Viện Pháp y Tâm thần Trung ương. Những can thiệp này cũng phù hợp với tác giả khác như:
Nguyễn Thị Thủy (2017), báo cáo chuyên đề tốt nghiệp CKI về công tác chăm sóc và quản lý người bệnh RLLT cấp và nhất thời tại Bệnh viện tâm thần TWI [13].
3.2. Thực trạng vấn đề còn tồn tại trong chăm sóc người bệnh RLLT cấp và nhất thời. và nhất thời.
Qua theo dõi trường hợp bệnh trên và các trường hợp bệnh khác tại Viện Pháp y Tâm thần TW tôi thấy có một số vấn đề trong chăm sóc người bệnh RLLT cấp và nhất thời như sau:
Ưu điểm:
Người bệnh đã được điều dưỡng theo dõi sát trong quá trình điều trị trong giai đoạn đầu được thực hiện tốt các y lệnh của bác sỹ như thuốc, theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn, thực hiện các xét nghiệm cần thiết cho người bệnh, xếp giường cho người bệnh, có hướng dẫn và nhắc nhở người bệnh thực hiện nội quy buồng bệnh.
- Điều dưỡng đã thực hiện tốt các quy định, quy chế, quy trình chăm sóc người bệnh tại Viện, quy chế chăm sóc NB, quy chế thường trực , quy chế quản lý NB
- Thực hiện chăm sóc NB đúng kế hoạch có chất lượng, kịp thời phát hiện và xử trí các diễn biến bất thường
- Hầu hết sau khi ra viện người bệnh có thể tiếp xúc hợp tác tốt, hiểu biết bệnh tật của mình và tự giác uống thuốc.
Nhược điểm:
* Đối với nhân viên y tế.
- Chưa phát huy hết khả năng và nghiệp vụ của điều dưỡng. Điều dưỡng mới chỉ dừng lại ở việc cho người bệnh uống thuốc, chưa phát huy
được vai trò chủ động trong chăm sóc.
- Điều dưỡng chưa thực sự lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người bệnh để giúp đỡ họ về mặt tâm lý.
- Nhân viên y tế chưa phát huy hết các liệu pháp tâm lý dùng cho người bệnh.
- Công tác phục hồi chức năng cho người bệnh chưa được đa dạng. * Đối với người bệnh.
- Người bệnh thường chưa hiểu được tính chất nguy hiểm của việc uống thuốc không đều.
- NB không tự giác uống thuốc.
- Khi được nhân viên y tế tư vấn uống thuốc thì người bệnh chỉ ậm ừ cho qua chuyện.
KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu chuyên đề “chăm sóc người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời tại Viện Pháp y Tâm thần Trung ương ”. Tôi xin rút ra một vài kết luận về thực trạng chăm sóc người bệnh Rối loạn thần cấp và nhất thời như sau:
1. Thực trạng về cơ sở hạ tầng
Khuôn viên chật hẹp đôi khi người bệnh còn phải nằm ghép, chưa có nhiều không gian để người bệnh vui chơi cũng như thực hiện liệu pháp lao động.
2. Thực trạng về nhân lực
Nhân lực thiếu nhất đội ngũ điều dưỡng làm nhiệm vụ chuyên môn, đa số chưa được đào tạo chuyên sâu về điều dưỡng chuyên nghành cùng như các liệu pháp trong tâm thần và đào tạo về các kỹ năng mềm.
3. Thực trạng chăm sóc người bệnh điều trị RLLT cấp và nhất thời - Điều dưỡng còn ít thời gian tiếp xúc nói chuyện với NB.
- Điều dưỡng giáo dục sức khỏe cho NB chủ yếu hướng dẫn về cách chăm sóc, cho NB ăn uống, vệ sinh, sự giải thích về bệnh, nguyên nhân gây bệnh hầu như chưa làm cho NB.
- Công việc hàng ngày của Điều dưỡng chỉ dừng lại ở việc cho NB uống thuốc hay thực hiện tiêm truyền theo y lệnh, đôn đốc nhắc nhở NB tự vệ sinh cá nhân.
ĐỀ XUẤT
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc NB điều trị RLLT cấp và nhất thời
1. Đối với Viện Pháp y Tâm thần Trung ương
- Xây dựng các quy trình, hướng dẫn cụ thể cho điều dưỡng trong chăm sóc NB điều trị bệnh RLLT cấp và nhất thời
- Tăng cường giám sát đánh giá các hoạt động chăm sóc NB điều trị RLLT cấp và nhất thời
- Xây dựng các bảng kiểm để đánh giá được các hoạt động chăm sóc NB của điều dưỡng.
- Hoàn thiện các công trình hạ tầng để triển khai tốt phục hồi chức năng cho NB.
