Thực trạng chăm sóc người bệnh Rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại Khoa Loạn

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại khoa loạn thần cấp tính bệnh viện tâm thần phú thọ năm 2021 (Trang 36 - 40)

thần cấp tính Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ.

Công tác chăm sóc người bệnh Rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại Khoa Loạn thần cấp tínhBệnh viện Tâm thần Phú Thọ hiện tại đã đạt được những ưu điểm sau:

Thứ nhất, Khoa Loạn thần cấp tính đã được bệnh viện trang bị cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu chẩn đoán, điều trị cho người bệnh trong tỉnh và khu vực lân cận. Ngoài ra lãnh đạo bệnh việc luôn quan tâm đúng mức, chú trọng phát huy, xây dựng quy trình cơ bản, quản lý tốt.

Thứ hai, đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, chu đáo. Điều dưỡng viên của bệnh viện trách nhiệm và cởi mở, thực hiện tốt quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức: nói năng nhẹ nhàng, thái độ lịch thiệp, tôn trọng người bệnh cũng như người nhà người bệnh đến khám.

Thứ ba, người bệnh được điều dưỡng theo dõi sát trong quá trình điều trị, chăm sóc theo quy trình chuẩn, có sự liên kết giữa các thành viên trong bệnh viện và phối hợp tốt giữa bác sỹ và điều dưỡng, kết quả chăm sóc người bệnh tiến triển tốt lên từng ngày, người bệnh hoang tưởng có ý định, hành vi tự sát được ngăn chặn kịp thời, không xảy ra biến chứng bất thường.

Thứ tư, hoạt động chăm sóc người bệnh có RLCXLC của điều dưỡng đã dựa trên quy trình điều dưỡng. Điều dưỡng đã biết nhận định người bệnh; đưa ra được các chuẩn đoan điều dưỡng; lập được kế hoạch chăm sóc cho người bệnh và thực hiện chăm sóc người bệnh phù hợp. Điều dưỡng thực hiện tốt các y lệnh của bác sỹ như dùng thuốc, theo dõi dấu hiệu sinh tồn, thực hiện tốt các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết cho người bệnh, giúp người bệnh tắm, gội, thay quần áo vệ sinh cá nhân. Khi người bệnh ra viện công tác tư vấn, chăm sóc sức khỏe sau ra viện của người bệnh rất được quan tâm, người bệnh được giáo dục sức khỏe và được dặn dò phải tự giác uống thuốc, dặn dò người nhà khi có dấu hiệu bất thường phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế khám và điều trị.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động chăm sóc người bệnh RLCXLC tại Khoa Loạn thần cấp tính bệnh viện vẫn còn tồn tại một số điểm như

sau:

Thứ nhất, khả năng nhận định, khai thác tiền sử của điều dưỡng đối với người bệnh thường khó khăn, nhất là trong giai đoạn trầm cảm hoặc hưng cảm. Điều này đòi hỏi người điều dưỡng cần có kiến thức đầy đủ, khả năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe, có thái độ đồng cảm và chia sẻ để người bệnh có thể sẵn sàng chia sẻ tâm tư, suy nghĩa của mình. Từ đó giúp cho phần nhận định của điều dưỡng càng chính xác.

Thứ hai, kế hoạch chăm sóc của điều dưỡng cho người bệnh đang thiếu tính cụ thể. Thực trạng cho thấy điều dưỡng đưa ra kế hoạch khá chung chung chưa cụ thể, chưa đưa ra được mục tiêu mong đợi cho mỗi vấn đề của người bệnh và cũng chưa đưa ra được các biện pháp can thiệp của điều dưỡng để giúp NB đạt được mục tiêu mong đợi [17]. Cụ thể:

Trong kế hoạch chăm sóc điều dưỡng có đưa ra kế hoạch thứ nhất là đảm bảo cho người bệnh và người xung quanh được an toàn. Nhưng điều dưỡng chưa đưa ra được kết quả mong đợi của người bệnh và cũng chưa chỉ ra được các biện pháp cụ thể cần thực hiện để giúp người bệnh đạt được mong đợi như:

- Người bệnh sẽ không thực hiện các hoạt động tự làm hại bản thân. - Môi trường sinh hoạt của người bệnh an toàn.

