Sau khi hoàn thành chương này, bạn có thể nắm được: ¬ Quy tắc chung về hàm trong Calc
¬ Xây dựng công thức ¬ Các hàm trong Calc
Hàm (Function) được xem như là các công thức định sẵn nhằm thực hiện các tính toán chuyên biệt. Trên ô thực hiện hàm sẽ cho một giá trị hoặc một thông báo lỗi. Calc có trên 300 hàm và được phân loại thành từng nhóm.
Quy tắc chung
• Các hàm có dạng tổng quát: Tên Hàm(Các tham biến). Ví dụ:
Hàm Cho kết quả
TODAY() ngày hiện thời trong hệ thống của máy tính (hàm không cần tham biến)
LEN(“MISA”) độ dài của chuỗi là 4 (hàm 1 tham biến) AVERAGE(A1;B5;C6) trung bình cộng các số trong các ô A1,
B5, C6 (hàm nhiều tham biến)
• Tên hàm có thể viết thường hay viết hoa, hoặc vừa viết thường vừa hoa đều được.
• Các tham biến có thể có hoặc không nhưng phải đặt trong hai dấu ngoặc ( ) và cách nhau bởi dấu chấm phẩy (;). Trong một hàm có thể chứa nhiều nhất 30 tham biến nhưng không được vượt quá 255 ký tự.
• Trong hàm không được có dấu cách.
• Công thức phải luôn bắt đầu bằng dấu bằng (=). Bạn cũng có thể nhấn phím cộng (+) trên bàn phím để bắt đầu một công thức. Ví dụ: Nhập +50-8 rồi nhấn phím Enter, kết quả cho ra là 42 và ô hiện thời sẽ chứa công thức =+50-8.
• Trường hợp dùng một hàm để làm tham biến cho một hàm khác (hàm lồng nhau, nhiều nhất là 7 mức) không cần viết dấu bằng (=) trước tên hàm đó. Ví dụ: Các ô A1, B1 chứa số đo các cạnh của tam giác vuông, khi đó công thức
=SQRT(SUM(A1^2;B1^2)) gõ tại ô C1 cho số đo cạnh huyền của tam giác đó. Ở đây SQRT là hàm khai căn bậc hai, SUM là hàm tính tổng (bình phương của 2 cạnh góc vuông), ta thấy trước hàm này không có dấu bằng (=) vì nó được dùng làm tham biến cho hàm SQRT.
Xây dựng công thức
Bạn có thể nhập công thức vào trang tính bằng cách sử dụng bàn phím hoặc sử dụng hộp hội thoại Function Wizard .
• Sử dụng bàn phím
• Nhấn chọn ô muốn nhập công thức.
• Gõ dấu bằng (=).
• Gõ tên hàm, dấu mở ngoặc đơn, các tham biến theo đúng dạng thức quy định, dấu đóng ngoặc đơn.
• Nhấn phím Enter, kết quả phép tính sẽ hiển thị tại ô hiện thời.
• Sử dụng hộp hội thoại Function Wizard
• Nhấn chọn ô muốn nhập công thức.
• Vào menu Insert\Function, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+F2, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng trên thanh công thức, xuất hiện hộp hội thoại:
Hình 36. Hộp hội thoại Function Wizard
• Chọn nhóm hàm cần dùng trong khung Category, ví dụ: Date&Time – Nhóm hàm ngày và giờ; Financial – Nhóm hàm tài chính; Mathematical – Nhóm hàm toán học; Statistical – Nhóm hàm thống kê;… Khi di chuyển thanh sáng đến nhóm nào, Calc sẽ liệt kê các hàm của nhóm đó theo thứ tự chữ cái trong khung Function.
• Bấm đúp chuột vào hàm cần chọn trong khung Function, hộp hội thoại xuất hiện khung các tham biến cần nhập.
Hình 37. Hộp hội thoại Function Wizard đã chọn hàm
• Tại các ô tham biến (number 1, number 2,…), điền các tham biến của hàm bằng cách nhập từ bàn phím hoặc rê chuột trên miền dữ liệu. Trường hợp tham biến là một hàm khác, nhấn chuột vào biểu tượng bên trái của ô và chọn hàm tương tự như trên.
• Nhấn nút <<OK>>, kết quả phép tính sẽ hiển thị tại ô hiện thời.
Trong quá trình nhập các tham biến cho hàm, bạn có thể theo dõi kết quả của hàm đó tại ô
Function result, và kết quả của toàn bộ phép tính tại ô Result.
