Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh viêm phổi của điều dưỡng tại khoa nội 2 bệnh viện phổi tỉnh thanh hóa năm 2021 (Trang 26)

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhƣng VPMPTCĐ vẫn đƣợc xếp hàng thứ tƣ trong số 10 căn nguyên hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu vào năm 2010 [11]. Trung bình, mỗi năm có khoảng 5,6 triệu ca mắc viêm phổi cộng đồng, trong số đó có khoảng 1,1 triệu ca cần phải nhập viện điều trị. Theo các số liệu tổng kết của Hội Bệnh Nhiễm trùng của Mỹ và Hội Lồng ngực Mỹ năm 2007, tỷ lệ tử vong trong số các bệnh nhân viêm phổi cộng đồng không điều trị tại bệnh viện là1-5%. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân viêm phổi nặng có thể thay đổi từ 4-40%[11]. Ở châu Âu, mặc dù chƣa có nhiều nghiên cứu về viêm phổi cộng đồng, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ VPMPTCĐ là 1,6-2,6/1000 dân/ năm ở TâyBan Nha, 4,7/1000 dân/năm ở Phần Lan và 9/1000 dân/ năm ở Anh.Tỷ lệ viêm phổi cao nhất gặp ở trẻ em và ngƣời già. Nghiên cứu ở Phần Lan cho thấy, tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi mắc viêm phổi là 36/1000 dân,sau đó giảm xuống còn 4,4/1000 dân ở độ tuổi 15-29, và lại tăng lên 34,2/1000 dân ở độ tuổi trên74 [12]

Ở Mỹ hàng năm có khoảng 4-5 triệu trường hợp mắc viêm phổi cộng đồng [13]. Khoảng 45000 ca tử vong. Ở Pháp, Đức, Ý, Anh, mỗi năm có khoảng 1-3 triệu trường hợp viêm phổi cộng đồng: Trong đó: 21-51% ca cần nhập viện điều trị. Tỷ lệtử vong do viêm phổi thay đổi theo từng quốc gia như Canada là 16%, Thụy Điền là 8%, Anh là 13%, Tây Ban Nha là 20%. Nói chung tần xuất mắc bệnh viêm phổi cộng đồng thay đổi từ 2,6-16,8 trường hợp /1000 dân mỗi năm và tỷ lệ tử vong từ 15- 30% ở người bệnh nhập viện và từ 1-5% ở người bệnh không nhập viện. Ngoài ra tỷ lệmắc bệnh thay đổi tùy thuộc vào tuổi giới, chủng tộc và tình trạng kinh tế [5]. Viêm phổi cộng đồng thường gặp ở người bệnh dưới 5 tuổi và trên 65 tuổi. Tỷ lệmắc bệnh của người bệnh từ 0-4 tuổi là 12-18/1000 trẻ và trên 65 tuổi là 16,1/1000 dân [1]. Viêm phổi xảy ra ở người da đen nhiều hơn người da trắng, nam nhiều hơn nữ, gặp

18

nhiều nhất trong những tháng mùa đông và những mùa dịch cúm. Tuy nhiên trong những năm gần đây dịch tễ học của viêm phổi đã thay đổi và gia tăng rất nhiều do các yếu tố như sự thay đổi về dân số, điều kiện về kinh tế, môi trường sống ô nhiễm nhiều khói bụi. Sự thay đổi về khí hậu thời tiết, các bệnh lí nội khoa đi kèm như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh đái tháo đường, suy thận mạn, bệnh lí gan mạn, suy giảm miễn dịch. Do sự xuất hiện của các tác nhân gây viêm phổi mới cũng như sự thay đổi độ nhạy cảm của những vi khuẩn thường gặp như: Streptococcus pneumonia, Haemophilus influenzae, Staphynocccus areus [6]. Một nghiên cứu khác của Miyashita và cộng sự[13] về viêm phổi ở những người bệnh nặng phải nhập viện điều trị có tuổi >50 và có những yếu tố nguy cơ là những bệnh mạn tính kèm theo. Trong 124 người bệnh nhập viện thì có 64% là có các bệnh mạn tính về đường hô hấp, đái tháo đường là 32%, còn lại là các nguyên nhân khác. Tỷ lệmắc bệnh ở lứa tuổi này là 23,67/1000 dân. Nghiên cứu này nhấn mạnh đặc điểm của người bệnh trong dịch tễ học.

