Xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh Rối loạn cảm

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại khoa loạn thần cấp tính bệnh viện tâm thần phú thọ năm 2021 (Trang 40 - 46)

cảm xúc lưỡng cực tại Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ.

Để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh có rối loạn cảm xúc lưỡng cực điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ thì cân xem xét cân nhắc các giải pháp sau:

3.2.1. Đối với Bệnh viện

- Cần có các văn bản, quy trình hướng dẫn thực hiện cụ thể các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng. Bởi các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng cần được thể chế và quy định cụ thể.

- Mở các lớp tập huấn kỹ năng giao tiếp, các chương trình liệu pháp tâm lý cho điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh RLTTCXLC.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường nhân lực đặc biệt là điều dưỡng chăm sóc trực tiếp tại khoa để điều dưỡng có nhiều thời gian chăm sóc người bệnh hơn

- Đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu chăm sóc đặc trưng cho người bệnh RLTTCXLC: khu vui chơi, khu phục hồi chức năng cho người bệnh.

- Bệnh viện cũng cân nhắc xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe cho người bệnh có rối loạn tâm thần nói chung đặc biệt là người bệnh có RLCXLC nói riêng theo hướng lấy người bệnh làm trung tâm. Trong đó mọi quyết định lâm sàng đều dựa trên nhu cầu và mong muốn của người bệnh, hướng tới xây dựng nhóm đội chuyên biệt để chăm sóc cá thể cho từng người bệnh. Đồng quan điểm này Voort T.Y. và cộng sự (2011) đã minh chứng hiệu quả lâm sàng bằng hoạt động chăm sóc dựa trên nhóm hợp tác trong đó có sự tham gia của người bệnh, người chăm sóc, điều dưỡng và bác sĩ điều trị. Liệu trình điều trị, chăm sóc được thay đổi định kỳ và hướng tới đáp ứng sự thay đổi và mong muốn của người bệnh [18].

3.2.2. Đối với điều dưỡng

Điều dưỡng là người gần gũi, chăm sóc người bệnh lúc người bệnh đang điều trị tại bệnh viện. Là người hỗ trợ cho bác sĩ nắm bắt thông tin của người bệnh trong quá trình điều trị để có thể điều chỉnh liệu pháp điều trị kịp thời. Đồng thời điều dưỡng cũng là một người thực hiện liệu pháp điều trị, chăm sóc, tư vấn tâm lý, quản lý dùng thuốc, theo dõi tiến triển và biểu hiện của bệnh và tư vấn giáo dục cho người bệnh và người chăm sóc người bệnh. Với vai trò quan trọng như vậy đòi hỏi người

điều dương phải không ngừng học tập để nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ mới đáp ứng được nhu cầu dịch vụ chăm sóc chất lượng cao.