Các hàm trong Calc Hàm ngày tháng
• Calc hỗ trợ tính toán ngày tháng cho Windows và Macintosh. Windows dùng hệ ngày bắt đầu từ 1900. Macintosh dùng hệ ngày bắt đầu từ 1904. Tài liệu này được diễn giải theo hệ ngày 1900 dành cho Windows.
• Hệ thống ngày tháng trong Calc được mặc định là hệ thống của Mỹ
"Tháng/Ngày/Năm" (MM/DD/YY). Bạn có thể sửa theo ngày tháng của Việt Nam "Ngày/Tháng/Năm" (DD/MM/YY) bằng cách:
• Chọn ô chứa ngày tháng cần sửa định dạng.
• Vào menu Format\Cells, chọn thẻ Numbers.
• Tại ô Format code, sửa định dạng “MM/DD/YY” thành “DD/MM/YY”, sau đó nhấn chuột vào biểu tượng bên phải ô để thêm kiểu định dạng ngày tháng mới này vào hệ thống (Thao tác này chỉ cần thực hiện một lần. Với những lần tiếp theo, bạn chỉ cần chọn kiểu “31/12/99” trong khung Format)
• Nhấn nút <<OK>> để áp dụng định dạng cho ngày tháng đã chọn.
• Khi bạn nhập một giá trị ngày tháng không hợp lệ nó sẽ trở thành một chuỗi văn bản. Công thức tham chiếu tới giá trị đó sẽ trả về lỗi.
• Cal cung cấp các hàm ngày tháng sau:
Cú pháp hàm Ý nghĩa
DATE(năm; tháng; ngày)
Chuyển đổi một ngày dưới dạng năm, tháng, ngày thành một dãy số và hiển thị nó trong định dạng ô. Năm là một số nguyên từ 1583 đến 9957 hoặc từ 0 đến 99. Tháng là một số nguyên từ 1 đến 12. Ngày là một số nguyên từ 1 đến 31. VD: Nếu định dạng ô là DD/MM/YY thì hàm =DATE(82;5;19) sẽ cho ra kết quả là 19/05/1982. DATEVALUE(văn
bản)
Trả về giá trị số của một ngày. Văn bản là một biểu thức ngày hợp lệ và phải được nhập trong dấu ngoặc kép.
VD: Hàm =DATEVALUE(“1954-07-20”) trả về giá trị số là 19925.
DAY(số) Trả về ngày của một giá trị kiểu ngày tháng. VD: Hàm =DAY(“2/20/2001”) trả về ngày là 20. Hàm =DAY(NOW()) trả về ngày hiện tại trong hệ thống.
DAYS(ngày 2; ngày 1)
Tính số ngày giữa 2 mốc ngày tháng.
VD: Hàm =DAYS(“2/14/2006”;“1/10/2006”) trả về số ngày là 35.
DAYS360(ngày 1; ngày 2; loại)
Tính số ngày giữa 2 mốc ngày tháng dựa trên cơ sở một năm có 360 ngày. Loại (không bắt buộc) cho biết phương pháp tính ngày. Nếu Loại = 0 hoặc không nhập Loại, ngày sẽ được tính theo phương pháp của Mỹ. Nếu Loại ≠ 0, ngày sẽ được tính theo phương pháp của Châu Âu.
VD: Hàm =DAYS360(“1/10/2006”;“2/14/2006”) trả về số ngày là 34.
DAYSINMONTH( ng
ày) Tính số ngày trong tháng có ngày đã cho.VD: Hàm =DAYSINMONTH(“2/14/2004”) trả về số ngày là 29.
DAYSINYEAR(ngày) Tính số ngày trong năm có ngày đã cho.
số ngày là 366.
EASTERSUNDAY( n
ăm) Trả về ngày lễ Phục sinh của một năm đã cho. Giá trị Năm là một số nguyên từ 1583 đến 9957 hoặc từ 0 đến 99.
VD: Hàm =EASTERSUNDAY(2000) trả về ngày lễ Phục sinh năm 2000 là 04/23/00. EDATE(ngày bắt đầu;
số tháng) Trả về giá trị ngày cách số tháng. Ngày bắt đầu đã cho một VD: Ngày nào trước ngày 31/3/2001 một tháng? Hàm =EDATE(“3.31.2001”;-1) trả về kết quả là ngày 2.28.2001.
EOMONTH(ngày bắt đầu; số tháng)
Trả về ngày cuối cùng của tháng mà trước hoặc sau Ngày bắt đầu một số tháng.
