Khái quát Viện Sức Khỏe Tâm Thần Bệnh viện Bạch Mai

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc người bệnh trầm cảm tại viện sức khỏe tâm thần bệnh viện bạch mai (Trang 25)

 Địa điểm: Tòa nhà T4, T5, T6 Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai

 Điện thoại: 024.35765344 Fax: 024.35765346  Email: nimhvn@gmail.com

 Website: www.nimh.gov.vn

 Cơ cấu tổ chức - nhân sự: Tổng số cán bộ nhân viên: 91 người, trong đó có: 02 phó giáo sư, 07 tiến sỹ, 04 bác sỹ chuyên khoa cấp II, 22 thạc sỹ, 01 bác sỹ, 16 cử nhân đại học (về điều dưỡng, tâm lý), 03 điều dưỡng cao đẳng, 28 điều dưỡng trung cấp, 05 hộ lý và 03 nhân viên khác (lái xe, kỹ thuật viên).

 Ban Lãnh đạo:

 Viện trưởng - Bí thư Chi bộ: TS. BS. Nguyễn Doãn Phương

 Các Phó Viện trưởng:

 TS. BSCKII. Nguyễn Văn Dũng

 PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn

 TS. Trần Thị Hà An

 Chủ tịch Công đoàn: ThS. Đặng Thanh Tùng

 Bí thư Đoàn thanh niên: CN. Bùi Văn Toàn

 Điều dưỡng trưởng: ThS. Phạm Thị Thu Hiền  Quá trình hình thành và phát triển:

1. Năm 1911, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai (tiền thân của Viện Sức khoẻ Tâm thần ngày nay) được thành lập.

2. Năm 1959, Khoa Tâm thần sát nhập với Khoa Thần kinh thành Khoa Tinh Thần kinh.

3. Năm 1969, Khoa Tinh Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai được tách ra thành hai khoa: Khoa Tâm thần và Khoa Thần Kinh.

4. Ngày 08/8/1991, Viện Sức khoẻ Tâm thần được thành lập theo Quyết định số 784/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế trên cơ sở kết hợp Khoa Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai, Bộ môn Tâm thần -Trường Đại Học Y Hà Nội và Bệnh viện Tâm thần Trung Ương I.

5. Năm 2012: Thực hiện chuyên khoa hoá. Phân loại cơ sở khám chữa bệnh theo WHO, ngành tâm thần học Việt Nam hướng tới nền Tâm thần học phát triển trong tương lai.

 Cơ cấu tổ chức:

Phòng M3: 44 giường bệnh; Phòng M4: 33 giường bệnh; Phòng M5:51 giường bệnh; Phòng M6: 45 giường bệnh; Phòng M7:28 giường bệnh; Phòng M8:40 giường bệnh; Tổng: 241 giường bệnh.

1. Phòng Tổng hợp (M1) - Vị trí: Tầng 2 nhà T6 - Chức năng:

+ Đơn vị tiếp nhận hành chính + Đơn vị bảo quản-lưu trữ. + Đơn vị thông tin- thư viện. + Đơn vị tài chính kế toán. + Đơn vị trang thiết bị vật tư. + Đơn vị hành chính.

+ Đơn vị quản lý nhân lực.

2. Phòng khám và điều trị ngoại trú (M2). - Vị trí: Tầng 1 nhà T6.

- Chức năng:

+ Khám và điều trị bệnh ngoại trú.

+ Các kỹ thuật: Đo lưu huyết não, điện tâm đồ, điện não đồ. + Kỹ thuật TMS trong điều trị.

3. Phòng điều trị các rối loạn liên quan tới stress (M3). - Vị trí: Tầng 3 nhà T6.

- Chức năng:

+ Điều trị phổ biến các mặt bệnh chương F4x: Các rối loạn lo âu (lo âu trầm cảm, hoảng sợ, ám ảnh…), các rối loạn dạng cơ thể, rối loạn sự thích ứng, PTSD…

+ Đơn vị thực hành lâm sàng của học viên. 4. Phòng điều trị tâm thần nhi (M4).

- Vị trí: Nhà T5. - Chức năng:

+ Điều trị các rối loạn F7x-F9x: ADHD, rối loạn phổ tự kỷ, chậm phát triển tâm thần, các vấn đề giao tiếp…

+ Rối loạn tâm thần và hành vi ở lứa tuổi thanh thiếu niên… + Đơn vị thực hành lâm sàng.

5. Phòng điều trị tâm thần phân liệt (M5). - Vị trí: Tầng I nhà T4.

- Chức năng:

+ Các mặt bệnh F2x: Tâm thần phân liệt, rối loạn loại phân liệt, rối loạn loạn thần, hoang tưởng…

+ Đơn vị thực hành lâm sàng.

