Giới thiệu Bệnh viện Tâm Thần Phú Thọ

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại khoa loạn thần cấp tính bệnh viện tâm thần phú thọ năm 2021 (Trang 27)

Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ được thành lập tháng 7/1977. Với 200 giường bệnh thực kê, hàng năm Bệnh viện đều hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao, có đủ khả năng phục vụ 180 – 200 người bệnh điều trị nội trú hàng ngày quản lý điều trị ngoại trú 4.439 người bệnh tại cộng đồng/năm.

Bệnh viện đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao như: Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho người mắc bệnh tâm thần, thần kinh của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận; triển khai thực hiện quản lý, điều trị, phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, rối loạn tâm thần khác tại cộng đồng theo Chương trình mục tiêu quốc gia - Dự án BVSKTT cộng đồng.

Qua 44 năm xây dựng và trưởng thành hiện nay Bệnh viện có 13 Khoa, phòng; với 122 cán bộ, CC-VC, cơ sở vật chất nhà cửa khang trang, buồng bệnh đầy đủ tiện nghi, sạch sẽ, các trang thiết bị hiện đại, trên 90% cán bộ, CC-VC có trình độ đại học, sau đại học, có y đức, tâm huyết với nghề, tận tâm với người bệnh.Bệnh viện đã vinh dự đón nhận: 02 Huân chương lao động hạng 3, 01 Bằng khen của Chính phủ trao tặng, 01 Kỷ niệm chương Hùng Vương; 04 Bằng khen của Bộ Y tế; nhiều năm được UBND tỉnh trao tặng lá cờ đầu xuất sắc của ngành, …

Nhân lực điều dưỡng chăm sóc người bệnh: Bệnh viện có tổng số 60 điều dưỡng, trong đó có 30 điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh nằm điều trị nội trú tại 04 khoa lâm sàng. Trung bình 01 điều dưỡng chăm sóc 05 người bệnh.Công tác chăm sóc người bệnh tại 04 khoa đồng đều như nhau. Người bệnh hài lòng khi nằm điều trị tại Bệnh viện.

Hoạt động chăm sóc người bệnh tại Khoa Loạn thần cấp tính

Khoa Loạn thần cấp tính là 01 trong 4 khoa lâm sàng điều trị người bệnh nội trú tại bệnh viện tâm thần Phú Thọ được giao 50 giường bệnh.

Nhân lực trong khoa gồm có 12 cán bộ, trong đó (1BSCKII, 1BSCKI, 02 Bác sỹ điều trị, 8 cử nhân Điều dưỡng).

Khoa có nhiệm vụ: Điều trị nội trú; ngoại trú, phòng bệnh và nâng cao sức khoẻ cho người bệnh tâm thần, động kinh, điều trị các bệnh cai rượu, nghiện chất…của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận đến khám, điều trị tại Bệnh viện.

Công tác thường trực cấp cứu luôn được đảm bảo 24/24h củng cố trực tại khoa Loạn thần cấp tính nhằm đảm bảo người bệnh được cấp cứu, khám chữa bệnh ngay khi vào viện

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Bệnh viện Nhân lực điều dưỡng chăm sóc người bệnh: Khoa loạn thần cấp tính có 8 điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh nằm điều trị nội trú tại khoa. Trung bình 01 điều dưỡng chăm sóc 5- 6 người bệnh. Người bệnh hài lòng khi nằm điều trị tại Bệnh viện.

- Công tác chăm sóc của điều dưỡng tại khoa Loạn thần cấp tính được người bệnh và người nhà người bệnh rất hài lòng, theo kết quả khảo sát sự hài lòng người bệnh theo mẫu số 01 Bộ Y tế, 6 tháng đầu năm 2021 khoa cấp tính đạt được:

+ Tổng điểm Trung bình người bệnh, người nhà người bệnh chọn: 4.8/5 điểm; + Tỷ lệ hài lòng chung 100%;

+ Điểm trung bình theo từng phần A: 4,7 B: 4,8 C: 4,7 D: 4,8 E: 4,8; + Tỷ lệ hài lòng so với mong đợi: 98%;

+ Tỷ lệ người bệnh sẽ quay trở lại: 100% + Chỉ số hài lòng toàn diện: 100% [1]. 2.2. Chăm sóc một trường hợp điển hình 2.2.1. Nhận định người bệnh

* Thông tin chung về người bệnh

- Họ và tên người bệnh: NGUYỄN TIẾN TRƯỜNG - Tuổi: 47

- Giới tính: Nam - Dân tộc: Kinh

- Nghề nghiệp: Nông dân

- Địa chỉ: Khu 1 – xã Hà Thạch – Thị xã Phú Thọ – tỉnh Phú Thọ. - Vào viện ngày: 22/8/2021