VD: Ngày cuối cùng của tháng mà rơi vào 6 tháng sau ngày 14/9/2001?
Hàm =EOMONTH(“9.14.2001”;6) trả về kết quả là ngày 3.31.2002.
HOUR(số) Trả về giờ của một giá trị kiểu thời gian.
VD: Hàm =HOUR(“17:20:00”) trả về giờ là 17. Hàm =HOUR(NOW()) trả về giờ hiện tại trong hệ thống.
ISLEAPYEAR(ngày) Xác định xem ngày đã cho có thuộc năm nhuận không. Hàm trả về kết quả 1 (Đúng) hoặc 0 (Sai). VD: Hàm =ISLEAPYEAR(“2/29/68”) trả về giá trị là 1, tức năm 1968 là năm nhuận.
MINUTE(số) Trả về phút của một giá trị kiểu thời gian.
VD: Hàm =MINUTE(“17:20:00”) trả về phút là 20.
Hàm =MINUTE(NOW()) trả về phút hiện tại trong hệ thống.
MONTH(số) Trả về tháng của một giá trị kiểu ngày tháng. VD: Hàm =MONTH(“12/20/2007”) trả về tháng là 12.
Hàm =MONTH(NOW()) trả về tháng hiện tại trong hệ thống.
MONTHS(ngày bắt đầu; ngày kết thúc; loại)
Tính số tháng giữa hai giá trị ngày. Loại là một trong hai giá trị 0 (khoảng cách) hoặc 1 (trong tháng lịch).
VD: Hàm =MONTHS(“9.15.07”;“11.14.07”;0) cho kết quả là 1.
kết quả là 2.
NETWORKDAYS( n gày bắt đầu; ngày kết thúc; ngày nghỉ)
Trả về số ngày làm việc trong mốc thời gian đưa ra sau khi trừ đi ngày nghỉ và ngày lễ.
NOW() Trả về ngày giờ hiện tại trong hệ thống. SECOND(số) Trả về giây của một giá trị kiểu thời gian.
VD: Hàm =SECOND(“17:20:45”) trả về giây là 45.
Hàm =SECOND(NOW()) trả về giây hiện tại trong hệ thống.
TIME(giờ;phút;giây) Trả về thời gian hiện tại từ giá trị giờ, phút, giây. VD: Hàm =TIME(9;16;25) cho kết quả là
09:16:25 TIMEVALUE(văn
bản) Trả về giá trị thời gian là một số từ một văn bản.VD: Hàm =TIMEVALUE(“4PM”) cho kết quả là 0.67.
TODAY() Trả về ngày hiện tại trong hệ thống.
WEEKDAY(số; loại) Trả về thứ của một ngày từ giá trị ngày đã cho. Thứ là một số nguyên trong khoảng 1 (Chủ nhật) và 7 (Thứ bảy) nếu không nhập loại hoặc loại = 1. Nếu loại = 2, thứ được bắt đầu bằng Thứ hai = 1; nếu loại = 3, thứ được bắt đầu bằng Thứ hai = 0.
VD: Hàm =WEEKDAY(“6/14/06”;1) trả về giá trị là 4, tức Thứ tư.
WEEKNUM(số; chế độ)
Trả về số thứ tự của tuần trong năm từ giá trị ngày tháng. Chế độ cho biết cách tính bắt đầu một tuần: 1 = Chủ nhật, 2 = Thứ hai.
VD: Hàm =WEEKNUM(“1/1/95”;1) trả về giá trị là 1 (Ngày 1/1/95 là Chủ nhật).
Hàm =WEEKNUM(“1/1/95”;2) trả về giá trị là 52 vì theo chế độ tuần bắt đầu từ Thứ hai, do đó Chủ nhật 1/1/95 thuộc về tuần cuối cùng của năm trước đó.
WORKDAY(ngày bắt đầu; số ngày làm việc; ngày nghỉ)
Trả về ngày cách ngày bắt đầu một số ngày làm việc nhất định.
YEAR(số) Trả về năm của một giá trị ngày tháng. YEARFRAC(ngày bắt
đầu; ngày kết thúc; cơ sở tính)
Hàm ký tự
• Bao gồm các hàm xử lý chuỗi văn bản như trích lọc, tìm kiếm, thay thế, chuyển đổi chuỗi văn bản.
Cú pháp hàm Ý nghĩa
ARABIC(văn bản) Tính toán giá trị của một số La Mã.
