần tính chủ động và trách nhiệm nghề nghiệp. Mặc dù, đã cố gắng rất nhiều xong trong quá trình thực hiện chăm sóc người bệnh, vai trò chủ động của điều dưỡng trong việc hỗ trợ người bệnh làm các động tác cải thiện tình trạng thông khí phổi đôi lúc còn chưa được thực hiện đầy đủ: việc hướng dẫn người bệnh luyện tập các hoạt động hàng ngày theo tình trạng bệnh chưa được các điều dưỡng chú trọng tới người bệnh. Với tình trạng người bệnh nặng và rất nặng chiếm đa số thì việc hướng dẫn các hoạt động hàng ngày chưa được chú trọng trong chăm sóc, thay vào đó là các đánh giá, theo dõi các tình trạng của người bệnh. Đó cũng là những thực tế chung không chỉ ở khoa nội 2 mà ở các khoa. Điều đó cũng có nghĩa rằng các điều dưỡng viên cũng đã biết các ưu tiên chăm sóc với người bệnh, nhưng cũng không có nghĩa là chỉ chú trọng ưu tiên đến các chăm sóc ưu tiên mà nên chăm sóc toàn diện hơn với tính trạng sức khỏe của người bệnh. Hay việc hướng dẫn người bệnh cách vệ sinh răng miệng đúng cách cũng chưa được điều dưỡng viên chú trọng và nhắc nhở tới người bệnh. Vẫn còn khoảng 20% điều dưỡng viên chưa quan tâm đến việc vệ sinh răng miệng cho người bệnh. Công tác nhận định, thăm khám người bệnh hàng ngày cũng chưa được thực hiện thật đầy đủ bởi với lối mòn trong công việc các điều dưỡng thường có thói quen ngại đi nhận định thăm khám người bệnh hàng ngày. Với ý thức này thì các điều dưỡng viên vẫn coi việc nhận định và thăm khám người bệnh là của bác sĩ, do vậy vẫn còn có tới 40% người bệnh chưa được các điều dưỡng viên nhận định và thăm khám về tình trạng sức khỏe hàng ngày. Đó cũng là một trong những hạn chế của điều dưỡng trong công tác chăm sóc của người bệnh bới khâu nhận định thăm khám điều dưỡng là một khâu đầu tiên trong quy trình chăm sóc người bệnh, làm cơ sở các dữ liệu cho điều dưỡng đưa ra kế hoạch và thực hiện chăm sóc một cách đầy đủ và chính xác (bảng 2.6). 31
3.3.2. Tồn tại
- Số lượng người bệnh đông, tình trạng người bệnh nặng nhiều, điều dưỡng thỉnh thoảng thay đổi thuyên chuyển tăng cường các đơn vị khác, các thủ tục hành chính và các công việc liên quan khác nhiều nên điều dưỡng ít tiếp xúc với người bệnh,
37
việc giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và việc nhận định, tăm khám và tìm hiểu các nhu cầu của người bệnh còn hạn chế. Điều dưỡng mới chỉ thực hiện được chăm sóc tập trung về mặt y tế, các chăm sóc cơ bản nhất để phối hợp với bác sĩ điều trị bệnh như giảm các triệu chứng, thực hiện các y lệnh điều trị…chưa có thời gian quan tâm được nhiều đến công tác chăm sóc khác như chế độ vệ sinh răng miệng người bệnh, tư vấn hưỡng dẫn các hoạt động thường ngày tùy từng tình trạng cá nhân người bệnh.
- Tính chủ động của Điều dưỡng viên trong công tác chăm sóc người bệnh chưa cao, các hoạt động chăm sóc người bệnh chủ yếu là thực hiện quy trình kỹ thuật và thực hiện các chỉ định điều trị của bác sỹ.
- Về phía người bệnh: Do độ tuổi, trình độ hộ vấn, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế và sự quan tâm của gia đình đối với mỗi người bệnh khác nhau nên một số ít người bệnh chưa tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế về các biện pháp phòng bệnh và việc tuân thủ điều trị.