Lý do vào viện: mất ngủ nói nhiều

Chẩn đoán: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (F31.1) * Quá trình bệnh lý

Theo mẹ người bệnh kể lại người bệnh là con thứ 2/2 trong gia đình. Tiền sử sản khoa không có gì đặc biệt, từ nhỏ đến lớn phát triển tâm thần và thể chất bình thường. Người bệnh học hết lớp 12/12 sau đó theo học tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, sau ra trường người bệnhvề làm việc tại Hà Nội 10 năm, Lấy vợ chuyển về Thị xã Phú Thọ sinh sống, có 2 người con, tuy nhiên tình cảm hai vợ chồng nhiều lúc có khúc mắc. Người bệnh bị bệnh lần đầu tháng 2/2017 với biểu hiện tính nết thay đổi, đêm ngủ ít nói nhiều, dễ nổi cáu,..người bệnh đã được khám và điều trị tại viện Tâm thần Phú Thọ với chẩn đoán: RLCXLC, bệnh ổn định ra viện về nhà người bệnh uống thuốc đều, và đi làm bình thường. Từ đó đến nay bệnh tương đối ổn định. Trước nhập viện 1 tháng người bệnh bỏ thuốc không uống bệnh tái phát cũng với các biểu hiện trên: người bệnh xuất hiện nói nhiều, đi lại nhiều, bỏ bê công việc kèm theo ăn ngủ thất thường thấy vậy gia đình đưa người bệnh đến BVTT Phú Thọ khám và điều trị tháng 8/2021.

* Khám bệnh + Toàn thân:

- Thể trạng trung bình, Cân nặng: 50 kg; chiều cao: 157cm - Da, niêm mạc kém hồng.

- Không phù,không xuất huyết dưới da ... Dấu hiệu sinh tồn

Mạch:76 lần/phút Huyết áp: 110/70mmHg Nhiệt độ: 36.8°C

Nhịp thở: 19 lần/phút Thần kinh:

- 12 đôi dây thần kinh sọ não hiện chưa có gì đặc biệt - Đáy mắt: Chưa soi

- Vận động tứ chi: Tự chủ được - Trương lực cơ: Bình thường - Cảm giác: Bình thường

- Phản xạ: Gân xương bình thường Tâm thần:

- Năng lực định hướng: xác định đúng.

- Tình cảm, cảm xúc: khí sắc tăng, dễ bùng nổ, cáu gắt vô cớ. - Tri giác: không có hoang tưởng, ảo giác

- Tư duy

+ Hình thức:nhịp nhanh + Nội dung:

Hành vi tác phong: rối loạn

+ Hoạt động bản năng: tăng năng lượng hoạt động ăn ngủ thất thường + Trí nhớ: giảm

Các cơ quan khác: Tuần hoàn:

- Mỏm tim đập ở khoang liên sườn VI, đường lách giữa xương đòn trái - Nghe, tiếng T1 T2 rõ

- Sờ không có rung miu Hô hấp:

- Nhìn; Lồng ngực 2 bên cân đối - Nghe rì rào phế nang êm dịu Tiêu hóa:

- Bụng mềm không chướng - Di động theo nhịp thở - Sờ không có u cục

Thận –Tiết niệu –Sinh dục:

- Ấn các điểm niệu quản trên giữa không đau - Liệu pháp chạm thận, bập bềnh thận (-) Cơ –Xương –Khớp: Bình thường

Tai –Mũi –Họng: Bình thường

Các bệnh lý khác: Hiện tại không có gì đặc biệt Tiền sử

+ Bản thân: phát triển thể chất và tâm thân bình thường, bị bệnh lần đầu năm 2018

Các xét nghiệm đã được làm:

+ Xét nghiệm máu: HC 4,6 T/L; BC 10,6 G/L; TC 285 G/L

+ Sinh hóa máu: Đường huyết 6,4 mmol/l; SGOT 52,1 U/l; SGPT 81,6 U/l; Bilirubin - TT 3,9 𝜇mol/l; Protein toàn phần 71,6 g/l; Triglycerit 1,8 mmol/l; Cholesterol 4,5 mmol/l

- Các chỉ số khác: Bình thường XQ: bình thường

Điện não: Hình ảnh sóng điện não hiện tại bình thường.

Lưu huyết não: giảm lượng máu lên não ở cả hai hệ động mạch. Điện tim: Hiện tại bình thường.

Siêu âm ổ bụng: Hiện tại chưa phát hiện hình ảnh bất thường trên siêu âm ổ bụng.

Nội khoa và thần kinh: không có gì đặc biệt 2.2.2. Chẩn đoán điều dưỡng

- Người bệnh có nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh liên quan đếnhưng phấn, nghi ngờ người khác, hoang tưởng.

