Hướng dẫn người bệnh nhịn ăn trước phẫu thuật đúng sẽ làm giảm nguy cơ trào ngược vào phổi trong quá trình gây mê 36 (76,5%) lượt điều dưỡng trong nghiên cứu của chúng tôi hướng dẫn người bệnh nhịn ăn. Đây là việc rất quan trọng trong việc chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật. Tuy nhiên, vẫn còn điều dưỡng chưa hướng dẫn người bệnh nhịn ăn 11 (23,5%). Tỉ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Bùi Thị Huyền (100%) [13]. Điều dưỡng cần hướng dẫn cụ thể hơn cho người bệnh và thân nhân người bệnh về chế độ ăn, uống trước phẫu thuật và thời điểm tốt nhất nên ăn bữa cuối cùng vào chiều tối hôm trước, không được ăn đêm, không uống sữa. Trong trường hợp người bệnh khỏe mạnh tỉnh táo nên hướng dẫn trực tiếp người bệnh tránh trường hợp chỉ dặn dò người nhà mà người bệnh không được thông báo, chỉ hướng dẫn nhịn ăn không hướng dẫn nhịn uống. Tắm gội vệ sinh cơ thể, làm sạch da trước phẫu thuật có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là trong phòng chống nhiễm khuẩn hậu phẫu. Trong quan sát của chúng tôi điều dưỡng hướng dẫn 29 người bệnh tắm và vệ sinh cơ thể trước phẫu thuật đạt (61,7%) nhưng hoàn toàn do người bệnh tự tắm, vẫn có tỉ lệ điều dưỡng hướng dẫn người bệnh không hướng dẫn tắm gội đầu với xà phòng khử khuẩn, mà chỉ hướng dẫn NB tắm chung chung (29,8%). Có 4 điều dưỡng không hướng dẫn NB tắm gội xà phòng trước phẫu thuật (8,5%). Tỷ lệ người bệnh được tắm gội thấp hơn nghiên cứu của Đoàn Quốc Hưng (97,8%) [12]. Chính vì vậy, nhân viên y tế cần hướng dẫn cụ thể tỷ mỹ cho NB tắm để đạt yêu cầu, hướng dẫn NB mua loại xà phòng phù hợp.
Có 2 NB không được kiểm tra thay quần áo sạch sẽ trước phẫu thuật, việc không thay quần áo sạch sẽ cũng như vệ sinh toàn thân và vị trí mổ sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến vết mổ của NB và làm tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện. Tỷ lệ NB bệnh được hướng dẫn tháo trang sức, răng giả cao 33 người (70,2%) thấp hơn nghiên cứu của Đoàn Quốc Hưng(77%) [12]. Việc nhắc nhở tháo bỏ tư trang NB
trước phẫu thuật chưa được chú trọng 10,6% NB không được điều dưỡng dặn dò. 43 NB chiếm 91,4% được điều dưỡng dặn dò chu đáo NB đi tiểu trước khi phẫu thuật.
Tùy từng loại phẫu thuật và vị trí phẫu thuật mà bác sỹ sẽ có chỉ định thụt tháo cho người bệnh và dùng thuốc trước nhằm làm sạch đường ruột, giảm lo lắng, tăng an thần, giúp giảm đau cho người bệnh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trường hợp bác sỹ có chỉ định thuốc, an thần trước mổ được thực hiện tốt cho NB chiếm 97,8%, còn 1 điều dưỡng chưa thực hiện đầy đủ. 47 điều dưỡng thực hiện tốt việc thụt tháo cho NB khi có chỉ đinh của bác sỹ, kết quả nghiên cứu này cao hơn nghiên cứa của Bùi Thị Huyền (33,3%) [13].
Việc theo dõi toàn trạng NB là một trong những nhiệm vụ quan trọng của điều dưỡng trong công tác chuẩn bị trước mổ nhằm phát hiện các chỉ số bất thường và các yếu tố nguy cơ.Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp cho NB trước phẫu thuật phải được thực hiện vào ngày hôm trước và sáng ngày hôm sau phẫu thuật đạt 97,8%. Còn 1 điều dưỡng chưa đo dấu hiệu sinh tồn khi chuẩn bị NB phẫu thuật.