3.3.3. Nguyên nhân
- Trong thời gian ảnh hưởng của đại dịch Covid số lượng người bệnh điều trị trạng tháng 6 có giảm so với trung bình các tháng trong năm. Tuy nhiên, thông thường tổng số người bệnh đông: theo các thàng tại khoa thống kê có lưu lượng khoảng 70-80 người bệnh/ ngày, có những đợt cao điểm lên đến hơn 100 người bệnh nằm điều trị. Khoa Nội 2 có 13 điều dưỡng, trong đó nhân lực thực hiện các công việc hàng ngày tại khoa chỉ có 10 điều dưỡng( 01 điều dưỡng nghỉ chế độ thai sản, 01 điều dưỡng đi học): 01 điều dưỡng phụ bác sỹ phòng khám Nội, 02 điều dưỡng làm hành chính, 01 điều dưỡng nhập và lĩnh thuốc còn lại 07 điều dưỡng tham gia chăm sóc. Với khối lượng công việc nhiều, việc kiêm nhiệm giữa các vị trí là không thể tránh khỏi. Vì vậy gây áp lực khá lớn cho điều dưỡng trong việc thực hiện công tác chăm sóc người bệnh.
- Hiện nay người bệnh đến khám đa số là bảo hiểm, mặt khác việc thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh giữa bệnh viện và cơ quan bảo hiểm y tế chặt chẽ theo đúng các qui định hiện hành nên đòi hỏi nhân viên y tế phải rất thận trọng và tỉ mỉ trong việc hoàn thiện hồ sơ bệnh án khiến thời gian hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục hành chính quá nhiều nên thời gian tiếp xúc người bệnh còn ít, việc tìm hiểu được các nhu cầu
38
của người bệnh còn hạn chế nên vấn đề tư vấn hướng dẫn giúp đỡ người bệnh chưa hiệu quả.
- Nhận thức của một số Điều dưỡng viên về vai trò, chức năng của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh chưa được cập nhật kịp thời nên còn thụ động trong công việc. - Việc cập nhật và thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ, Ngành của một số nhân viên y tế đôi khi chưa được đầy đủ, kịp thời.’
- Một số điều dưỡng vẫn làm việc theo thói quen, theo lối mòn cũ, chưa chủ động thay đổi để đáp ứng đúng vai trò, trách nhiệm và quyền hạn nghề nghiệp của mình, một số điều dưỡng trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp.
- Phiếu chăm sóc chung cho người bệnh tại khoa nội 2 nói chung và các khoa khác nói riêng phần nào đó chưa thể hiện rõ và nêu bật được vai trò của điều dưỡng được thể hiện tính chăm sóc độc lập tự chủ.
- Việc thực hiện kiểm tra giám sát của Hội đồng chuyên môn chưa được tiến hành thường xuyên và sát sao.
3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc của ĐD cho NB viêm phổi
Từ kết quả thống kê, phân tích những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân trong công tác chăm sóc của ĐD cho người bệnh viêm phổi đã đề cập ở trên, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại, cụ thể như sau:
3.4.1. Đề xuất đối với Bệnh viện
- Đảm bảo nhân lực: Bệnh viện cần có kế hoạch để điều chỉnh, bổ sung thêm nguồn nhân lực để ổn định số lượng nhân lực trực tiếp duy trì công tác chăm sóc người bệnh tại khoa để ổn định khối lượng công việc. đặc biệt ưu tiên nguồn nhân lực có chứng chỉ đào tạo liên tục tại bệnh viện tuyến Trung ương.
- Định kỳ tổ chức các đợt tập huấn chuyên môn cho Điều dưỡng về chăm sóc người bệnh viêm phổi để nâng cao năng lực chăm sóc của điều dưỡng và nâng cao chất lượng chăm sóc cho người bệnh, cụ thể: chú trọng đến công tác tiếp nhận, nhận định và tham khám của điều dưỡng để rèn luyện tính chủ động độc lập trong công việc, các chăm sóc ngoài y tế như các chăm sóc đến các như cầu khác ở người bệnh tiến tới đáp ứng chăm sóc toàn diện hơn nữa cho người bệnh.
39
- Cập nhật và phổ biến kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và đổi mới nhận thức về chức năng của người Điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh tới toàn thể điều dưỡng viên trong bệnh viện; tăng cường hơn nữa vai trò chủ động của Điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh, cũng như trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Thực hiện qui định điều dưỡng ghi chép tại phòng bệnh, đảm bảo tần suất đi buồng, tăng cường thời gian điều dưỡng có mặt tại bệnh phòng.
- Cải tiến biểu mẫu phiếu chăm sóc, phiếu theo dõi chức năng sống để giúp điều dưỡng giảm bớt thời gian ghi chép, có thời gian tập trung cho chuyên môn tiếp xúc với NB và theo dõi NB nhiều hơn tại buồng bệnh nhưng đồng thười cũng thể hiện rõ hơn nữa vai trò chủ động chăm sóc của điều dưỡng.
- Tích cực triển khai, học tập các văn bản của Bộ, Ngành, tổ chức thực hiện tốt 12 nhiệm vụ chuyên môn của Điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh toàn diện theo Thông tư 07/2011/TT-BYT.