2. Đối với nhân viên y tế
- Lập kế hoạch chăm sóc toàn diện cho từng bệnh nhân rối loạn loạn thần cấp cụ thể từng giai đoạn bệnh.
- Giáo dục sức khỏe, hướng dẫn giải thích cho người bệnh, người nhà người bệnh hiểu rõ sự nguy hiểm của các triệu chứng loạn thần cấp.
- Động viên, quan tâm và giúp đỡ người bệnh tự giác uống thuốc.
- Khi người bệnh chống đối dùng thuốc thì phải giải thích tại sao phải uống thuốc.
- Sau khi cho NB dùng thuốc phải theo dõi và hướng dẫn phát hiện tác dụng phụ của thuốc
- Định kỳ tổ chức đào tạo liên tục về kỹ năng mềm cho đội ngũ điều dưỡng.
- Tăng cường đào tạo, tập huấn cho điều dưỡng về kỹ năng truyền thông, nhất là truyền thông chăm sóc NB RLLT cấp và nhất thời.
- Thường xuyên cập nhật kiến thức về bệnh để nâng cao năng lực cho hệ thống điều dưỡng.
cho phù hợp.
- Giải thích cho người nhà NB biết cách xử lý với những biểu hiện bất thường của bệnh cũng như tác dụng phụ của thuốc.
- Phục hồi chức năng cho người bệnh sau khi điều trị bệnh ổn định. Hướng dẫn người bệnh cách tự chăm sóc cho bản thân như tắm giặt, thay quần áo, vệ sinh cá nhân.
- Các liệu pháp tâm lý xã hội chủ yếu hướng vào việc tác động lên trạng thái tâm lý của NB, giúp NB có tâm trạng thoải mái vui vẻ, nâng cao sự tự tin, hình thành sự lạc quan tin tưởng vào quá trình điều trị.
- NVYT hướng dẫn NB kỹ năng cộng đồng như tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể...
- Giáo dục cho họ nhận thức được về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của NB như yêu cầu được giúp đỡ khi cần, tham gia các hoạt động của cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt
1.Bộ y tế (2011). Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện,
2.Bộ y tế (2020). Quyết định số 2058/QĐ-BYT ngày 14/05/2020 về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp”.
3.Bộ y tế (2015). Quyết định số 3970/QĐ-BYT, ngày 24/09/2015, về việc ban hành Bảng Phân loại thống kê quôc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan phiên bản thứ 10 (ICD – 10) tập 1 và tập 2.
4.Bộ y tế (2020). Quyết định số 5091/QĐ-BYT ngày 07/12/2020, về việc ban hành tạm thời Quy trình tiếp nhận, điều trị và quản lý người chấp hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
5.Bộ y tế (2020). Quyết định số 5092/QĐ-BYT ngày 07/12/2020, về việc ban hành Quy chế kiểm tra và bảng điểm đánh giá công tác giám định pháp y tâm thần, công tác tiếp nhận, điều trị và quản lý người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.
6.Bộ môn tâm thần – Trường ĐHYHN “RLLT cấp và nhất thời” , bệnh học tâm thần, ( Tr38-45)
7.Bùi Quang Huy, Phùng Thanh Hải, Đinh Việt Hùng (2016). Tâm
thần phân liệt – Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị, Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội.
8.Bộ Y tế (2002). Quyết định số 940/2002/QĐ-BYT ngày 22/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh.
9.Cao Tiến Đức, Bùi Quang Huy, Ngô Ngọc Tản (2016). Bệnh học tâm
thần, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
10.Chính phủ (2011). Nghị định số 64/2011/NĐ-CP ngày 28/07/2011 Quy định về thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
11.Chính phủ (2013). Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013.Về Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
12.Nguyễn Hữu Chiến (2008), Đặc điểm lâm sàng, tiến triển rối loạn loạn thân cấp và nhất thời.
13.Nguyễn Thị Thủy (2017), báo cáo chuyên đề tốt nghiệp CKI về công tác chăm sóc và quản lý người bệnh RLLT cấp và nhất thời tại Bệnh viện tâm thần TWI.
14. Quốc hội (2009). Luật số 40/2009/QH12 ban hành Luật Khám
bệnh, chữa bệnh, ban hành ngày 23/11/2009
15. Quốc hội (2013). Luật giám định tư pháp.
16. Viện Pháp y Tâm thần Trung ương (2017). Quyết định số 124/QĐ- VPYTTTW ngày 01/8/2017 về việc ban hành Tập hợp quy chế, quy định, nội quy, quy trình của Viện Pháp y Tâm thần Trung ương.
* Tài liệu tiếng Anh
17. Organization. Coldham EL, Addington J andAddington D (2002). Medication adherence of individuals with a first episode of psychosis. Acta Psychiatrica Scandinavica, 106(4), pp.286-290.
18. WHO (2016). Classification of mental and behavioural disorders, World Health