Người bệnh trước khi lên bàn mổ đều rất lo lắng, đây là tâm lý chung của hầu hết người bệnh. Tâm lý người bệnh trước phẫu thuật có thể lo sợ đau và không thoải mái, vấn đề về kinh tế, sợ những thay đổi sau phẫu thuật và sợ gây mê. Điều dưỡng là người tiếp xúc nhiều nhất với người bệnh là người nâng đỡ động viên tinh thần giúp người bệnh giảm lo lắng, sợ hãi và duy trì niềm tin cho người bệnh. Qua quan sát trên 47 đối tượng, chúng tôi thấy gần như toàn bộ đối tượng được điều dưỡng động viên giải thích tốt trước phẫu thuật (89,3%), tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Bùi Thị Huyền tại bệnh viện 345 (100%) [13]. Có 42 đối tượng tham gia nghiên cứu được thông báo thời gian mổ và dự kiến cuộc mổ (89,3%) thấp hơn nghiên cứu của Bùi Thị Huyền tại bệnh viện 345(100%) [13], tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Đoàn Quốc Hưng (97,8%) [12]. Chỉ có 35 điều dưỡng (74,4%) hỏi người bệnh về tiền sử dị ứng, còn lại 12 lượt người bệnh không được điều dưỡng hỏi (25,6%) thấp hơn nghiên cứu của Bùi Thị Huyền tại bệnh viện 345(100%) [13]. Việc khai thác tiền sử dị ứng của người bệnh là rất quan trọng việc này có ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn của người bệnh; đặc biệt, là công tác gây mê đồng thời giúp cho bác sĩ lựa chọn phương pháp gây mê phù hợp cũng như điều trị sau phẫu thuật.
Việc thông báo ngày giờ phẫu thuật và căn dặn trước phẫu thuật sẽ giúp người bệnh yên tâm hơn khi chấp nhận phẫu thuật. Điều này sẽ giúp người bệnh và người nhà chủ động hơn trong công việc chuẩn bị tâm lý và sinh lý trước phẫu thuật, tạo điều kiện tốt nhất cho người bệnh trước khi phẫu thuật. Cần phải tăng ường công tác hơn nữa tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác giải thích cho người bệnh và thân nhân người bệnh của đội ngũ
điều dưỡng. Phấn đấu 100% người bệnh phẫu thuật tại bệnh viện được gặp gỡ điều dưỡng và giải thích cho họ trước phẫu thuật để người bệnh yên tâm điều trị và hợp tác với nhân viện y tế.