- Rối loạn nhận thức giác quan liên quan đến thiếu ngủ, quá trình loạn thần. - Người bệnh nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng liên quan đến việc từ chối hoặc không thể ngồi yên đủ lâu để ăn các bữa ăn.

- Người bệnh lười vệ sinh cá nhân

- Người bệnh và gia đình người bệnh thiếu kiến thức về bệnh 2.2.3. Lập kế hoạch chăm sóc:

- Đảm bảo cho người bệnh và người xung quanh được an toàn.

- Giảm rối loạn nhận thức giác quan liên quan đến thiếu ngủ, quá trình loạn thần cho người bệnh.

- Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh. - Nhắc nhở người bệnh vệ sinh cá nhân trong ngày.

- Giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà người bệnh. 2.2.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc:

- 8 giờ 00 phút: Bố trí buồng bệnh sạch sẽ, thoáng mát, để người bệnh ở cùng phòng với những người bệnh đã ổn định để tăng khả năng tiếp xúc trao đổi thông tin với người bệnh. Giữ buồng bệnh yên tĩnh ở những giờ nhất định để người bệnh ngủ yên.

- Hướng dẫn người bệnh vệ sinh giường bệnh phòng; - Tổ chức vui chơi đọc báo, xem tivi... cho người bệnh; - Hướng dẫn người bệnh tham gia hoat động thể dục thể thao.

- Loại bỏ các vật dùng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh như là dao, kéo hay bất cứ vật sắc nhọn nào.

- Theo dõi sát người bệnh, cần có sự phối hợp của điều dưỡng và người nhà theo dõi 24/24h.

- 8 giờ 5 phút đo dấu hiệu sinh tồn: + Mạch: 76 lần/phút

+ Huyết áp: 110/70 mmHg + Nhiệt độ: 36,80C

+ Nhịp thở: 19 lần/phút

- 8 giờ 10 phút: Theo dõi sát diễn biến bệnh, quản lý người bệnh tại khu vực dễ quan sát.

+ Các dấu hiệu bệnh lý khác chưa có vấn đề gì đặc biệt 10giờ 00 phút Thực hiện ylệnh thuốc:

- Levomepromarin 25mg x 5 viên. Uống 10h:2 viên - 20h:3 viên - Depakin 500mg x 2 viên. Uống 10h:1viên -20h:1 viên - Senduxen5mg x 4 viên. Uống 10h: 2 viên –20h 2 viên - Theo dõi sát sao diễn biến người bệnh

- Tiếp xúc với người bệnh với thái độ hài hòa, niềm nở nhưng cũng cần cương quyết nếu người bệnh chống đối.

2.2.4.2. Cải thiện giấc ngủ cho người bệnh 7 giờ 30 phút:

Để người bệnh ở phòng bệnh có môi trường dễ chịu và phù hợp cho giấc ngủ. Cần hỏi kỹ về kiểu ngủ của bệnh nhân (độ dài, tính liên tục). Nếu ngủ không đúng tư thế cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Yêu cầu NB vận động trong ngày

tránh để NB nằm trên giường suốt ngày. Khuyên người bệnh không dùng các loại đồ uống như: Rượu, cafein thay vào đó hãy bổ sung các loại thực phẩm có thể giúp bạn có một giấc ngủ tốt như: Hạt sen...

11 giờ 30 phút

Hướng dẫn người bệnh giảm thời lượng ngủ trưa: Mặc dù giấc ngủ trưa rất tốt; tuy nhiên nếu thời lượng ngủ trưa kéo dài sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm. Thay vì ngủ trưa 2 tiếng/ngày, khuyên người bệnh giảm thời lượng ngủ trưa thành 1 tiếng/ngày.

20 giờ 00 phút: Thực hiện y lệnh thuốc cho người bệnh, hướng dẫn người bệnh tối

không đi ngủ quá sớm.

22 giờ 00 phút: Hướng dẫn NB một vài kỹ thuật thư giãn trước khi đi ngủ như: Thiền, đi bộ, tập thể dục trước khi ngủ...

7 giờ 00 phút ngày hôm sau: NB ngủ được 4,5 giờ/đêm. 2.2.4.3. Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh:

6 giờ 30 phút: Hướng dẫn người bệnh xuống khoa dinh dưỡng, tiết chế của bệnh viện ăn cháo từ thiện, quan sát thấy người bệnh ăn được 2/3 suất cháo.

9 giờ 00 phút: Hướng dẫn người nhà người bệnh cho người bệnh ăn thêm hoa quả hoặc uống 01 cốc sữa.

