Đa số người bệnh điều trị viêm phổi tại khoa nội có độ tuổi trên 60 tuổi chiếm 60%. Đây cũng là đối tượng cơ thể có sức đề kháng và miễn dịch giảm, nhạy cảm với các thay đổi của môi trường sống và có thể mắc đồng thời các bệnh lý khác do vậy tỷ lệ người bệnh phải nhập viện điều trị viêm phổi cao hơn hẳng với người bệnh có độ tuổi dưới 45 tuổi.
Người bệnh viêm phổi nhập khoa điều trị hầu hết đều có biểu hiện khó thở, ho chiếm tỷ lệ 80% và 90% với các mức độ khó thở khác nhau. Khó thở nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng. Để đánh giá tình trạng khó thở, quan trọng nhất là đếm nhịp thở đủ thời gian một phút. Ở giai đoạn đầu, tần số nhịp thở tỷ lệ thuận với tình trạng suy hô hấp, vì vậy: đếm nhịp thở để đánh giá tình trạng hô hấp của người bệnh là rất quan trọng nhằm giúp ĐD đưa ra quyết định chăm sóc kịp thời, chính xác. Với đánh giá phân loại mức độ khó thở cho thấy có đến 40% người bệnh có mức độ khó thở nặng với tần suất trung bình từ 26-30 nhịp thở/ phút, rất nặng chiếm 20%. So với các thời gian trước tỷ lệ người bệnh được phân bổ hầu như đồng đêu hơn có thể do tâm lý người bệnh trong thời gian lây lan đại dịch Covid nên những trường hợp người bệnh nặng và rất nặng mới thực sự cần có sự chăm sóc y tế.
Mức độ bệnh qua thông số khí máu SPO2 cũng phù hợp với mức độ khó thở đã đề cập ở Bảng 2.3. SPO2 là chỉ số để đánh giá độ bão hòa Ôxy ở máu ngoại vi, là biện pháp thực hiện đơn giản cho kết quả nhanh chóng và là chỉ số để theo dõi tình trạng suy hô hấp của người bệnh. Phân loại mức độ nặng của bệnh để đưa ra phương pháp điều trị, chăm sóc phù hợp, nhằm nhanh chóng cải thiện tình trạng thiếu ô xy trong máu cho NB một cách hiệu quả.