Hiệu quả cải thiện mức độ chóng mặt, rối loạn thăng bằng theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác dụng của bài thuốc thận trước thang HV kết hợp điện châm điều trị hội chứng tiền đình (Trang 60 - 62)

thang điểm EEV

Chóng mặt là triệu chứng chính của các bệnh ảnh hưởng và liên quan đến hệ thống tiền đình của cơ thể. Chúng có thể được gây ra bởi các rối loạn mạn tính hoặc tạm thời, với sự tái phát không thể dự đoán trước và các đặc điểm lâm sàng thay đổi [60]. Nhận thức chủ quan của chứng chóng mặt bị ảnh hưởng bởi tính cách của bệnh nhân, sự tái phát chứng chóng mặt liên quan đến sự lo lắng hoặc các tiến triển khó lường của các bệnh mạn tính tiềm ẩn.

Bởi vì chóng mặt ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống hàng ngày ngay cả trong giai đoạn không có triệu chứng, cho nên chóng mặt, rối loạn thăng bằng chính là dấu hiệu sớm nhất để bệnh nhân chú ý đến bệnh của bản thân và đây cũng là lý do chínhđể bệnh nhân phải nhập viện điều trị.

Để đánh giá mức độ này, xác định theo thang điểm EEV bằng bộ câu hỏi đánh giá. Bộ câu hỏi về độ chóng mặt là một bảng bao gồm các đánh giá về triệu chứng của hội chứng tiền đình: ảo giác về sự chuyển động, thời gian của ảo giác, không dung nạp khi chuyển động, rối loạn thần kinh thực vật và rối loạn thăng bằng.

Trước điều trị các bệnh nhân có điểm EEV trung bình ở nhóm đối chứng là 13,13 ± 1,5 và ở nhóm nghiên cứu là 13,83 ± 1,69. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Sau 7 ngày điều trị, điểm EEV trung bình ở cả 2 nhóm đều giảm và có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị (p < 0,01). Tuy nhiên so sánh giữa hai nhóm thì sự cải thiện về mức độ đánh giá trung bình không chênh nhau nhiều với p > 0,05. Sau 15 ngày điều trị, điểm EEV trung bình của hai nhóm tiếp tục giảm với p < 0,01. Nhóm nghiên cứu có xu hướng giảm nhiều hơn nhóm đối chứng. Tuy nhiên sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Ở cả hai nhóm trong nghiên cứu đều dùng phương pháp điều trị là điện châm, điều trị về giảm nhẹ triệu chứng. Sự chênh lệch về tác dụng giữa hai nhóm là do hiệu quả điều trị khi tác động thêm bằng bài thuốc Thận trước thang trên nhóm nghiên cứu. Bài thuốc Thận trước thang hay còn gọi là Cam thảo can khương phục linh bạch truật thang dùng để điều trị chứng đàm thấp trung trở gây ra chứng huyễn vựng. Cơ chế bệnh chủ yếu là do tỳ hư không vận hóa được thủy thấp, thủy thấp hàn ứ tại trung tiêu hóa đàm ẩm gây ra bệnh cho tạng thận vì thận khí không thăng dương. Chính vì vậy, dùng Thận trước thang với tác dụng kiện tỳ hóa đàm, táo thấp lợi khủy, ôn trung tán hàn là chữa bệnh ở thận bằng việc bổ tỳ ích thổ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác dụng của bài thuốc thận trước thang HV kết hợp điện châm điều trị hội chứng tiền đình (Trang 60 - 62)