Một nghiên cứu về tỷ lệmắc bệnh và gánh nặng kinh tế của viêm phổi trong độ tuổi lao đồng tại New York (Mỹ) [11]. Đây là một nghiên cứu thuần tập hồi cứu dựa theo các dữ liệu báo cáo y tế ở người bệnh từ 18-64 tuổi. Kết quả cho thấy tỷ lệmắc bệnh trong độ tuổi trên là 10,6/1000 dân, chi phí cho một ca là rất tốn kém 20961 đô la. Đặc biệt là lứa tuổi này là lứa tuổi lao động nên cần phải có chiến dịch phòng chống và tuyên truyền sâu rộng để đạt kết quả tốt nhất trong phòng chống bệnh viêm phổi.

Một nghiên cứu khác ở Nhật bản về các viêm phổi nặng xác định yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh có giá trị lớn trong điều trị [13]. Đây là một nghiên cứu hồi cứu được tiến hành tại các cơ sở chăm sóc Y tế đặc biệt. Tất cả người bệnh đều được chẩn đoán là viêm phổi theo tiêu chẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế thế giới, thu được kết quả như sau: Trong 290 người bệnh tuổi trung bình là 64±16, nam nhiều hơn nữ, tỷ lệphân lập được vi khuẩn là 24%. Vi khuẩn phân lập dược nhiều nhất là

Streptococcuspneumonia là 57%,người bệnh phải hỗ trợ thông khí nhân tạo, 45% có sốc nhiễm trùngkhi nhập viện. Tỷ lệtử vong là 29%. Như vậy việc phân tầng yếu tố nguy cơ trong viêm phổi và xác định nguyên nhân gây bệnh có ý nghĩa rất lớn trong điều trị thành công viêm phổi cộng đồng.

19 1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Ở Việt Nam, viêm phổi chiếm 12% trong số các bệnh về phổi (Chu Văn Ý), tỷ lệ bệnh nhân viêm phổi điều trị tại khoa Hô Hấp, bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 1996-2000 là 9,57%, đứng hàng thứ tư trong số các bệnh hô hấp điều trị tại khoa. Trong số 3606 bệnh nhân điều trị tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai từ 1996 - 2000 có 345 bệnh nhân viêm phổi (9,57%), đứng hàng thứ tư trong số tất cả các nguyên nhân gây tử vong [9]. Hiện tại một vài số liệu nghiên cứu ở một số bệnh viện ghi nhận như sau: Bệnh viện Bạch Mai, trước năm 1985, viêm phổi do vi khuẩn chiếm tỷ lệ12% các bệnh về phổi [7]. Tại khoa hô hấp Học viện Quân y 103, tỷ lệviêm phổi chiếm 1/5-1/4 số người bệnh ở khoa phổi.

Tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương (Thành phố Hồ Chí Minh), năm 2004 có 710 trường hợp viêm phổi, trong 29353 người bệnh nhập viện chiếm tỷ lệ1,4%. Có 44 trường hợp tử vong do viêm phổi trong tổng số 297 trường hợp tử vong chiếm tỷ lệ14,8%. Các nghiên cứu về viêm phổi của bệnh viện trên tập chung chủ yếu về sự đềkháng của vi khuẩn và đặc điểm của vi khuẩn gây viêm phổi như: Khảo sát đặc điểm và sự đề kháng invitro vi khuẩn gây viêm phổi tại bệnh viện Nguyên Tri Phương 2005-2006 của tác giả Lê Tiến Dũng, Cũng tác giả này năm 2008 kháo sát đặc điểm và sự đề kháng invitro vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, chỉ ra hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng là rất lớn kháng hoàn toàn với kháng sinh beta lactam, kháng nhiều với kháng sinh cephalosporin các thế hệ, hiện kháng cả với nhóm quinolone. Vi khuẩn gram âm nhiều hơn vi khuẩn gram dương. Năm 2011 tác giả Ngô Quý Châu và cộng sự chỉ ra rằng vi khuẩn còn kháng thêm với kháng sinh nhóm meropenem,imipenem với tỷ lệ tương ứng là 18% và 8% [6].

Nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc bệnh viện Chợ Rẫy(Thành Phố Hồ Chí Minh), đánh giá đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và hiệu quả điều trị viêm phổi kết luận 80,5% điều trị thành công, 11,1% tử vong do bệnh tiến triển nặng lên, thời gian điều trị 6-10 ngày chiếm 40,1%, 11-14 ngày chiếm 22,2%,trên 15 ngày chiếm 13,9%, 70,8% người bệnh ban đầu được điều trị một kháng sinh, 29,2% được điều trị kết hợp hai kháng sinh. Các kháng sinh cephalosporine được sử dụng nhiều nhất 78,3%,tiếpđến là macrolides và nhóm quillone. Tuy nhiên, cần thiết tối ưu hóa qui

20

trình chẩn đoán và điều trị viêm phổi nhằm tăng tỷ lệ khỏi bệnh và giảm tỷ lệ tử vong [7].

Chương 2

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM PHỔI 2.1. Thông tin chung về Bệnh viện Phổi Thanh Hóa.

Hình 2.1. Sơ đồ tổng thể Bệnh viện Phổi Thanh Hóa

Bệnh viện Phổi Thanh Hóa là bệnh viện chuyên khoa hạng I trực thuộc tỉnh, nằm trên địa bàn Phường Quảng Thịnh- Thành phố Thanh Hóa- tỉnh Thanh Hóa, là Bệnh viện chuyên ngành Lao và các bệnh về Phổi. Có tổng 23 khoa, phòng với quy mô giường bệnh là 500 giường, tổng số cán bộ trong Bệnh viện là 230 người. Cùng với sự phát triển chung của bệnh viện, khoa Nội 2 qua nhiều năm hoạt động đã có nhiều thay đổi, phát triển tích cực về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ góp phần

21

không nhỏ vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tỉnh Thanh Hóa và một số vùng lân cận. Với vai trò là khoa có nhiệm vụ khám ngoại trú và chẩn đoán, điều trị nội trú, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Tổng số cán bộ viên chức của khoa Nội 2 gồm 16 viên chức, trong đó gồm 3 bác sỹ, điều dưỡng gồm 13 điều dưỡng trong đó 13 điều dưỡng trực tiêp thực hiện công tác chăm sóc cho người bệnh. 2 trinh độ đại học, 11 trình độ cao đẳng. Khoa có giường bệnh theo kế hoạch, thực kê 80 giường bệnh chia thành 20 phòng bệnh có chức năng riêng về chuyên khoa. Hàng tháng có khoảng 200_250 bệnh nhân điều trị tại khoa trong đó bênh nhân viêm phổi nhập khoa điều trị dao động trong khoảng 40 - 80 bệnh nhân.

1. Ths: Nguyễn Hữu Tài 1.CNCĐ: Trương Hữu Lâm 2.Bs: Bùi Thị Thảo 2.CNCĐ: Nguyễn Thị Hợp 3 Bs: Nguyễn Thị Xoan 3. CNCĐ :Phạm Thị Nguyên 4.Bs: Nguyễn Văn Dũng 4.CNCĐ: Nguyễn Thị Sinh 5.BS: Nguyễn Thu Trang 5.CNCĐ: .Hoàng Ngọc Thắng

6.CNCĐ: Nguyễn Thị Ngoan 7.CNCĐ:.Nguyễn Thị Thơm 8.CNCĐ;.Lê Thị Hống 9 CNCĐ:.Lê Thị Hải Anh 10 CNCĐ: .Phạm Ngân Hồng 11.CNCĐ: Nguyễn Vân Anh

12.CNĐH : Lê Thị Minh Thu 13.CNĐD Nguyễn Thị Thu Giang

Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức Khoa Nội – Bệnh viện Phổi Thanh Hóa BÁC SĨ TRƯỞNG KHOA

Ths. Nguyễn Hữu Tài

ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG CNĐD. Nguyễn Thị Thu Giang BÁC SĨ

22

Hình 2.3. Ảnh nhân viên y tế của khoa Nội 2

2.2. Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh viêm phổi của điều dưỡng tại Khoa Nội Bệnh viện Phổi Thanh Hóa năm 2020. Khoa Nội Bệnh viện Phổi Thanh Hóa năm 2020.