6. Phòng điều trị rối loạn cảm xúc (M6). - Vị trí: Tầng 2 nhà T6.

- Chức năng:

+ Điều trị các mặt bệnh F3x: Rối loạn trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, các rối loạn khí sắc khác…

+ Đơn vị thực hành lâm sàng. 7. Phòng điều trị nghiện chất (M7). - Vị trí: Tầng 3 nhà T4.

+ Điều trị các rối loạn F1x: Rượu, heroin, các loại ma tuý mới (ATS, cần sa, khí cười…) và các rối loạn nghiện khác (game, mua sắm…)

+ Đơn vị thực hành lâm sàng.

8. Phòng điều trị rối loạn tâm thần ở người già (M8). - Vị trí: Tầng 1 nhà T6.

- Chức năng:

+ Điều trị các rối loạn tâm thần

+ Sa sút trí tuệ, lo âu trầm cảm ở người già. + Các tổn thương thực tổn não bộ. + Đơn vị thực hành lâm sàng. 9. Phòng tâm lý lâm sàng (M9). - Vị trí: Tầng 2 nhà T6. - Chức năng: + Trị liệu tâm lý (CBT…) + Thực hành trắc nghiệm tâm lý. + Thực hành thư giãn luyện tập.

+ Các bệnh lý được điều trị phổ biến: Rối loạn lo âu, trầm cảm suy giảm nhận thức…

10. Chức năng và nhiệm vụ: - Điều trị lâm sàng.

- Đào tạo và giảng dạy. - Nghiên cứu khoa học.

- Hợp tác trong nước và quốc tế. - Chỉ đạo tuyến.

- Truyền thông và giáo dục sức khoẻ. - Công tác công đoàn và đời sống. 11. Công tác nghiên cứu khoa học: - 01 đề tài cấp Nhà nước.

- 40 đề tài cấp cơ sở. - Được Bộ Y Tế giao:

+ Xây dựng các phác đồ, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nghiện ma tuý.

+ Xây dựng Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các rối loạn tâm thần thường gặp.

+ Xây dựng Quy trình kỹ thuật chuyên ngành Tâm thần. 12. Đào tạo.

- Đơn vị đào tạo và thực hành của sinh viên đại học trường Đại Học Y Hà Nội, ĐH Thăng Long, Cao đẳng y Bạch Mai…~ 1300 sinh viên/ năm (bác sĩ đa khoa, điều dưỡng, cử nhân tâm lý…)

- Đơn vị đào tạo và thực hành của học viên sau đại học: ~ 100 học viên/ năm (Tiến sĩ, BSCKII, Thạc sĩ, BSCKI, BS nội trú, BS định hướng, nâng cao tay nghề…) và các học viên chuyên ngành liên quan (tâm lý, kỹ thuật viên tâm thần…)

- Liên tục đào tạo chuyển giao kỹ thuật về các xét nghiệm cận lâm sàng (điện não, lưu huyết não, trắc nghiệm tâm lý) cho các học viên ở các tỉnh.

- Tổ chức các hoạt động khoa học như hàng tuần báo cáo chuyên đề, hội chẩn các ca lâm sàng với sự tham gia của các Giáo sư, Phó giáo sư chuyên ngành và thông tin khoa học.

13. Hợp tác quốc tế.

- Hợp tác hoạt động với các tổ chức: WHO, ASIA-Link, sức khoẻ gia đình (FHI), Quỹ cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVAF) và trung tâm sức khoẻ Tâm thần Quốc tế (CIMH), Úc.

- Hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu và giảng dạy với trường đại học các quốc gia: Úc, Đức, Pháp, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Thuỵ Điển…

- Tổ chức hội nghị quốc tế Tâm thần học Việt Nam- Australia, Đức, Pháp…

- Tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn về những ứng dụng mới trong điều trị các rối loạn tâm thần cho tuyến trước.

- Chỉ đạo các hoạt động tâm thần trong hệ thống lồng ghép chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng.

- Kết hợp với Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức các lớp đào tạo điều dưỡng tâm thần…

- Hỗ trợ Bộ Y Tế trong việc xây dựng các phác đồ, hướng dẫn chẩn đoán và điều rị nghiện ma tuý.

- Thực hiện tốt việc cử cán bộ đi tuyến theo Đề án 1816. 15. Công tác công đoàn đời sống.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định 43/NĐ-CP của chính phủ dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của Bệnh viện Bạch Mai.

- Tích cực hưởng ứng phong trào học tập và làm việc theo 12 điều y đức, Quy tắc ứng xử do Bộ Y Tế ban hành.

- Duy trì mức thưởng thu nhập tăng thêm.

- Tổ chức các chuyến đi nghỉ mát và thăm quan cho CBNV. - Các buổi hoạt động tình nguyện các tỉnh.