VD: Hàm =ARABIC(“XXIV”) cho kết quả là 24. CHAR(số) Chuyển đổi một số thành một ký tự theo bảng mã
hiện hành. Số là một số từ 1 – 255 thể hiện giá trị mã cho ký tự.
CLEAN(văn bản) Xóa ký tự không phù hợp.
CODE(văn bản) Trả về mã số của ký tự đầu tiên trong chuỗi ký tự. CONCATENATE( v
ăn bản 1; văn bản 2; … ; văn bản 30)
Kết hợp nhiều chuỗi ký tự thành một chuỗi.
DOLLAR(giá trị; số
chữ số thập phân) Chuyển đổi một số thành định dạng tiền tệ làm tròn đến đơn vị thập phân cho trước. VD: Hàm =DOLLAR(12.487;2) cho kết quả là $12.49.
EXACT(văn bản 1; văn bản 2)
So sánh hai chuỗi ký tự và cho giá trị TRUE nếu hai chuỗi ký tự giống hệt nhau, giá trị FALSE nếu hai chuỗi ký tự khác nhau.
FIND(văn bản tìm
kiếm; văn bản; vị trí) Tìm kiếm một chuỗi văn bản trong chuỗi khác. FIXED(số; số chữ số
thập phân; không dấu phân cách hàng nghìn)
Chuyển một số sang định dạng văn bản, có hoặc không có dấu ngăn cách hàng nghìn. Số là số cần được định dạng. Không dấu phân cách hàng nghìn (tuỳ chọn) cho biết có sử dụng dấu ngăn cách hàng nghìn hay không.
LEFT(văn bản; số) Trích các ký tự bên trái trong chuỗi ký tự. Số (tuỳ chọn) là số ký tự được trích. Nếu không có tham biến này thì kết quả là một ký tự.
VD: Hàm =LEFT(“mùa xuân”;3) cho kết quả là
mùa.
LEN(văn bản) Tính độ dài một chuỗi ký tự bao gồm cả dấu cách. VD: Hàm =LEN(“mùa xuân”) cho kết quả là 8. LOWER(văn bản) Chuyển tất cả chữ in hoa trong chuỗi ký tự thành
chữ thường.
VD: Hàm =LOWER(“MùA XUâN”) cho kết quả là mùa xuân.
MID(văn bản; bắt đầu; số)
Trích một dãy ký tự trong một chuỗi ký tự. Bắt đầu là vị trí của ký tự đầu tiên được trích. Số là số
ký tự được trích tính từ ký tự đầu tiên.
VD: Hàm =MID(“mùa xuân đầu tiên”;5;4) cho kết quả là xuân.
PROPER(văn bản) Chuyển các chữ cái đầu tiên của các từ trong chuỗi ký tự thành chữ in hoa.
VD: Hàm =PROPER(“mùa xuân đầu tiên”) cho kết quả là Mùa Xuân Đầu Tiên.
REPLACE(văn bản; vị trí; độ dài; văn bản mới)
Thay thế một phần của chuỗi ký tự bằng một chuỗi ký tự khác. Văn bản là chuỗi chứa phần cần thay thế. Vị trí là vị trí trong chuỗi cần bắt đầu thay thế. Độ dài là số ký tự trong chuỗi cần thay thế. Văn bản mới là chuỗi mới thay thế chuỗi cũ. VD: Hàm =REPLACE(“mùa xuân đầu tiên”;5;4; “thu”) cho kết quả là mùa thu đầu tiên.
REPT(văn bản; số) Lặp lại một chuỗi ký tự liên liếp một số lần. Số là số lần lặp lại.
VD: Hàm =REPT(“mùa xuân ”;3) cho kết quả là
mùa xuân mùa xuân mùa xuân.
RIGHT(văn bản; số) Trích các ký tự bên phải trong chuỗi ký tự. Số (tuỳ chọn) là số ký tự được trích. Nếu không có tham biến này thì kết quả là một ký tự.
VD: Hàm =RIGHT(“mùa xuân”;4) cho kết quả là
xuân.