- Tăng cường hơn nữa việc tổ chức hội thảo nhóm giữa nhân viện y tế và người bệnh/người nhà người bệnh với mục đích truyền thông, hướng dẫn, cung cấp kiến thức về phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh; qua thảo luận nhóm người bệnh được hướng dẫn và thực hành các kỹ thuật cải thiện thông khí, ho khạc đờm, vỗ rung lồng ngực, học các bài tập thể dục và vận động để tăng cường thể chất, khắc phục hậu quả căn bệnh như: kỹ thuật ho có kiểm soát, kỹ thuật thở ra mạnh, kỹ thuật thở chúm môi, kỹ thuật thở hoành, kỹ thuật vỗ rung lồng ngực...các kỹ thuật và bài tập vận động cần được thiết kế phù hợp với tình trạng, mức độ, sức khỏe của mỗi người bệnh. - Thành lập Hội đồng chuyên môn thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá về việc thực hiện các quy trình, quy định, phác đồ điều trị và chăm sóc người bệnh; cũng như việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhân viện y tế trong công tác khám bệnh, chữa bệnh.
3.4.2. Đề xuất đối với người bệnh và gia đình người bệnh
- Khuyến khích người bệnh và gia đình người bệnh có ý thức hơn nữa trong vấn đề phòng bệnh và tự chăm sóc để giảm gánh nặng chăm sóc y tế.
- Khuyến khích tham gia các buổi tư vấn giáo dục sức khỏe về bệnh viêm phổi, nhận thức tầm quan trọng của việc dinh dưỡng, tập luyện phục hồi chức năng hô hấp.
40
- Tuân thủ nội quy khoa phòng, y lệnh điều trị, chăm sóc theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
41
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
1. Lê Văn An (2008),Điều dưỡng nội tập 1, NXB Y học, tr. 107 – 110.
2. Bộ Y tế (2021). Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 :
https://ncov.moh.gov.vn/. Cập nhật ngày 04/7/2021
3. Ngô Huy Hoàng (2017), Điều dưỡng Người lớn Nội khoa, Trường Đại học điều dưỡng Nam Định. Tr, 1-9
4. Bộ Y Tế, Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/11/2011 về Hướng dẫn điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong các bệnh viện
5. Chu Văn Ý (1999), “Viêm phổi”, Bách khoa toàn thư bệnh học, nhà xuất bản Y học, tr. 369-372.
6. Ngô Quý Châu và cộng sự (2011), “Viêm phổi”, “Suy hô hấp”. Bệnh hô hấp, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr. 78 – 97, tr. 638−647.
7. Trần Văn Chung; Đỗ Mạnh Hiếu; Hoàng Thu Thủy; Trịnh Thị Hương(2001), “Tình hình bệnh tật khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai năm 1996-2000”. Báo cáo hội nghị khoa học tuổi trẻ sáng tạo trường Đại học Y Hà Nội
8. Ngô Quý Châu, Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Đạt Anh và cộng sự (2012).
Viêm phổi, Nhà xuất bản Y học: p 14-41,
Tiếng Anh
9. T. M. File, Jr. và T. J. Marrie (2010). Burden of community-acquired pneumonia in North American adults. Postgrad Med, 122 (2), 130-141
10. Nursing theory (copyright 2020). Henderson’s Nursing Need Theory: http://nursing-theory.org
11. R. Lozano, M. Naghavi, K. Foreman và cộng sự (2012). Global and regional mortality from 235 causes of death for 20 age groups in 1990 and 2010: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2010.
Lancet, 380 (9859), 2095-2128
12. M. Woodhead (2002). Community-acquired pneumonia in Europe: causative pathogens and resistance patterns. Eur Respir J Suppl, 36, 20s-27s.
13. Macfarlane JT, Holmes W, Gard P, Macfarlane R, Rose D, Weston V, Leinonen M, Saikku P, Myint S (2001), “Prospective study of the incidence, aetiologi and out come of adult lower respiratory tract illness im the community”, Thorax: pp 109-144
45 PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM PHỔI Xin anh/chị vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây:
- Tuổi của anh/chị: ... Giới tính: Nam Nữ -Số năm làm công tác chăm sóc người bệnh: ...
1. Anh/ chị hãy cho biết nhiệm vụ của người điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh theo thông tư 07/2022/TT-BYT
a. 3 nhiệm vụ b. 6 nhiệm vụ c. 9 nhiệm vụ d. 12 nhiệm vụ
2. Nguyên tắc chăm sóc điều dưỡng là gì?
a. Chăm sóc và đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho người bệnh về thể chất và tinh