16. Truyền thông giáo dục sức khoẻ:

- Hợp tác với các cơ quan truyền thông (truyền hình, báo điện tử, báo giấy…) trong việc truyền tải các thông tin giáo dục phát triển sớm bệnh tâm thần và làm giảm yếu tố kỳ thị đối với người bệnh tâm thần.

- Trang Web của Viện ( www.nimh.gov.vn) đi vào hoạt động (trung bình mỗi ngày có gần trăm lượt người truy cập , tổng số hiện có gần 400.000 lượt truy cập) đã góp phần cung cấp nguồn thông tin chính thống, nâng cao kiến thức cộng đồng về chăm sóc sức khoẻ tâm thần. Hỗ trợ phát triển mạng lưới dịch vụ tâm thần thông qua hình thức tư vấn trực tuyến.

- Tất cả các NB nói chung, NB trầm cảm nói riêng ở Viện Sức Khoẻ Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai được chăm sóc như nhau. Quy trình chăm sóc người bệnh trầm cảm tại Viện được thực hiện được Ban hành kèm theo

Quyết định số 940/2002/QĐ-BYT ngày 22/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn quy trình chăm sóc NB [24] và Thông tư 07/2011/TT-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện [31]

Theo Thông tư 07/2011/TT-BYT Điều dưỡng có nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc người bệnh [31]:

- Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe - Chăm sóc về tinh thần

- Chăm sóc vệ sinh cá nhân - Chăm sóc dinh dưỡng

- Chăm sóc phục hồi chức năng

- Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật - Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh - Chăm sóc NB giai đoạn hấp hối và NB tử vong - Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng

- Theo dõi, đánh giá NB

- Bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc NB

- Ghi chép hồ sơ bệnh án

* Đối với người bệnh điều trị tự nguyện (gọi chung là người bệnh):

- Trường hợp NB vào Viện, ra Viện, chuyển khoa, chuyển Viện thực hiện theo quy chế vào Viện, ra Viện, chuyển khoa, chuyển Viện.

- Người bệnh ra khỏi khu vực của Viện phải được sự đồng ý của bác sỹ điều trị, điều dưỡng quản lý và có người nhà đi kèm.

- Trường hợp NB đi khám chuyên khoa, yêu cầu thực hiện những quy định sau:

+ Có giấy, phiếu khám chuyên khoa đã được ký duyệt. + Yêu cầu có 01 điều dưỡng đi kèm.

+ Lập Biên bản.

+ Điều động nhân viên của khoa tổ chức truy tìm NB ngay sau khi phát hiện NB trốn Viện.

+ Sau khi tổ chức truy tìm NB, nếu không tìm thấy NB, phải thực hiện ngay các trình tự báo trốn theo quy định của Bệnh viện.

- Trường hợp NB tử vong thực hiện theo quy chế giải quyết NB tử vong.

- Trường hợp thăm gặp thực hiện theo quy định thăm gặp. 2.2. Nghiên cứu một trường hợp bệnh cụ thể:

 Hành chính

1. Họ và tên HỒ THỊ T 2. Tuổi: 47 Giới: Nữ 3. Nghề nghiệp: Giáo viên

4. Địa chỉ: Xóm 17, Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An 5. Dân tộc: Kinh

6. Tôn giáo: Không

7. Trình độ học vấn: 12/12 8. Người cung cấp thông tin

Người bệnh : Độ tin cậy cao (tỉnh táo, hợp tác kể bệnh)

Con trai người bệnh : Độ tin cậy cao (sống cùng NB, hợp tác kể bệnh)

9. Ngày vào viện: 15/07/2021 10. Ngày làm bệnh án: 05/08/2021 11. Vào viện lần thứ: 01

12. Khi cần báo tin cho Con Trần Đức M Cùng địa chỉ trên SĐT: 0965211xyz

 Phần chuyên môn

1. Lý do vào viện: Buồn chán, muốn chết. 2. Bệnh sử:

Theo lời người bệnh và người nhà (con trai NB) kể:

NB là con thứ hai trong gia đình có 5 người con. Qúa trình mẹ NB mang thai sinh đẻ không có gì bất thường, NB phát triền tâm thần vận động bình thường. Từ nhỏ NB là người hay lo lắng, suy nghĩ, sống nội tâm, chu toàn, cẩn thận và tỉ mỉ. NB học cấp I, II, III học lực khá, sau đó thi vào Trường cao đẳng Sư phạm thuộc Đại học Vinh, sau khi tốt nghiệp NB về địa phương dạy học tại một trường tiểu học gần nhà. NB khá yêu thích và hài lòng với công việc của mình mặc dù có lúc áp lực, căng thẳng. NB lấy chồng năm 24 tuổi, 2 vợ chồng có 2 người con trai đều đang đi học, các con đều ngoan ngoãn, học tốt, khoẻ mạnh. Chồng NB làm nghề kinh doanh tự do, kinh tế gia đình trung bình. NB không có mâu thuẫn gì đặc biệt với ai.