ROMAN(số; chế độ) Chuyển một số thành số La Mã. Số nằm trong khoảng từ 0 đến 3999. Chế độ (tuỳ chọn) là các số nguyên từ 0 đến 4, chế độ càng cao thì mức độ đơn giản của kiểu chữ số Roman càng lớn. SEARCH(văn bản
tìm kiếm; văn bản; vị trí)
Cho vị trí của một dãy ký tự trong một chuỗi ký tự. Văn bản tìm kiếm là chuỗi cần tìm kiếm. Văn bản là chuỗi gốc. Vị trí (tuỳ chọn) là vị trí trong chuỗi gốc, nơi bắt đầu thực hiện thao tác tìm kiếm. SUBSTITUTE(văn
bản; văn bản tìm kiếm; văn bản mới; nơi xuất hiện)
Thay thế dãy ký tự cũ bằng dãy ký tự mới trong một chuỗi. Văn bản là chuỗi chứa dãy ký tự cần thay thế. Văn bản tìm kiếm là dãy ký tự cũ cần thay thế. Văn bản mới là dãy ký tự mới sẽ thay thế cho dãy ký tự cũ. Nơi xuất hiện (tuỳ chọn) chỉ ra vị trí cần thay thế. Nếu không có tham biến này dãy ký tự cũ sẽ được thay thế ở mọi vị trí.
T(giá trị) Trả về chuỗi ký tự đích hoặc chuỗi ký tự trống nếu đích không phải là ký tự.
TEXT(số; định dạng) Chuyển đổi một số thành ký tự theo định dạng cho trước.
chuỗi ký tự 12.35.
Hàm =TEXT(12.34567; “000.00”) trả về chuỗi ký tự 012.35.
TRIM(văn bản) Xoá ký tự trống trong chuỗi, chỉ để lại một ký tự trống giữa các từ.
VD: Hàm =TRIM(“ mùa xuân đầu tiên ”) trả về kết quả là mùa xuân đầu tiên.
UPPER(văn bản) Chuyển tất cả chữ thường trong chuỗi ký tự thành chữ in hoa.
VD: Hàm =UPPER(“mùa xuân”) cho kết quả là
MÙA XUÂN.
VALUE(văn bản) Chuyển một chuỗi ký tự thành một số.
Hàm toán học
• Bao gồm các hàm về toán học và lượng giác giúp bạn giải các bài toán đại số, giải tích, hoặc lượng giác từ tiểu học đến đại học... (Chú ý đến quy cách hiển thị số của Việt Nam và của Mỹ)
Cú pháp hàm Ý nghĩa
ABS(số) Tính trị tuyệt đối của một số ACOS(số) Tính nghịch đảo cosin
ACOSH(số) Tính nghịch đảo cosin hyperbol ACOT(số) Tính nghịch đảo cotang
ACOTH(số) Tính nghịch đảo cotang hyperbol ASIN(số) Tính nghịch đảo sin
ASINH(số) Tính nghịch đảo sin hyperbol ATAN(số) Tính nghịch đảo tang
ATAN2(số x; số y) Tính nghịch đảo tang với tọa độ x và y cho trước. ATANH(số) Tính nghịch đảo tang hyperbol
CEILING(số; bội số;
chế độ) Làm tròn một số lên thành số nguyên bội số gần nhất COMBIN(đếm 1;
đếm 2) Tính tổ hợp: đếm 1 là tổng số các phần tử, đếm 2 là số phần tử được lựa chọn từ các phần tử. COS(số) Tính cosin của một góc
COSH(số) Tính cosin hyperbol của một góc COT(số) Tính cotang của một góc
COTH(số) Tính cotang hyperbol của một góc
DEGREES(số) Chuyển đổi một số từ đơn vị radians sang độ EVEN(số) Làm tròn một số lên thành số nguyên chẵn gần
nhất
EXP(số) Tính lũy thừa cơ số e FACT(số) Tính giai thừa của một số FLOOR(số; bội số;
chế độ) Làm tròn một số xuống thành số nguyên bội số gần nhất GCD(số) Tìm ước số chung lớn nhất
INT(số) Làm tròn một số xuống thành số nguyên gần nhất LCM(số) Tìm bội số chung nhỏ nhất
LN(số) Tính logarit tự nhiên dựa trên hằng số e của một số
LOG(số; cơ số) Tính logarit của một số với cơ số cho trước LOG10(số) Tính logarit cơ số 10 của một số
MDETERM(mảng) Tính định thức của ma trận MINVERSE(mảng) Tìm ma trận nghịch đảo MMULT(mảng 1;
mảng 2) Tính tích 2 ma trận MOD(số bị chia; số
chia) Lấy phần dư của phép chia.VD: Hàm =MOD(27;4) cho kết quả là 3.
MROUND(số;bội số) Làm tròn một số đến bội số gần nhất của số khác MULTINOMIAL(số) Tính tỷ lệ giai thừa tổng với tích các giai thừa của