Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc người bệnh trầm cảm tại viện sức khỏe tâm thần bệnh viện bạch mai (Trang 47 - 54)

3.3.1. Giải pháp về quản lý.

- Bổ sung đầy đủ nhân lực điều dưỡng cho công tác chăm sóc NB.

-Xây dựng các bảng kiểm để đánh giá được các hoạt động chăm sóc NB của điều dưỡng.

3.3.2. Giải pháp về kỹ thuật và đào tạo.

-Tổ chức nhiều khóa đào tạo tại chỗ về kỹ năng mềm cho đội ngũ điều dưỡng.

-Tăng cường đào tạo, tập huấn cho điều dưỡng về kỹ năng truyền thông, nhất là truyền thông về phòng chống bệnh trầm cảm tại cộng đồng.

-Thường xuyên thực hiện đào tạo, tập huấn cho điều dưỡng nhất là điều dưỡng mới tuyển để nắm được quy trình chăm sóc NB.

-Thường xuyên cấp nhập kiến thức về bệnh trầm cảm để nâng cao năng lực cho hệ thống điều dưỡng cụ thể:

+ Điều dưỡng chăm sóc cần tìm hiểu NB để lên kế hoạch chăm sóc NB cho phù hợp.

+ Khi NB có hành vi tự sát NVYT phải theo dõi sát 24/24h, thông báo cho toàn Viện và đi buồng 15 phút một lần.

+ Động viên, quan tâm và giúp đỡ NB bị trầm cảm.

+ Tăng cường công tác giáo dục sức khỏe, hướng dẫn giải thích cho NB và người nhà hiểu rõ thế nào là bệnh trầm cảm.

+ Khi NB chống đối dùng thuốc thì phải giải thích tại sao phải uống thuốc, và cách uống thuốc như thế nào.

+ Sau khi cho NB dùng thuốc phải theo dõi và hướng dẫn phát hiện tác dụng không mong muốn của thuốc.

+ Giải thích cho người nhà biết cách ứng xử với những biểu hiện bất thường của bệnh cũng như tác dụng phụ của thuốc.

+ Phục hồi chức năng sau khi NB điều trị ổn định. Hướng dẫn NB cách chăm sóc bản thân mình như tự tắm giặt, vệ sinh các nhân. Sắp xếp chỗ ở gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.

+ Giúp NB có tâm trạng thoải mái vui vẻ, nâng cao sự tự tin, hình thành sự lạc quan tin tưởng vào quá trình điều trị.

+ Nhân viên y tế dạy cho NB kỹ năng cộng đồng như: tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể, đi du lịch tránh stress, sử dụng điện thoại, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng….

+ Giáo dục cho NB nhận thức được về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân cũng như yêu cầu được giúp đỡ khi cần, tham gia các hoạt động của cộng đồng.

3.3.3. Đối với gia đình người bệnh.

Khi NB được trở về với gia đình, xã hội cần phải xác định:

+ Gia đình NB phải xác định việc chăm sóc NB trầm cảm không phải chỉ dựa vào thuốc là đủ, mà cần dựa vào sự quan tâm chăm sóc từ phía gia đình NB, đặc biệt là chăm sóc tâm lý để giúp đỡ NB tái hòa nhập với cuộc sống, xã hội.

+ Người nhà luôn gần gũi, động viên, cảm thông chia sẻ những mặc cảm của NB.

+ Gia đình NB cần nắm rõ được những nguy cơ làm cho bệnh ngày càng nặng lên như tâm trạng lo lắng, buồn chán, phiền muộn...

+ Khi NB rơi vào trạng thái trầm buồn, sa sút thì gia đình cần vệ sinh cho NB khi họ không thể tự làm được.

+ Khi NB ổn định trở về cộng đồng thì gia đình không để NB rơi vào trạng thái thụ động hãy làm việc gì đó với họ như: lao động nhẹ nhàng phù hợp với khả năng của NB, động viên NB tham gia vào các hoạt động nơi NB công tác.

+ Bố trí thời gian tham gia đầy đủ các lớp tập huấn kiến thức về bệnh và chăm NB trầm cảm.

+ Tái khám định kỳ, uống thuốc đầy đủ theo đơn không được tự ý bỏ thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

+Quản lý thuốc chặt chẽ và cho NB uống đều hàng ngày theo hướng dẫn của thầy thuốc, phát hiện tác dụng phụ của thuốc hay triệu chứng của bệnh báo cáo kịp thời cho bác sỹ chuyên khoa.

