- Cần một thời gian dài vì phải chọn lọc thế hệ sau
1. Luật Bảo vệ môi trường
• Điều 87. An toàn sinh học
- Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về GMO và sản phẩm của chúng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, vệ sinh an toàn thực phẩm, giống cây trồng, giống vật nuôi và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Tổ chức, cá nhân chỉ được phép tiến hành hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, nhập khẩu, xuất khẩu, lưu giữ, vận chuyển GMO và sản phẩm của chúng thuộc danh mục được pháp luật cho phép và phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn sinh học và thủ tục
2. Pháp lệnh Giống vật nuôi, cây trồng
• Điều 6.
- Việc nghiên cứu, chọn, tạo, thử nghiệm, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, trao đổi quốc tế và các hoạt động khác đối với giống vật nuôi, cây trồng có gen đã bị biến đổi, giống vật nuôi nhân bản vô tính được thực hiện theo quy định của Chính phủ
3. Pháp lệnh An toàn vệ sinh thực phẩm
• Điều 20
- Thực phẩm có gen đã bị biến đổi hoặc nguyên liệu thực phẩm có gen đã bị biến đổi phải ghi trên nhãn bằng tiếng Việt là “thực phẩm có gen đã bị biến đổi".
- Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng thực phẩm có gen đã bị biến đổi.
4. Quy chế quản lý an toàn sinh học đối với GMO; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ GMO
(Quyết định 212/2005/QĐ-TTg)
• Phạm vi của Quy chế:
Quản lý an toàn sinh học trên các phương diện: a, Nghiên cứu khoa học và Phát triển công nghệ b, Khảo nghiệm
c, Sản xuất, sử dụng và thương mại hoá
d, Xuất khẩu, nhập khẩu, lưu giữ và vận chuyển. 5. Quyết định 79/2007/QĐ-TTg (BAP 2007)
- Định hướng đến năm 2020
- Quản lý ATSH một cách có hiệu quả để bảo vệ sức khỏe nhân dân, môi trường và đa dạng sinh học.
- Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về ATSH mà Việt Nam là thành viên.
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức, cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về ATSH
vNghị định thư Cartagenea về an toàn sinh học (Cartagena Protocol on biosafety) năm 2000
Nghị định thư Cartegena về an toàn sinh học là một nghị định thư ràng buộc pháp lý toàn cầu nỗ lực đảm bảo sự an toàn trong vận chuyển, xử lý và sử dụng các sinh vật sống biến đổi gen (Living Modified Organisms-LMOs) tạo ra từ công nghệ sinh học hiện đại.
• Mục tiêu của nghị định thư: bảo vệ đa dạng sinh học khỏi các nguy cơ rủi ro của sinh vật sống biến đổi gen tạo ra từ công nghệ sinh học hiện đại.
• Nội dung
- Hỗ trợ các quốc gia đang phát triển xây dựng năng lực để quản lý công nghệ sinh học hiện đại
- Thủ tục thỏa thuận thông báo trước, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải được sự đồng ý của các nước nhập khẩu trước khi vận chuyển lần đầu tiên LMOs dự kiến đưa vào môi trường
- Xây dựng Trung tâm trao đổi thông tin an toàn sinh học (trên mạng để hỗ trợ các quốc gia trao đổi thông tin khoa học, kỹ thuật, môi trường và luật pháp về LMOs. yêu cầu việc vận chuyển các hàng hóa.
- LMO sử dụng trực tiếp làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc cho chế biến phải kèm theo các tài liệu chỉ rõ các hàng hóa này “có thể chứa” LMOs và “không chủ định đưa vào môi trường”. Nghị định thư bao gồm một điều khoản chỉ rõ rằng Bên tham gia là Nghị định thư không làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ của các chính phủ tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization – WTO) cũng như các hiệp định quốc tế hiện có.