Tổng quan về thuố cy học cổ truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá độc tính bán trường diễn và tác dụng bảo vệ tế bào gan của viên nang CTHepaB trên thực nghiệm (Trang 25 - 26)

Thuốc y học cổ truyền Việt Nam đã có lịch sử tồn tại và phát triển từ hàng ngàn năm nay. Lịch sử phát triển của thuốc cổ truyền gắn liền với lịch sử tồn tại, phát triển của dân tộc Việt Nam. Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu dễ dàng được đón nhận nhờ vào bề dày lịch sử cũng như người dân tin rằng thuốc

YHCT bào chế từ thảo dược sẽ ít có tác dụng phụ hơn so với thuốc tây. Đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, các nhà sản xuất thuốc cổ truyền của Việt Nam đã “tự do” cho ra đời hàng loạt các chế phẩm không qua thử nghiệm hoặc thử nghiệm không đầy đủ theo chuẩn từ nhiều dược liệu khác nhau, đa dạng phong phú về tên gọi, chủng loại, thành phần, tác dụng cũng như cách bào chế, giá cả tạo nên một thị trường thuốc từ dược liệu, thuốc đông y khó kiểm soát [1].

Việc nghiên cứu các thuốc có nguồn gốc dược liệu nhằm:

- Đánh giá tính xác thực của thuốc (authenticity) với các tiêu chuẩn cảm quan, thực vật, hóa lý và nếu có thể cả tiêu chuẩn sinh học.

- Đánh giá chất lượng thuốc thông qua việc xác định hàm lượng tạp chất, hàm lượng hoạt chất hoặc nhóm hoạt chất của dược liệu.

- Đánh giá hiệu quả của qui trình bào chế cổ truyền. - Đánh giá độc tính của thuốc.

- Đánh giá tác dụng điều trị.

- Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị.

- Đánh giá tác dụng có lợi đối với sức khỏe con người. - Các đánh giá khác tùy theo mục tiêu nghiên cứu.

Hiện nay nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam thường sử dụng thuốc đông y để điều trị, mang lại lợi ích lớn cho người bệnh vì ít tác dụng không mong muốn, ít tốn kém [1].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá độc tính bán trường diễn và tác dụng bảo vệ tế bào gan của viên nang CTHepaB trên thực nghiệm (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)