+ Khi NB có biểu hiện các triệu chứng của bệnh cần đưa NB đến cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần xin khám và điều trị.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác chăm sóc NB trầm cảm tại Viện Sức Khỏe Tâm thần- Bệnh viện Bạch Mai, tôi xin có môt số kết luận sau:

1. Thực trạng về cơ sở hạ tầng.

Bệnh viện đã bố trí khuôn viên của Viện thoáng mát, có hàng rào che chắn để bảo vệ an toàn cho NB, trang bị đầy đủ những thiết bị cần thiết phục vụ NB, Viện có đủ buồng bệnh cũng như cơ số giường bệnh, có những phòng riêng đầy đủ tiện nghi để cho NB có nhu cầu ở riêng khi nằm viện điều trị nội trú, có sân vui chơi, đánh cầu lông, tập thể dục cho NB. 2. Thực trạng về nhân lực.

Đa số Điều dưỡng đã được đào tạo về chuyên nghành tâm thần. Tuy nhiên một số Điều dưỡng mới do tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay cho lên chưa được đào tạo về các kỹ năng mềm.

3. Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh trầm cảm.

- Năng lực điều dưỡng mới vào nghề chăm sóc NB còn hạn chế, lập kế hoạch chăm sóc NB chưa đáp ứng hết nhu cầu chăm sóc của NB.

- Trình độ ngoại ngữ khi giao tiếp còn yếu.

- Việc giáo dục sức khỏe cho NB chưa được tốt, điều dưỡng mới vào nghề chưa cung cấp đủ kiến thức về bệnh trầm cảm cho NB.

ĐỀ XUẤT

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc NB trầm cảm.

1. Đối với Viện Sức Khỏe Tâm thần- Bệnh viện Bạch Mai.

- Đào tạo liên tục cho điều dưỡng về chăm sóc NB trầm cảm.

- Xây dựng các quy trình, hướng dẫn cụ thể cho điều dưỡng trong chăm sóc NB trầm cảm.

- Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho khối Điều dưỡng để phục vụ giao tiếp với NB nước ngoài.

2. Đối với nhân viên y tế.

*NB nằm điều trị tại Viện cần thực hiện:

- Khi NB có ý tưởng hành vi tự sát NVYT phải theo dõi sát 24/24h, đi buồng kiểm tra 15 phút một lần.

- Động viên, quan tâm và giúp đỡ NB bị trầm cảm, giúp NB có tâm trạng thoải mái vui vẻ, nâng cao sự tự tin, lạc quan tin tưởng vào quá trình điều trị.

- Giáo dục sức khỏe, hướng dẫn giải thích để NB hợp tác trong quá trình quản lý, theo dõi và chăm sóc tại Viện.

- Cho NB uống thuốc tận dạ dày, NB chống đối dùng thuốc thì phải giải thích tại sao phải uống thuốc, kiểm soát NB uống thuốc. Sau khi dùng thuốc, hướng dẫn theo dõi, thực hiện theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc. - Phục hồi chức năng sau khi NB điều trị ổn định. Hướng dẫn NB cách chăm sóc bản thân mình như tự tắm giặt, vệ sinh các nhân trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Sắp xếp nội vụ chỗ ở gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.

- Giáo dục cho NB nhận thức được về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân như yêu cầu được giúp đỡ khi cần, tham gia các hoạt động của cộng đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Kim Việt, Nguyễn Văn Tuấn (2016), Giáo trình bệnh học tâm thần, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

2. Nguyễn Doãn Phương, Nguyễn Văn Tuấn, Trần Thị Hà An và cộng sự. (2019), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

3. Andrade L., Caraveo-Anduaga J.J., Berglund P. et al. (2003). The epidemiology of major depressive episodes: results from the International

Consortium of Psychiatric Epidemiology (ICPE) Surveys. Int J Methods

Psychiatr Res, 12(1), 3–21.

4. Kessler R.C., Ormel J., Petukhova M. et al. (2011). Development of lifetime comorbidity in the World Health Organization world mental health surveys. Arch Gen Psychiatry, 68(1), 90–100.