Điều dưỡng cần nâng cao tính thần trách nhiệm trong công việc và đảm bảo chất lượng chăm sóc cho người bệnh hướng tới đáp ứng sự hài lòng của người bệnh và gia đình người bệnh. Hoạt động chăm sóc của điều dưỡng phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa người bệnh – người nhà người bệnh và bác sĩ điều trị. Khi lập kế hoạch chăm sóc người bệnh điều dưỡng cần đưa ra được mục tiêu mong đợi của người bệnh và người nhà người bệnh. Theo tác giả Ebru Akbaş và cộng sự (2020) chăm sóc NB có RLCXLC nên áp dụng theo mô hình của học thuyết Neurman, là hệ thống mở tập trung vào sức khỏe. Tác giả mô tả năm nhu cầu cơ bản của con người: sinh lý, tâm lý, văn hóa xã hội, phát triển và tinh thần. Ông cũng chỉ rõ các yếu tố gây căng thẳng là nội cá nhân, liên cá nhân và ngoài cá nhân. Các biện pháp chăm sóc của điều dưỡng đối với NB RLCXLC thông qua các vòng bảo vệ: Bảo vệ vòng 1 là việc củng cố các biện pháp phòng ngừa các yếu tố nguy cơ gây gây căng thẳng, kích động đến người bệnh. Mục đích chính của biện pháp bảo vệ này là giảm thiểu khả năng người bệnh có thể gặp phải các tác động có thể là nguồn gốc của căng thẳng và ngăn ngừa bất kỳ rối loạn thích ứng có thể xảy ra; Bảo vệ vòng hai nhằm mục đích khôi phục khả năng đối mặt với các yếu tố căng thẳng của người bệnh. Các biện pháp can thiệp được nhà chăm sóc thực hiện để cải thiện khả năng đối phó với các tác nhân gây căng thẳng của người bệnh. Gia đoạn này là sự chăm sóc nâng cao, điều dưỡng cần dựa trên các bằng chứng khoa học để thực hành chăm sóc người bệnh phù hợp giúp người bệnh cải thiện khả năng bệnh tật, giúp người bệnh nhận thức rõ vấn đề của mình và người bệnh biết cách để giải quyết các vấn đề căng thẳng mà mình đang gặp phải; Sự bảo vệ thứ ba bao gồm các dịch vụ tư vấn và các chương trình phục hồi chức năng được cung cấp để duy trì sự ổn định bằng cách khôi phục sự thích nghi của bệnh nhân với trạng thái của họ và giúp họ đối phó với những tác nhân gây căng thẳng mà họ có thể gặp phải. Khả năng chống lại các tác nhân gây căng thẳng được tăng cường thông qua việc cải tạo [16].

Ngoài ra, chăm sóc của điều dưỡng cũng cần quan tâm, khích lệ người bệnh tham gia các hoạt động thể chất, xã hội để giúp thúc đẩy hiệu quả điều trị bằng thuốc, giúp người bệnh nhanh chóng cân bằng tâm lý, sớm tái hòa nhập với xã hội. Tác giả

Margaret và Brenda Happell cũng đã chỉ ra rằng hiệu quả của chương trình tập luyện thể chất ở người bệnh RLTTCXLC giúp người bệnh có được cảm giác thoải mái; giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe; Tạo ra tinh thần khích lệ và hỗ trợ đồng đội; Các liệu pháp chăm sóc lao động, hoạt động vui chơi, vận động thể lực phù hợp giúp người bệnh vui vẻ, tái thích ứng và sớm tái hòa nhập cộng đồng dễ dàng [15].

3.2.2. Đối với người bệnh, gia đình người bệnh

Trước tiên gia đình người bệnh phải xác định việc chăm sóc người bệnh RLCXLC không phải chỉ dựa vào thuốc là đủ, mà cần dựa vào sự quan tâm chăm sóc từ phía gia đình người bệnh, đặc biệt là chăm sóc tâm lý để giúp đỡ bệnh nhân tái hòa nhập với cuộc sống, xã hội. Gia đình luôn gần gũi, động viên, cảm thông chia sẻ những mặc cảm của người bệnh, tạo cho người bệnh tham gia lao động tập thể, học việc, học nghề, làm công việc bếp núc, nội trợ như nấu ăn, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa....

Vì vậy, gia đình là một thành phần tham gia vào hoạt động chăm sóc, điều trị cho người bệnh, đặc biệt là vai trò của người chăm sóc chính. Đặc trưng của người bệnh có RLTTCXLC bao gồm các giai đoạn hưng cảm và trầm cảm, cũng như các giai đoạn hỗn hợp bao gồm cả giai đoạn hưng cảm và trầm cảm. Nó có thể dẫn đến sự suy giảm và khuyết tật về cộng đồng xã hội đáng kể và có thể ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ xã hội, giáo dục và sự thành công nghề nghiệp của cá nhân người bệnh. Do vậy, người bệnh có RLCXLC cần sự hỗ trợ tích cực của người nhà đặc biệt là người chăm sóc chính. Đồng quan điểm này Schottle và các cộng sự qua phân tích tổng quan đã cho thầy hầu hết các nghiên cứu đều chứng minh việc tham gia tích cực của người chăm sóc có liên quan tích cực đến việc giảm tỷ lệ tái phát, cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng khả năng tái hòa nhập xã hội và cải thiện triệu chứng cho người bệnh [16]. Các nghiên cứu khác cũng đã chứng minh vai trò của gia đình, đặc biệt là người chăm sóc chính có vai trò trong việc quản lý người bệnh tuân thủ dùng thuốc, theo dõi và phát hiện các dấu hiệu sớm tái phát, , giúp người bệnh gần gũi với các sinh hoạt, chia sẻ tình cảm, tâm tư nguyện vọng,… từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh có RLCXLC [18].

