Thực trạng sự hài lòng của NB và NNNB đối với nhân viên y tế tại khoa

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của người bệnh và người nhà người bệnh đối với nhân viên y tế tại khoa phụ II bệnh viện phụ sản thanh hóa năm 2021 (Trang 28 - 30)

Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa.

Đặc thù của ngành y là chăm sóc người dân lúc bệnh tật, ốm yếu, khi mà họ cần được sự quan tâm, động viên và chăm sóc nhiều nhất. Ngành Y tế Thanh Hóa đã và đang được Tỉnh quan tâm đầu tư một cách đồng bộ, nhờ đó đã có những bước phát triển vượt bậc được các cấp, các ngành và nhân dân ghi nhận: Cán bộ y tế đã làm chủ kỹ thuật chuyên môn, làm chủ trang thiết bị hiện đại, giải quyết được nhiều ca bệnh hiểm nghèo; nhiều tấm gương thầy thuốc hiến máu cứu bệnh nhân, bám bệnh viện, bám giường bệnh để giành lại sự sống từ tay tử

21

thần; trong những ca bệnh nguy hiểm, người làm công tác y tế vẫn tận tình tham gia cấp cứu xử trí chăm sóc người bệnh dù phải đối mặt với nguy cơ tai biến rủi do cao nguy cơ lây nhiễm cao ... nhưng tất cả đều tự nguyện, bởi họ hiểu rằng sinh mạng của người bệnh, sức khỏe của cộng đồng đang ở trong tay họ.

Tuy nhiên, qua kết quả các cuộc khảo sát, đánh giá của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa trong năm 2019 [24] với tổng số 200 bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trực tiếp làm thủ tục khám chữa bệnh trong khoảng thời gian 3 tháng đầu năm 2019:

Về thái độ phục vụ của y bác sĩ: có đến 42,5% những người sử dụng dịch vụ cho rằng thái độ phục vụ của đội ngũ y bác sĩ ở mức bình thường và không tận tình. Tuy nhiên, điều đáng nói là ở hầu hết bệnh nhân và người nhà cho biết

“các bác sĩ đa số tận tình, nhưng các cô y tá, hộ lý thì không được như thế, mặt

mũi lúc nào cũng cau có”. Những câu trả lời này cho thấy được hai “bức tranh”

khi mưu tả thái độ phục vụ của đội ngũ y bác sĩ tại BVPS Thanh Hóa. Một là,

các bác sĩ tận tụy với người bệnh nhưng người bệnh ít khi được tiếp xúc với họ.

Hai là, gương mặt cau có của đội ngũ y tá, hộ lý, những người thường xuyên

tiếp xúc với người bệnh.

Đa số những người được hỏi đều khẳng định không có gợi ý bồi dưỡng tiền (chiếm 97%). Tuy nhiên, vẫn còn một vài cá nhân có biểu hiện xuống cấp về đạo đức nghề nghiệp, vi phạm quy định, quy trình kỹ thuật chuyên môn; quy tắc ứng xử của ngành; thiếu tinh thần trách nhiệm, thậm chí có lúc, có nơi còn có biểu hiện thờ ơ vô cảm với người bệnh nên đã để xảy ra một số vụ việc gây bất bình trong dư luận xã hội. Những biểu hiện trên tuy chỉ xảy ra ở một số cán bộ y tế nhưng đã làm tổn hại lớn đến danh dự của người thầy thuốc những người đã gắn bó cả cuộc đời với nghề y - nghề cao quý được toàn xã hội tôn vinh, bởi với họ, không có đức thì không thể làm nghề y, uy tín của ngành và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phục vụ người bệnh. Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa nghiêm túc nhận thấy vấn đề tồn tại về y đức, thái độ, lề lối tác phong làm việc tập trung chủ yếu tại một số khoa phòng trong Bệnh viện.

22

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của người bệnh và người nhà người bệnh đối với nhân viên y tế tại khoa phụ II bệnh viện phụ sản thanh hóa năm 2021 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)