Tùy từng vị trí phẫu thuật sẽ có cách thức phẫu thuật khác nhau như mổ mở, mổ nội soi. Với những phẫu thuật thuộc khối chuyên khoa lẻ (cắt VA, mô xoang) hay khối ngoại (mổ trĩ, dò hậu môn hay tán sỏi ngược dòng) thì việc đánh dấu, băng và sát khuẩn vị trí mổ gần như không được chúng tôi đánh giá. Với những phẫu thuật trên chúng tôi quy định điều dưỡng phải vệ sinh hoặc hướng dẫn người nhà vệ sinh.
Trong tổng số 47 lượt quan sát chúng tôi lựa chọn đánh giá tiêu chuẩn băng và sát khuẩn vùng chuẩn bị mổ: 68,0% thực hiện tốt, 27,6% thực hiện không đầy đủ và 4,4% điều dưỡng không băng và sát khuẩn vùng phẫu thuật cho NB. Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Bùi Thị Huyền (15,3%) [13]. Điều này cho thấy điều dưỡng đã phần nào thấy được tầm quan trọng của việc vệ sinh da và xác định vùng mổ trước phẫu thuật. Tuy vậy, vai trò của bác sỹ phẫu thuật cần sâu sát kiểm tra và nhắc nhở thực hiện quy trình trước phẫu thuật. Để đảm bảo an toàn trong phẫu
thuật thì việc băng và sát khuẩn vị trí mổ phải được tuân thủ nghiêm túc và chặt chẽ.
3.1.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chuẩn bị và bàn giao người bệnh trước phẫu thuật tại bệnh viện phụ sản Thanh hóa
* Đối với bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa
Thực hiện đào tạo mới và đào tạo lại cho điều dưỡng 1 năm một lần, bố trí sắp xếp nhân lực hợp lý tránh chồng chéo nhiệm vụ cũng như quá tải cho một số điều dưỡng.
Liệu trình, quy trình, bảng kiểm chuẩn bị NB trước phẫu thuật theo kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.
Đưa tiêu chí chuẩn bị NB là một trong những tiêu chí đánh giá của công tác chăm sóc NB làm căn cứ bình bầu lương tăng thêm hàng tháng.
* Đối với các khoa có người bệnh phẫu thuật theo kế hoạch
Kịp thời có các đề xuất với lãnh đạo bệnh viện khen thưởng các cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Phối hợp tốt giữa bác sỹ, điều dưỡng trong công tác chuẩn bị NB trước phẫu thuật theo kế hoạch.
* Đối với điều dưỡng viên của bệnh viện
Làm việc phải có sự tự tin trong công việc, tận tâm với nghề nghiệp, sẵn sàng hợp tác với đồng nghiệp và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ có hiệu quả và chính xác.
Luôn không ngừng học tập, trau dồi y đức và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia đầy đủ các lớp học do bệnh viện đào tạo.
Có ý thức hoàn chỉnh về hồ sơ bệnh án trước khi chuyển NB tới phòng mổ: Bảng kiểm trước phẫu thuật, kết quả cận lâm sàng, vệ sinh cá nhân và chuẩn bị vùng mổ cho NB.
Phát huy trách nhiệm khi giải thích, động viên, tìm hiểu tiền sử NB trước phẫu thuật cần đầy đủ.
KẾT LUẬN
* Thực trạng công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật theo kế hoạch tại khoa Phụ 3, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa năm 2021 chưa thật sự tốt:
Công tác ghi chép hồ sơ bệnh án của điều dưỡng chỉ mới ở mức khá chiếm 34.4%; việc thực hiện chỉ định cận lâm sàng phục vụ cho công tác phẫu thuật của điều dưỡng vẫn còn 17,2% chưa thực hiện đầy đủ.