10 giờ 30 phút: Động viên NB ăn hết khẩu phần, điều dưỡng tạo không khí vui vẻ thỏa mái khi người bệnh ăn tại khoa dinh dưỡng, tiết chế, cho NB ăn thức ăn mềm dễ tiêu nhiều chất xơ, bữa ăn phải đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước trong ngày; Qua quan sát thấy người bệnh ăn gần hết suất cơm.

15 giờ 00 phút: Cho người bệnh ăn nhẹ theo nhu cầu của người bệnh.

18 giờ 00 phút: Đưa người bệnh xuống khoa dinh dưỡng, tiết chế ăn cơm, động viên người bệnh ăn hết khẩu phần.

2.2.4.4. Nhắc nhở người bệnh vệ sinh cá nhân trong ngày

6 giờ 00 phút: Hướng dẫn người bệnh vệ sinh răng miệng vào buổi sáng dậy. 6 giờ 20 phút: Hướng dẫn người bệnh vệ sinh bệnh phòng, giữ gìn trật tự nội vụ buồng bệnh; thay quần áo gửi giặt theo đúng quy định.

16 giờ 00 phút: Hướng dẫn người bệnh lên phòng tắm, gội đầu và tắm, thay quần áo sạch cho NB. Khuyến khích người bệnh tự làm càng nhiều càng tốt, chỉ trợ giúp khi người bệnh không tự làm được

21 giờ 30 phút: Hướng dẫn người bệnh vệ sinh răng miệng trước khi đi ngủ.

2.2.4.5. Giáo dục sức khỏe cho NB:Tư vấn và hướng dẫn cho người bệnh tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe.

* Khi người bệnh nằm viện + Tư vấn cho người bệnh

- Hướng dẫn NB tham gia hoạt động liệu pháp tại khoa, các môn thể thao vui chơi giải trí

- Động viện người bệnh yên tâm điều trị + Tư vấn cho gia đình người bệnh

- Gia đình thường xuyên gần gũi, động viên an ủi người bệnh. - Biết động viên,giải thích NB yên tâm điều trị

- Tăng cường hướng dẫn NB đi dạo, xem tivi, chơi bóng chuyền để giúp NB hòa nhập vào xã hội

- Loại bỏ các vật dụng nguy hai đến tính mạng, kiểm tra chặt chẽ NB uống thuốc phòng dấu thuốc.

- Biết chăm sóc vệ sinh cho NB nếu NB không tự làm được

- Nắm được chế độ ăn uống NB để cung cấp cho NB đủ năng lượng * Khi NB ra viện

+ Tư vấn cho người bệnh

- Uống thuốc đúng giờ, đúng đơn bác sỹ kê

- Người bệnh hiểu bệnh của mình tin tưởng vào bác sỹ điều tri. - Không sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, cà phê ... - Hãy tạo cho mình 1 cuộc sống có ý nghĩa hạnh phúc. + Tư vấn cho gia đình

- Thường xuyên động viên quan tâm theo dõi sát NB - Giúp NB sớm hòa nhập với gia đình và xã hội

- Tạo môi trường gia đình xã hội tránh gây sang chấn tâm lý cho NB - Quản lý thuôc chặt chẽ, uống đúng giờ cho NB tránh giấu thuốc

- Khi dung thuốc có dấu hiệu bất thường đưa NB đến cơ sở khám gần nhất 2.2.5. Đánh giá

Hiện tại người bệnh tỉnh táo, tiếp xúc tốt trả lời đúng trọng tâm, khí sắc giảm bớt hoạt động giảm hơn nói ít hơn tham gia được các hoạt động tại khoa như thể dục, vệ sinh buồng bệnh, đọc báo chơi cờ ....chấp hành tốt nội quy bệnh phòng, có thể trở lại làm việc được, người bệnh ý thức rõ được bệnh của mình, thực hiện tốt các liệu pháp điều trị, có thể chuyển người bệnh điều trị tại cộng đồng.

Chương 3 BÀN LUẬN

3.1. Thực trạng chăm sóc người bệnh Rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại Khoa Loạn thần cấp tính Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ. thần cấp tính Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ.

Công tác chăm sóc người bệnh Rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại Khoa Loạn thần cấp tínhBệnh viện Tâm thần Phú Thọ hiện tại đã đạt được những ưu điểm sau:

Thứ nhất, Khoa Loạn thần cấp tính đã được bệnh viện trang bị cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu chẩn đoán, điều trị cho người bệnh trong tỉnh và khu vực lân cận. Ngoài ra lãnh đạo bệnh việc luôn quan tâm đúng mức, chú trọng phát huy, xây dựng quy trình cơ bản, quản lý tốt.

Thứ hai, đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, chu đáo. Điều dưỡng viên của bệnh

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại khoa loạn thần cấp tính bệnh viện tâm thần phú thọ năm 2021 (Trang 27)