KẾT LUẬN

1. Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại bệnh viện Tâm thần Phú Thọ

Khoa Loạn thần cấp tính đã được bệnh viện trang bị cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu chẩn đoán, điều trị cho người bệnh. Đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, chu đáo, thực hiện tốt quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức. Người bệnh được điều dưỡng theo dõi sát trong quá trình điều trị, chăm sóc theo quy trình chuẩn, có sự liên kết giữa các thành viên trong bệnh viện và phối hợp tốt giữa bác sỹ và điều dưỡng, kết quả chăm sóc người bệnh tiến triển tốt lên từng ngày, người bệnh hoang tưởng có ý định, hành vi tự sát được ngăn chặn kịp thời, không xảy ra biến chứng bất thường. Hoạt động chăm sóc người bệnh có RLCXLC của điều dưỡng đã dựa trên quy trình điều dưỡng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động chăm sóc người bệnh RLCXLC tại Khoa Loạn thần cấp tính bệnh viện vẫn còn tồn tại một số điểm như sau: Khả năng nhận định, khai thác tiền sử của điều dưỡng đối với người bệnh thường khó khăn, nhất là trong giai đoạn trầm cảm hoặc hưng cảm. Kế hoạch chăm sóc của điều dưỡng cho người bệnh đang thiếu tính cụ thể. Khi đề cập đến vấn đề chăm sóc vấn đề dinh dưỡng của người bệnh, chưa đảm bảo được chế độ ăn cho người bệnh chưa đa dạng, chưa đưa ra được các biện pháp giúp người bệnh ăn hết khẩu phần ăn. Liên quan đến hoạt động thể chất, thúc đẩy khả năng tự chăm sóc của người bệnh của người bệnh. Điều dưỡng cần phải biết thúc đẩy các hành vi phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Một trong những vai trò quan trọng của điều dưỡng là quản lý thuốc. Thực tế, kế hoạch chăm sóc của điều dưỡng hiện tại cũng thiếu kết quả mong đợi của người bệnh như: Người bệnh được theo dõi hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc.

2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh Rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ.

Đối với Bệnh viện

Cần có các văn bản, quy trình hướng dẫn thực hiện cụ thể các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng; Mở các lớp tập huấn kỹ năng giao tiếp, các chương trình liệu pháp tâm lý cho điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh RLCXLC; Đẩy mạnh công

tác kiểm tra giám sát; Đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu chăm sóc đặc trưng cho người bệnh RLCXLC; Bệnh viện cũng cân nhắc xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe cho người bệnh có rối loạn tâm thần nói chung đặc biệt là người bệnh có RLCXLC nói riêng theo hướng lấy người bệnh làm trung tâm.

Đối với điều dưỡng

Không ngừng học tập để nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ mới đáp ứng được nhu cầu dịch vụ chăm sóc chất lượng cao. Hoạt động chăm sóc của điều dưỡng phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa người bệnh – người nhà người bệnh và bác sĩ điều trị. Khi lập kế hoạch chăm sóc người bệnh điều dưỡng cần đưa ra được mục tiêu mong đợi của người bệnh và người nhà người bệnh.