5. Nguyễn Viết Thiêm, Lã Thị Bưởi (2001), Bệnh học tâm thần phần nội sinh (Tập bài giảng dành cho sau đại học), Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

6. Lépine J.-P., Briley M. (2011). The increasing burden of depression. Neuropsychiatr Dis Treat, 7(Suppl 1), 3–7.

7. Davison K. (2006). Historical aspects of mood disorders. Psychiatry, 5(4), 115–118.

8. Tổ chức Y tế Thế giới (1992), Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi .

9. American Psychiatric Association (2013) Generalized Anxiety disorder Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 5th Edition,222 10. Kendler K.S., Gatz M., Gardner C.O. et al. (2006). A Swedish national

twin study of lifetime major depression. Am J Psychiatry, 163(1), 109– 114.

11. Shadrina M., Bondarenko E.A., Slominsky P.A. (2018). Genetics Factors in Major Depression Disease. Front Psychiatry, 9.

12. Dalton V.S., Kolshus E., McLoughlin D.M. (2014). Epigenetics and depression: return of the repressed. J Affect Disord, 155, 1–12.

13. Nutt D.J. (2008). Relationship of neurotransmitters to the symptoms of major depressive disorder. J Clin Psychiatry, 69 Suppl E1, 4–7.

14. Delgado P.L., Miller H.L., Salomon R.M. et al. (1993). Monoamines and the mechanism of antidepressant action: effects of catecholamine depletion on mood of patients treated with antidepressants. Psychopharmacol Bull, 29(3), 389–396.

15. Dunlop B.W., Nemeroff C.B. (2007). The role of dopamine in the pathophysiology of depression. Arch Gen Psychiatry, 64(3), 327–337. 16. Sanacora G., Mason G.F., Rothman D.L. et al. (1999). Reduced cortical

gamma-aminobutyric acid levels in depressed patients determined by proton magnetic resonance spectroscopy. Arch Gen Psychiatry, 56(11), 1043–1047.

17. Benjamin James Sadock M.D, Virginia Alcott Sadock M.D, Pedro Ruiz M.D. (2015). Mood disorders. Kaplan & Sadock’s Synopsis of PsychiatryBehavioral Sciences/Clinical Psychiatry. 11th, Wolters Kluwer, Newyork, 347–379.

18. Thériault R.-K., Perreault M.L. (2019). Hormonal regulation of circuit function: sex, systems and depression. Biol Sex Differ, 10.

19. Ergotherapie bei Depressionen - Praxis fur Ergotherapie Oldenburg. Accessed August 25, 2021

20. Ma Z., Bayley M.T., Perrier L. et al. (2019). The association between adverse childhood experiences and adult traumatic brain injury/ concussion: a scoping review. Disabil Rehabil, 41(11), 1360–1366.

21. McGowan P.O., Sasaki A., D’Alessio A.C. et al. (2009). Epigenetic regulation of the glucocorticoid receptor in human brain associates with childhood abuse. Nature Neuroscience, 12(3), 342–348.

22. Rizvi S., Khan A.M. Use of Transcranial Magnetic Stimulation for Depression. Cureus, 11(5).

23. Ian Anderson, Stephen Pilling, và Alison Barnes (2019). The Treatment and Management of Depression in Adults (Updated Edition). The British Psychological Society and The Royal College of Psychiatrists, 638.

24. Bộ Y tế (2002), Quyết định số 940/2002/QĐ-BYT ngày 22/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh.

25. Scott Patten et al. (2006), “Descriptive Epidemiology of Major Depression in Canada”, Canadian journal of psychiatry. Revue canadienne de psychiatrie, 51(2), pp. 84-90.

26. Laura A. Pratt and Debra J. Brody (2008), “Depression in the United States household population”, NCSH Brief, 7, pp. 1-8.

27. Ruoling Chen et al. (2005), “Depression in Older People in Rural China”, Arch Intern Med, 165(17), pp. 2019-2025., .

28. Nguyễn Văn Siêm (2010), “Nghiên cứu dịch tễ lâm sàng rối loạn trầm cảm tại một xã đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Y học thực hành, 5, tr. 71- 74.

29. Trần Văn Cường (2011), “Điều tra dịch tễ học lâm sàng một số bệnh tâm thần thường gặp ở các vùng kinh tế xã hội khác nhau của nước ta hiện nay”, Tạp chí Y học thực hành, 8, tr. 1-13.

30. Lương Bạch Lan (2009), “Tỷ lệ và yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 13, tr. 1-5.

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc người bệnh trầm cảm tại viện sức khỏe tâm thần bệnh viện bạch mai (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)