- Người bệnh không gây hại cho những người xung quanh.

Hoặc trong kế hoạch chăm sóc này, điều dưỡng có đưa ra kế hoạch là: Giảm rối loạn nhận thức cho người bệnh. Tuy nhiên, điều dưỡng cũng chưa nêu được kết quả mong đợi của người bệnh về nhận thức cũng như khả năng đối mặt của bản thân người bệnh trước những tác động tâm lý như:

- Người bệnh sẽ tự chăm sóc được bản thân. - Người bệnh sẽ không nói chuyện với chính mình.

- Người bệnh sẽ không có những phát biểu tiêu cực về bản thân.

- Người bệnh sẽ liên hệ với người thân, bạn bè và nhân viên y tế khi cần. - Người bệnh sẽ yêu cầu giúp đỡ khi căng thẳng hoặc lo lắng hoặc ảo giác bắt đầu. - Người bệnh sẽ sử dụng các phương pháp họ đã học để quản lý căng thẳng và lo lắng.

- Người bệnh sẽ có thể đánh giá các chất kích thích một cách phù hợp với thực tế.

- Người bệnh sẽ tham gia các hoạt động nghề nghiệp [16].

Ngoài ra để giúp người bệnh giảm rối loạn nhận thức thì liệu pháp tâm lý có vai trò rất quan trọng. Điều dưỡng chăm sóc cần cung cấp giao tiếp trị liệu. Khách hàng bị hưng cảm có khoảng thời gian chú ý ngắn, họ có thể không xử lý được nhiều thông tin cùng một lúc. Vì vậy điều dưỡng cần phải sử dụng các câu đơn giản, rõ ràng khi giao tiếp, chia thông tin thành nhiều đoạn nhỏ, cung cấp thông tin cho người bệnh từ từ. Trên thực tế, điều dưỡng chưa dành nhiều thời gian tiếp xúc người bệnh, chưa thực sự lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người bệnh, chưa phát huy hết các liệu pháp tâm lý cho người bệnh. Điều dưỡng chưa tạo được môi trường để người bệnh chia sẻ được suy nghĩ, cảm xúc, biểu hiện tích cực, tiêu cực của chính người bệnh vì vậy chưa tác động được vào suy nghĩ, định hướng, cảm xúc, thái độ của người bệnh. Chưa tạo tạo được niềm tin đối với người bệnh, vì vậy NB chưa sẵn sàng chia sẻ thông tin.

Khi đề cập đến vấn đề chăm sóc vấn đề dinh dưỡng của người bệnh: Kế hoạch đề ra là phải đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh, nhưng chưa cụ thể được bằng cách nào. Chưa đảm bảo được chế độ ăn cho người bệnh chưa đa dạng, chưa đưa ra được các biện pháp giúp người bệnh ăn hết khẩu phần ăn. Trên thực tế,người bệnh có RLCXCL do người bệnh từ chối hoặc không thể ngồi yên đủ lâu để ăn các bữa ăn, nên điều quan trọng người điều dưỡng cần giảm các kích thích môi trường có thể giúp NB thư giãn; ngoài ra điều dưỡng cũng phải cung cấp một môi trường yên tĩnh không có tiếng ồn, truyền hình, ti vi và các yếu tố gây xao nhãng khác để người bệnh có thể yên tâm ăn, uống nhằm cải thiện dinh dưỡng cho người bệnh [17]. Một trong những điểm quan trọng khác mà trong kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng chưa đề cập đến đó chính là số lượng muối trong bữa ăn của người bệnh. Người bệnh nên được khuyến cáo không thay đổi lượng muối ăn vào, bởi vì lượng muối ăn vào tăng lên có thể dẫn đến giảm nồng độ lithi huyết thanh và giảm hiệu quả điều trị, ngược lại, nếu lượng muối ăn vào giảm có thể dẫn đến tăng nồng độ lithi và gây độc tính [17].