Có 12 lượt người bệnh chiếm 25,6% không được điều dưỡng hỏi về tiền sử dị ứng; tỷ lệ điều dưỡng không hướng dẫn người bệnh tắm, gội đầu với xà phòng khử khuẩn, mà chỉ hướng dẫn người bệnh tắm chung chung là 29,8%.
Về sát khuẩn vùng chuẩn bị mổ vẫn còn 27,6% điều dưỡng thực hiện không đầy đủ và 4,4 % điều dưỡng không băng và sát khuẩn vùng phẫu thuật cho người bệnh.
* Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật của điều dưỡng tại khoa Phụ 3, Bệnh viện Phụ Sản Thanh Hóa:
Đối với Bệnh viện Phụ Sản Thanh Hóa
Hiệu chỉnh quy trình, bảng kiểm chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật theo kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị; đưa tiêu chí chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá công tác chăm sóc người bệnh.
Đối với các khoa có người bệnh phẫu thuật theo kế hoạch
Kịp thời có các đề xuất với lãnh đạo Bệnh viện khen thưởng các điều dưỡng hoàn thành tốt nhiệm vụ; phối hợp tốt giữa bác sỹ, điều dưỡng trong công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật theo kế hoạch.
Đối với điều dưỡng trong bệnh viện
Tự tin trong công việc, tận tâm với nghề, sẵn sàng hợp tác với đồng nghiệp; không ngừng học tập, trau dồi y đức và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2014),Phòng ngừa sai sót sự cố y khoa trong phẫu thuật, tài liệu đào tạo an toàn người bệnh, P.45-49.
2. Bộ Y tế (2011),Thông tư số 07/2011/TT-BYT:Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
3. Bộ Y tế (2013), Thông tư 19/2013/TT-BYT,Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện.
4. Nguyễn Tấn Cường (2011), Chăm sóc người bệnh trước mổ,Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam P.25-28.
5. Nguyễn Thụ (2014), Chuẩn bị người bệnh trước mổ, Nhà xuất bản y khoa P.125-30.
6. Nguyễn Văn Tuấn (2014), Tự đánh giá năng lực thực hành chăm sóc của điều
dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc sỹ QLBV Đại học
Y tế Công cộng.
7. Nguyễn Bích Lưu (2010), “Luật quy định tỷ lệ điều dưỡng trên người bệnh tại một số bang của Hoa Kỳ”. Thông tin điều dưỡng, Số.38, P.41-42.
8. Nguyễn Thị Thùy Trâm (2014),Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Nguyễn Đình
Chiểu tỉnh Bến Tre, Luận văn Thạc sỹ QLBV Đại học Y tế Công cộng.
9. Ngô Thị Hiếu Minh, BVĐK ĐG,Báo cáo hoạt động năn 2018 và phương hướng hoạt động 2019.
10.Lê Tuyên Hồng Dương (2011), Nghiên cứu tình trạng nhiễm khuẩn trong các loại phẫu thuật tại Bệnh viện Giao thông vận tải Trung Ương, Tạp chí Y học
thực hành, P.9-15.
11. Đặng Hồng Thanh (2011),Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Ninh Bình, Hội nghị khoa học bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình.
12.Đoàn Quốc Hưng (2011), Nhận xét quy trình chuẩn bị người bệnh trước mổ tim hở có chuẩn bị ở người trưởng thành tai khoa phẫu thuật tim mạch-lồng
ngực Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Tạp chí Tim Mạch Học Việt Nam, Số 63, P.25-31.
13.Bùi Thị Huyền (2015), Đánh giá thực trạng chuẩn bị và bàn giao người bệnh trước phẫu thuật tại khoa Phẫu thuật-Gây mê hồi sức bệnh viện Quân Y 354 năm 2015, Hội nghị khoa học điều dưỡng-Bệnh viện 103.
14.Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (2020), Quy định chăm sóc người bệnh, P.25- 30.
