ngoài
1 Khái niệm
Công nhận thủ tục pháp lý được áp dụng bởi cơ quan có thẩm quyền để thừa nhận giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành của các phán quyết của cơ quan tài phán nước ngoài
Thi hành trình tự thủ tục trong quá trình triển khai thực hiện các phán quyết của cơ quan tài phán nước ngoài -> có quan hệ chặt chẽ với việc công nhận : phải có sự công nhận thì mới có việc thi hành, việc thi hành là sự hiện thực hóa cụ thể hóa giá trị pháp lý của sự công nhận,
Chú ý Có thể chỉ cần công nhận mà không cần có sự thi hành. Ví dụ : Việc công nhận giá trị pháp lý của tuyên bố về việc mất năng lực hành vi dân sự của tòa án nước ngoài, phán quyết ly hôn, tuyên bố 1 người đã chết, tình trạng độc thân -> không cần phải thi hành. Chỉ nhằm xác nhận sự kiện pháp lý chứ không nhằm mục đích thi hành
Bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài Những phán quyết được tuyên từ các vụ việc dân sự và những quyết định dân sự trong các bản án hình sự hành chính; được tuyên án ở nước ngoài
Ví dụ Phần yêu cầu bồi thường thiệt hại trong bản án hình sự cũng được xem là quyết định dân sự
Hiệu lực pháp lý của các phán quyết ( là sản phẩm của việc thực thi chủ quyền quốc gia ) sẽ bị hạn chế trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Nhưng nhu cầu thực thi phán quyết trên lãnh thổ nước ngoài là nhu cầu có thật, nhằm
Đảm bảo việc hiện thực hóa nội dung của bản án, mới bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của đương sự,
Sự thể hiện tôn trọng chủ quyền giữa các quốc gia với nhau
Họat động công nhận và thi hành các phán quyết của tòa án nước ngoài là hoạt động đặc thù và có thể tác động đến lợi ích quốc gia : cần phải được thực hiện trong khuôn khổ các nguyên tắc nhất định được qui định điều 343 luật tố tụng dân sự Việt nam.
Phải tuân theo các qui định của pháp luật Việt nam Tôn trọng các cam kết trong các điều ưiớc quốc tế Có đi có lại
Công nhận đương nhiên : chỉ áp dụng trong 1 số trường hợp : khi các quốc gia đã cam kết và thỏa thuận rằng phán quyết đương nhiên được công nhận. ( Ngoại trừ khi bản án yêu cầu không được công nhận )
Ngoài ra còn chịu sự ràng buộc chung của pháp luật tố tụng dân sự quốc tế : …
Cách thức công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
Do phụ thuộc vào pháp luật quốc gia sở tại nên trình tự thủ tục cụ thể sẽ khác nhau nhưng vẫn có những điểm chung : phân ra
• Quốc gia áp dụng hệ thống cấp phát : các quốc gia XHCN, châu Âu lục địa
Là hoạt động tư pháp kết hợp với hành chính -> cơ chế ra quyết định công nhận sẽ thông qua qui trình xin cho : nộp đơn, tổ chức phiên họp để xem xét ( không tổ chức phiên tòa ), ra quyết định Chỉ xem xét hình thức tố tụng của bản án nước ngoài ( xem có đúng trình tự thủ tục tố tụng hay không, đúng thẩm quyền không ), không được phép đánh giá lại sự đúng sai của nội dung phán quyết -> do nội dung phán quyết là sản phẩm của sự thực thi chủ quyền quốc gia nước ngoài. Ví dụ Qui định tại khoản 4 điều 355 luật tố tụng dân sự Việt nam
• Quốc gia áp dụng hệ thống án lệ ( Anh Mỹ ) :
Thực hiện thông qua 1 phiên xử theo thủ tục tố tụng rút gọn ( không phải là các họat động tư pháp mang tính hành chính ) -> kết quả là một bản án quyết định công nhận hay không giá trị pháp lý của bản án tòa án nước ngoài