Thống kê từ ngày 01/06/2021 đến 01/07/2021 công tác chăm sóc của điều dưỡng thực hiện chăm sóc trên 50 người bệnh viêm phổi đang điều trị tại khoa Nội Bệnh viện Phổi Thanh Hóa. Trực tiếp chăm sóc những người bệnh này là các điều dưỡng Khoa Nội.

Để phản ánh thực trạng công tác chăm sóc người bệnh viêm phổi, bên cạnh việc đánh giá những kiến thức cần thiết về chăm sóc người bệnh viêm phổi(Phụ lục 1), các hoạt động chăm sóc người bệnh viêm phổi của điều dưỡng được quan sát dựa trên bảng kiểm(Phụ lục 2). Các điều dưỡng đều chấp thuận tham gia nghiên cứu một cách tự nguyện.

Nhập và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 16.0, kết quả được phân tích và trình bày bằng các bảng và biểu đồ, cụ thể như sau:

2.2.1. Đặc điểm chung của điều dưỡng tham gia chăm sóc người bệnh

Tổng số 13 điều dưỡng tham gia vào nghiên cứu, nam (02) chiếm tỷ lệ 15,4% và 11 điều dưỡng nữ chiếm tỉ lệ 84,6%. 02 điều dưỡng có có trình độ đại học chiếm 15,4%

23

và 11 có trình cao đẳng chiếm =84,6%. Về thâm niên công tác có 80% có từ 5 năm công tác trở lên, có 20% điều dưỡng có thâm niên công tác dưới 5 năm.

2.2.2 Kiến thức của Điều dưỡng về chăm sóc người bệnh viêm phổi

Bảng 2.1 Kiến thức về các lĩnh vực chăm sóc người bệnh viêm phổi

Các lĩnh vực kiến thức

Tần số Tỷ lệ trả lời đúng

Kiến thức về nhiệm vụ của điều dưỡng 5 38,5 % Kiến thức về nguyên tắc chăm sóc điều dưỡng 12 92.3 % Kiến thức về khái niệm về bệnh viêm phổi 13 100 % Kiến thức về nội dung nhận định người bệnh viêm

phổi

7 53,8 %

Kiến thức về chẩn đoán điều dưỡng đúng trên người bệnh viêm phổi

7 53,8 %

Kiến thức về các chăm sóc cơ bản cho người bệnh viêm phổi

11 84,5 %

Kiến thức về thực hiện y lệnh khi chăm sóc người bệnh viêm phổi

10 76,9 %

Kiến thức vê các theo dõi cơ bản của điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh viêm phổi

13 100 %

Kiến thức về nội dung giáo dục sức khỏe trên người bệnh viêm phổi

11 84,5 %

Kiến thức về nội dung cần đánh giá khi chăm sóc người bệnh viêm phổi

12 92,3 %

Nhận xét:

Điều dưỡng trả lời đúng về các kiên thức trong lĩnh vực chăm sóc người bệnh viêm phổi như sau: Kiến thức về nguyên tắc chăm sóc điều dưỡng 92,3%; kiến thức về các chăm sóc cơ bản cho người bệnh viêm phổi chiếm 84,5%; kiến thức về thực hiện y lệnh trong trong chăm sóc chiếm 76,9%; kiến thức vè các nội dung giáo dục sức khỏe chiếm 84,5%, kiến thức về nội dung cần đánh giá trong chăm sóc người bệnh viêm phổi chiếm 92,3%, kiến thức về các theo dõi cơ bản và kiến thức về khái niệm bệnh viêm phổi tỷ lệ trả lời đúng là 100%. Tuy nhiên, tỷ lệ trả lời đúng về kiến

24

thức về các nhiệm vụ của điều dưỡng chỉ chiếm 38,5% và kiến thức về các nội dung nhận định và kiến thức về chẩn đoán điều dưỡng trên giường bệnh viêm phổi chỉ chiếm 53,8%.