Cách đây 5 năm NB phát hiện chồng có mối quan hệ tình cảm với người phụ nữ khác, NB buồn bã, suy nghĩ nhiều về việc này. NB cảm thấy thất vọng về chồng tuy nhiên vẫn muốn tìm cách để duy trì mối quan hệ vợ chồng. NB lo lắng nếu gia đình đổ vỡ, các con sẽ khổ, nhiều người dị nghị, chê cười. Dần dần NB xuất hiện ngủ kém, đêm thường khó vào giấc, trằn trọc mãi mới ngủ được, khi ngủ được cũng ngủ chập chờn, dễ tỉnh giấc. Sau đó NB bắt đầu có cảm giác đau đầu âm ỉ, thường xuyên, tăng dần, toàn bộ đầu, cảm giác căng tức, nặng nề có khi bó chặt làm NB khó chịu, mệt mỏi. Các biểu hiện ngày càng tăng dần, NB lại càng suy nghĩ, lo sợ mình bị bệnh tật thì chồng sẽ bỏ, không chăm lo được cho các con, mặc dù chồng NB không còn duy trì mối quan hệ ngoại tình nữa. NB buồn chán nhiều hơn, hay ngồi một mình trong phòng suy nghĩ trầm ngâm, có khi khóc một mình. NB ngại nói chuyện, tiếp xúc với người khác, kể cả các người thân trong gia đình, một phần vì ngại ngùng chuyện gia đình, một phần do mệt mỏi, buồn chán. NB giảm hứng thú với những việc trước đây vẫn yêu thích, cảm giác ngại đến

trường dạy học. NB dần trở nên chậm chạp hơn, hay quên, khi làm việc không còn hứng thú như trước nữa. NB đi khám tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Nghệ An được chẩn đoán Trầm cảm, điều trị nội trú một thời gian thì các biểu hiện thuyên giảm, NB được ra viện. NB duy trì thuốc vài tháng, sau đó tự bỏ. Trong thời gian này NB dần dần trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường. Khoảng 3 tháng trở lại đây, sau khi có nhiều căng thẳng công việc tại trường học NB lại có biểu hiện đau đầu tăng dần, âm ỉ, thường xuyên như trước, cảm giác đau tức nặng phía sau đầu, NB tự uống thuốc giảm đau, ban đầu có đỡ nhưng sau đó dần dần không hiệu quả. NB đau đầu nhiều, đêm khó ngủ, khó vào giấc, trằn trọc mãi mới ngủ được, khi ngủ được lại ngủ chập chờn, dễ tỉnh giấc, trung bình mỗi đêm ngủ được 2-3 tiếng. NB không ngủ được ban ngày đi làm thấy mệt mỏi, uể oải dần dần NB cảm thấy không muốn đi dạy học, không muốn làm các công việc thường ngày trước đây NB muốn làm. NB lại cảm thấy buồn chán, hay khóc một mình, ngại nói chuyện với mọi người xung quanh kể cả người thân trong nhà. NB trở nên chậm chạp hơn, hay quên, chồng con hỏi chuyện NB phải suy nghĩ một lúc mới trả lời có khi không trả lời. NB ăn uống không cảm thấy ngon miệng. Các biểu hiện nặng dần lên, NB phải xin nghỉ làm ở nhà. NB đi khám tại Bệnh viện Tâm thần Nghệ An, được chẩn đoán trầm cảm, điều trị ngoại trú Amitriptylin 75mg, Quetiapin 100mg, Escitalopram 20mg trong vòng 1 tháng, tuy nhiên các biểu hiện trên không thuyên giảm. NB càng buồn chán, suy nghĩ bi quan, nghĩ rằng bệnh của mình không khỏi được, NB trở thành gánh nặng cho chồng con nên nhiều lần nghĩ đến cái chết để giải thoát. Cách vào viện 1 tháng NB tự mua thuốc trừ sâu (không rõ loại) uống để tìm cái chết nhưng sau đó được người nhà phát hiện, đưa đi cấp cứu, sau khi điều trị ổn định NB được chuyển Viện sức khoẻ Tâm thần điều trị tiếp.

Hiện tại, sau điều trị 20 ngày NB tỉnh, tiếp xúc được, còn ý tưởng muốn chết, bi quan, mệt mỏi, buồn chán, lo lắng, cho rằng bản thân có tội lỗi với gia

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc người bệnh trầm cảm tại viện sức khỏe tâm thần bệnh viện bạch mai (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)