Ngoài hình thức tố tụng, các tòa án còn có thể xem xét nội dung của bản án dưới góc độ chung : không phải xét xử lại mà chỉ kiểm tra nội dung phán quyết có đảm bảo các nguyên tắc cơ bản inhư hợp lý, công bằng, không thiên vị, phân biệt đối xử hay không. Nếu có thì sẽ từ chối
Chú ý Điều này không vi phạm nguyên tắc chủ quyền quốc gia do tòa án không xử lại nội dung. Việc xem xét này là cần thiết vì hệ thống pháp luật quốc gia sở tại được xây dựng trên hệ thống hàng ngàn án lệ nên cần phải đảm bảo tính thống nhất của hệ thống các bản án, không được làm đảo lộn trật tự pháp lý của quốc gia sở tại
2 Chế định công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt nam
Trong các điều ước quốc tế, các hiệp định tương trợ tư pháp -> phải ưu tiên áp dụng các qui định này, là nghĩa vụ pháp lý của quốc gia
Các điều ước quốc tế thường chỉ ghi nhận các qui định mang tính nguyên tắc chung, các thủ tục công nhận và thi hành cụ thể sẽ được pháp luật quốc gia qui định
Trong pháp luật Việt nam -> Phần VI luật tố tụng dân sự Việt nam
Thẩm quyền
Tòa án cấp tỉnh ( tòa án cấp huyện chỉ được bổ sung thẩm quyền trong 1 số trường hợp đặc biệt -> không được xem là có thẩm quyền )
Bộ tư pháp không phải là 1 cơ quan tư pháp mà chỉ là 1 cơ quan hành chính, nên không có thẩm quyền xem xét, công nhận, thi hành phán quyết
Trình tự thủ tục
Tự nghiên cứu
Các trường hợp từ chối công nhận và thi hành
Điều 356 luật tố tụng dân sự qui định
Chú ý Cần phải nghiên cứu do
Có thể liên quan đến các đương sự, đến khả năng khiếu nại việc từ chối hay công nhận phán quyết
Tương ứng với mỗi căn cứ từ chối là các điều kiện từ chối ẩn chứa bên trong
• Khoản 1 Khi bản án chưa có giá trị pháp lý thì đối tượng cần công nhận là giá trị pháp lý của bản án chưa xuất hiện -> phải là bản án có hiệu lực pháp luật theo pháp luật của tòa án nước ngoài
• Khoản 2 Khi đương sự không được triệu tập hợp lệ thì trình tự thủ tục tố tụng đã bị vi phạm nghiêm trọng nên kết quả phán quyết sẽ bị từ chối -> cần phải tuân thủ đúng thủ tục tố tụng của pháp luật tòa án nước ngoài
• Khoản 3 Vụ án thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt nam -> khẳng định chủ quyền của Việt nam
Chú ý Việc công nhận các việc dân sự sẽ gây mâu thuẫn với qui định của pháp luật Việt nam -> cần phải hiểu là không công nhận cả vụ và việc thuộc thẩm quyền riêng biệt
• Khoản 4 Khi không là bản án đầu tiên và duy nhất -> do vi phạm qui tắc áp dụng pháp luật “ pháp luật phải được áp dụng thống nhất “ : các vụ việc chỉ được xét xử duy nhất 1 lần ( khác với nhiều cấp xét xử ) và sẽ chỉ có 1 bản án.
Khi tòa án Việt nam đang thụ lý mà tòa án nước ngoài vẫn tàiến hành xử lý thì tòa án nước ngoài đã vi phạm pháp luật quốc tế về thẩm quyền xét xử -> không công nhận phán quyết
• Khoản 5 Đã hết thời hiệu thi hành theo pháp luật của tòa án nước ngoài hay pháp luật Việt nam -> do giá trị pháp lý của bản án không còn tồn tại
Chú ý
Nếu chỉ hết thời hiệu theo pháp luật tòa án nước ngoài mà còn thời hiệu theo pháp luật Việt nam -> từ chối công nhận do giá trị pháp lý của bản án không tồn tại
Nếu chỉ hết thời hiệu theo pháp luật Việt nam mà còn thời hiệu theo pháp luật tòa án nước ngoài -> không được từ chối ngay mà phải xem xét cẩn thận việc công nhận : khi có thể làm đảo lộn trật tự pháp lý của Việt nam thì buộc phải từ chối bằng cách dựa vào khoản 6 điều 356
• Khoản 6 Bảo lưu trật tự công cộng