2.2.3 Kiến thức chung của Điều dưỡng về chăm sóc người bệnh viêm phổi

Biểu đồ 2.1. Kiến thức của điều dưỡng về chăm sóc người bệnh viêm phổi

Nhận xét:

Kiến thức của điều dưỡng tại khoa Nội về chăm sóc người bệnh viêm phổi tương đối tốt. Cụ thể:

- 11/13(chiếm tỷ lệ 84,7%) điều dưỡng có kiến thức “tốt” về chăm sóc người bệnh viêm phổi

- 1/13 (chiếm tỷ lệ 7,7%) điều dưỡng có kiến thức “đạt” về chăm sóc người bệnh viêm phổi

- 1/13 (chiếm tỷ lệ 7,7%) điều dưỡng có kiến thức “chưa đạt” về chăm sóc người bệnh viêm phổi

2.2.4 Đặc điểm của người bệnh viêm phổi được chăm sóc tại Khoa Nội 2

84.70% 7.70%

7.70%

25

Bảng 2.2 Phân bố người bệnh được chăm sóc theo tuổi và giới Giới tính Độ tuổi Nam Nữ Tổng Số NB Tỷ lệ % Số NB Tỷ lệ % Số NB Tỷ lệ % Dưới 45 3 6 2 4 5 10,0 45-60 10 20 5 10 15 30,0 Trên 60 20 40 10 20 30 60,0 Tổng 33 66 17 34 50 100 Nhận xét:

Bảng 2.2 Cho thấy trong tổng số 50 người bệnh được chẩn đoán và điều trị viêm phổi tại khoa Nội 2 thì tỷ lệ người bệnh nam chiếm 66%, nữ chiếm 34%. Người bệnh viêm phổi có độ tuổi dưới 45 chiếm tỷ lệ 10%, người bệnh nằm rong độ tuổi từ 45 đến 60 chiếm 30% và cao nhất là độ tuổi trên 60 tuối chiếm 60%.

Bảng 2.3 Biểu hiện lâm sàng cơ năng của người bệnh khi vào khoa điều trị

Biểu hiện Số người bệnh Tỷ lệ %

Khó thở 40 80,0

Ho 45 90,0

Sốt 20 40,0

Đau ngực 35 70,0

Có đồng thời 2 triệu chứng trên 43 86,0 Có đồng thời 3 triệu chứng trên 35 70,0 Có cả 4 triệu chứng trên 25 50,0

Nhận xét: Kết quả thống kê cho thấy người bệnh chủ yếu có biểu hiện khó thở và ho lần lượt chiếm tỷ lệ là 80% và 90%. Tỷ lệ người bệnh có biểu hiện đau ngực chiếm 70%, biểu hiện sốt chiếm 40%. Tỷ lệ người bệnh có đồng thời 2 biểu hiện chiếm 86%; tỷ lệ người bệnh đồng thời có 3 biểu hiện chiếm 70% và có cả 4 biểu hiện là khó thở, ho, sốt và đau ngực là 50%.

Bảng 2.4. Phân loại mức độ khó thở của NB khi vào Khoa (n=50)

Mức độ khó thở Số người bệnh Tỷ lệ % Nhẹ (nhịp thở bình thường) 8 16,0 Trung bình (20-25 l/ph) 12 24,0 Nặng (26-30 l/ph) 20 40,0 Rất nặng (>30 l/ph) 10 20,0 Tổng 50 100,0 Nhận xét:

26

Kết quả ở bảng 2.3 cho thấy: 8 NB có mức độ khó thở nhẹ (nhịp thở bình thường) chiếm 16%., 12 NB ở mức độ trung bình chiếm. 24,0% và 20 NB ở mức độ khố thở nặng chiếm 40%.và 10 bệnh nhân có mức độ khó thở rất nặng chiếm 20%.

Bảng 2.5. Mức độ bệnh dựa trên thông số SPO2 (n=50)

SPO2(mmHg) Số người bệnh Tỷ lệ % Nhẹ: > 90 7 14,0 Trung bình: 88 – 90 20 40,0 Nặng: 85 – 89 15 30,0 Rất nặng: < 85 8 16,0

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh viêm phổi của điều dưỡng tại khoa nội 2 bệnh viện phổi tỉnh thanh hóa năm 2021 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)