Cơ chế tác dụng the oY học hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác dụng của bài thuốc thận trước thang HV kết hợp điện châm điều trị hội chứng tiền đình (Trang 31 - 32)

Hiện tượng chiếm ưu thế của Utomski: Châm cứu tạo ra một cung phản xạ mới, dập tắt cung phản xạ bệnh lý.

Sự phân chia tiết đoạn thần kinh và liên quan giữa các tạng phủ đối với các vùng của cơ thể do tiết đoạn chi phối: Khi nội tạng có bệnh, sợi thần kinh giao cảm bị kích thích, dẫn truyền vào tủy sống, làm thay đổi cảm giác ở vùng da tương ứng. Vậy nội tạng có tổn thương dùng châm cứu tác động vào các vùng da trên cùng một tiết đoạn sẽ chữa được các bệnh.

Nguyên lý về cơ năng sinh lý linh hoạt của hệ thần kinh Widekski: Trường hợp thần kinh ở trạng thái yên tĩnh một kích thích nhẹ hay mạnh

thường hay gây ra một phản ứng hưng phấn nhẹ hoặc mạnh tương ứng. Nhưng trạng thái bị hưng phấn do bệnh, kích thích mạnh hơn làm cho hoạt động thần kinh chuyển sang quá trình ức chế nên giảm đau.

Vai trò thể dịch, nội tiết và các chất trung gian thần kinh: Người ta đã xác định được công thức hóa học của chất morphine – like là những chất chủ yếu do hậu yên tiết ra, ngoài ra còn thấy ở trên ruột và nhiều cơ quan khác [37],[19],[38].

1.4.2.3. Cơ chế tác dụng theo Y học cổ truyền

Theo YHCT, bệnh tật là do sự mất cân bằng âm dương gây ra bởi các tác nhân ngoại nhân (tà khí lục dâm), nội nhân (thất tình, công năng tạng phủ suy kém), bất nội ngoại nhân (sang chấn, ăn uống...). Châm cứu giúp thiết lập lại sự cân bằng âm dương giữa các bộ phận trong cơ thể thông qua đường kinh lạc tương ứng.

Theo Y học cổ truyền, hệ kinh lạc bao gồm những đường kinh (thẳng) và những đường lạc (đường ngang). Trong kinh lạc có kinh khí (The Energy of life) vận hành để điều hoà khí huyết làm cơ thể luôn khoẻ mạnh, chống được các tác nhân gây bệnh. Hệ kinh lạc cũng là nơi biểu hiện các trạng thái bệnh lý của cơ thể, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các hình thức kích thích (dùng châm, cứu, xoa bóp, ấn huyệt giác…) thông qua các “huyệt” để chữa bệnh.

Mỗi đường kinh mang tên một tạng hoặc một phủ nhất định. Khi tạng phủ có bệnh thường có những biểu hiện thay đổi cơ quan biểu lí với nó. Khi châm cứu, người ta tác dụng vào các huyệt trên các kinh mạch đó để điều chỉnh các rối loạn chức năng (bế tắc) của kinh mạch [38] [39],[77].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác dụng của bài thuốc thận trước thang HV kết hợp điện châm điều trị hội chứng tiền đình (Trang 31 - 32)