Ngoài ra, chăm sóc của điều dưỡng cũng cần quan tâm, khích lệ người bệnh tham gia các hoạt động thể chất, xã hội để giúp thúc đẩy hiệu quả điều trị bằng thuốc, giúp người bệnh nhanh chóng cân bằng tâm lý, sớm tái hòa nhập với xã hội.

Đối với người bệnh, gia đình người bệnh

Gia đình là một thành phần tham gia vào hoạt động chăm sóc, điều trị cho người bệnh, đặc biệt là vai trò của người chăm sóc chính. Người bệnh có RLCXLC cần sự hỗ trợ tích cực của người nhà đặc biệt là người chăm sóc chính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Báo cáo kết quả hoạt động Bệnh viện Tâm Thần Phú Thọ 6 tháng đầu năm 2021.

2. Bộ Y tế (2020). Quyết định số 2058/QĐ-BYT Về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp”, ban hành ngày 14/5/2020.

3. Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ (2016),Quy trình chăm sóc người bệnh tâm thần, Phú Thọ.

4. Lê Hiếu (2014), Lâm sàng rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn trầm cảm,Hội nghị khoa học Bệnh viện Tâm thần Trung ương lần thứ 3,tr.1- 17.

5. Bùi Quốc Tuyên (2015), Rối loạn cảm xúc lưỡng cực trên người bệnh giai đoạn mắc trầm cảm, Bệnh viện tâm thần Trung ương II,tr.21- 25.

6. Nguyễn Văn Hồ (2013). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị các rối loạn cảm xúc không có triệu chứng loạn thần trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực, Luận văn chuyên khoa cấp II. Trường đại học Y dược Huế, Huế.

7. Thiên Kim (2012), Rối loạn cảm xúc lưỡng cực trong xã hội hiện đại, tạp chí Việt Báo.

8. Linh Doan (2010), Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, Hà Nội.

9. Ngô Hùng Lâm (2007). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn cảm xúc lưỡng cực, Luận văn chuyên khoa cấp II. Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.

10. Vieta E. (2009). Tổng quan về rối loạn lưỡng cực. Xử trí rối loạn lưỡng cực trong thực hành lâm sàng, (biên dịch) Nguyễn Kim Việt và Ngô Tích Linh. Nhà xuất bản Y học, 1–7.

11. Nguyễn Kim Việt (2016). Rối loạn lưỡng cực. Giáo trình bệnh học tâm thần, bộ môn Tâm Thần, trường Đại Học Y Hà Nội. Nhà xuất bản Y học, 66–69

Tiếng Anh

12. Dương Anh Vương and et al. (2011). Mental health in Vietnam: Burden of disease and availability of services. Asian J Psychiatr, 4(1), pp 65-70.

13. Pharm D. and et al. (2017). Interventions to Improve Pharmacological Adherence Among Adults With Psychotic Spectrum Disorders and Bipolar Disorder: A Systematic Review. Psychosomatics, 58 (2), 101- 112.

14. Calabrese J.R., Muzina D.J., Kemp D.E., et al. (2006). Predictors of Bipolar Disorder Risk Among Patients Currently Treated for Major Depression. Medscape Gen Med, 8(3), 38.

15. MartinCloutier and et al. (2015). The economic burden of bipolar I disorder in the United States in 2015. Journal of Affective Disorders, 226, Pages 45-51

16. Ebru Akbaş Gülay Taşdemir Yiğitoğlu (2020). Case report: Nursing care for a patient with bipolar disorder (mixed attack) based on the Neuman Systems Model, Journal of Psychiatric Nursing,11(2), 154-162

17. Marianne Belleza (2021). Bipolar Disorder. Nursing care Management, Nurse study guides.

18. Voort T.Y. and et al (2011). Collaborative care for patients with bipolar disorder: a randomised controlled trial. BMC Psychiatry, 11, 113.

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại khoa loạn thần cấp tính bệnh viện tâm thần phú thọ năm 2021 (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)