Phụ lục 1:
BẢNG KIỂM CHUẨN BỊNGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THANH HÓA –
CHUẨN BỊ TINH THẦN NGƯỜI BỆNH
1. Ngày quan sát ___ /___/2021. Địa điểm quan sát: 2. Thời gian quan sát; từ ___:___ tới ___:___
3. Họ tên ĐD được quan sát: _________________________
4. Số người bệnh mà ĐDV đang được quan sát phụ trách: ... người bệnh 5. Họ tên điều tra viên: ___________________________
6. Cách ghi điểm: Ghi điểm theocột dọc cho mỗi lần qua sát. Điểm cho mối lần thực hiện được tính như sau:
Làm đúng và đủ 2 điểm
Làm đúng nhưng chưa đủ: 1 điểm Không làm, làm sai: 0 điểm
STT Nội dung thực hiện giải thích về tinh thần
Điểm
Ghi chú
2 1 0
1 Giải thích cho NB yên tâm (trong phạm vi ĐD)
2 Thông báo thời gian mổ và dự kiến cuộc mổ
Phụ lục 2:
BẢNG KIỂM CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THANH HÓA –
CHUẨN BỊ HỒ SƠ BỆNH ÁN
1. Ngày quan sát ___ /___/2021. Địa điểm quan sát: 2. Thời gian quan sát; từ ___:___ tới ___:___
3. Họ tên ĐD được quan sát: _________________________
4.Số người bệnh mà ĐDV đang được quan sát phụ trách ... người bệnh 5. Họ tên điều tra viên: ___________________________
6. Cách ghi điểm: Ghi điểm theo cột dọc cho mỗi lần qua sát. Điểm cho mối lần thực hiện được tính như sau:
A: Làm đúng và đủ 2 điểm;
B: Làm đúng nhưng chưa đủ: 1 điểm; C: Không làm: 0 điểm
STT Nội dung thực hiện về hồ sơ bệnh án Điểm Ghi chú
2 1 0
1 Tên tuổi NB giới tính, mã vào viện 2 Biên bản duyệt mổ
3 ĐD cho NB ký giấy cam kết trước mổ khi NB tự nguyện và đồng ý mổ:
4
Ghi chép HSBA : đầy đủ các phiếu, các y lệnh điều trị, các công việc của điều dưỡng
5 Các phiếu viện phí: Bảo hiểm, tạm ứng
6
Thực hiện các CLS cần thiết phục vụphẫu thuật, thủthuật (Nhóm máu, CTM, ĐM, SH, ĐTĐ...)
Nhận xét:
... ... ... Phụ lục 3: Bảng kiểm chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật của điều dưỡng viên tại bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa –Chuẩn bị thể chất người bệnh
1. Ngày quan sát ___ /___/2021. Địa điểm quan sát: 2. Thời gian quan sát: từ ___:___ tới ___:___
3. Họ tên ĐD được quan sát: _________________________
4. Số người bệnh mà ĐDV đang được quan sát phụ trách ... người bệnh 5. Họ tên điều tra viên: ___________________________
6. Cách ghi điểm: Ghi điểm theo cột dọc cho mỗi lần qua sát. Điểm cho mối lần thực hiện được tính như sau:
Làm đúng và đủ 2 điểm;
Làm đúng nhưng chưa đủ: 1 điểm; Không làm: 0 điểm
STT Nội dung thực hiện về hồ sơ bệnh án Điểm Ghi chú
2 1 0
1 Người bệnh được hướng dẫn nhịn ăn, uống
2
Thực hiện vệ sinh cá nhân (theo quy định vệsinh NB trước mổ). Người bệnh được hướng dẫn tắm bằng xà phòng khử khuẩn
3 NB đã được thực hiện y lệnh về thuốc kháng sinh, anthần, giảmđau cho NB 4 NB được thụt tháo trước phẫu thuật
5
NB được kiểm tra dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp (trước khi vào phòng mổ)
6 NB được kiểm tra lại vệsinh cánhân của NB, thay quần áo sạch
7 NB được băng vàsát khuẩn vùng chuẩn bị mổ
8 NB được hướng dẫn đi tiểu
9 NB được hướng dẫn tháo trang sức, răng giả(nếu có)