Mặt khác, liên quan đến hoạt động thể chất, thúc đẩy khả năng tự chăm sóc của người bệnh của người bệnh. Điều dưỡng cần phải biết thúc đẩy các hành vi phù hợp với từng giai đoạn bệnh. NB ở trạng thái trầm cảm được khuyến khích tập thể dục, cố gắng xây dựng một lịch trình hàng ngày đều đặn cho các hoạt động chính, đặc biệt

là thời gian đi ngủ và thức dậy [16]. Người bệnh được cổ vũ tự chăm sóc cá nhân, điều dưỡng là người theo dõi, hướng dẫn, ghi nhận những nỗ lực của người bệnh, động viên, khích lệ tiến bộ của người bệnh hàng ngày. Hoặc điều dưỡng cần xây dựng kế hoạch và hướng dẫn người bệnh tham gia các câu lạc bộ người bệnh RLCXLC, đi bộ hoặc tham gia các hoạt động cộng đồng khác để giúp người bệnh tăng khả năng giao tiếp, chia sẻ của người bệnh. Nguyên nhân của sự tồn tại này là do, người bệnh chưa ý thức được vai trò của các liệu pháp điều trị. Khoa phòng còn chật hẹp người bệnh sinh hoạt đi lại tập thể dục buổi sáng hay các hoạt động khá còn hạn chế. Ngoài ra, điều dưỡng chưa biết cách thúc đẩy, tạo môi trường để cổ vũ người bệnh tham gia các hoạt động tăng cường thể lực, chăm sóc vệ sinh cá nhân.

Một trong những vai trò quan trọng của điều dưỡng là quản lý thuốc. Thuốc ổn định tâm trạng như lithium, carbamazepine, val-proate, lamotrigine, hoặc một số thuốc chống loạn thần được chỉ định dùng điều trị. Các can thiệp điều dưỡng liên quan đến việc sử dụng thuốc tập trung vào việc theo dõi hiệu quả điều trị, tác dụng phụ và giáo dục liên quan đến và giám sát việc dùng thuốc sử dụng. Trong trường hợp sử dụng lithi, điều dưỡng nên thực hiện các biện pháp can thiệp liên quan đến việc ngăn ngừa ngộ độc lithi như kiểm tra nồng độ lithi trong máu, cân người bệnh hàng ngày và theo dõi lượng nước đưa vào. Thực tế, kế hoạch chăm sóc của điều dưỡng hiện tại cũng thiếu kết quả mong đợi của người bệnh như:

- Người bệnh được dùng thuốc đúng, an toàn.

- Người bệnh được theo dõi hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc. - Người bệnh tự ý thức được việc dùng thuốc.

- Gia đình biết cách tham gia quản lý việc dùng thuốc của người bênh

Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do điều dưỡng đang quá tải công việc, thiếu bằng chứng thực hành, thiếu kinh nghiệm chăm sóc, điều dưỡng chưa được tập huấn thường xuyên nên chưa có nhiều thời gian dành cho người bệnh, chưa phát huy hết năng lực, nhiệm vụ của người điều dưỡng. Mặt khác, người nhà khi tham gia quá trình chăm sóc người bệnh cũng chưa chặt chẽ, chưa giám sát được việc tuân thủ dùng thuốc của người bệnh, chưa nhận biết được tác dụng phụ của thuốc cũng như chưa nhận biết được triệu chứng nặng lên của bệnh. Chưa thực sự gần gũi, quan tâm, chia sẻ với những khó khăn mà người bệnh đang gặp phải.

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại khoa loạn thần cấp tính bệnh viện tâm thần phú thọ năm 2021 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)