Chức năng tạo máu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá độc tính bán trường diễn và tác dụng bảo vệ tế bào gan của viên nang CTHepaB trên thực nghiệm (Trang 68 - 70)

Máu là một trong các tổ chức quan trọng có khả năng biểu hiện tình trạng bệnh lý của nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Nếu thuốc có ảnh hưởng đến cơ quan tạo máu thì trước hết các thành phần của máu sẽ bị thay đổi vì máu phản ánh trạng thái của các cơ quan tạo máu [23]. Theo WHO, đánh giá được càng nhiều thông số của máu càng có khả năng đánh giá chính xác độc tính của thuốc [60]. Vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành định lượng các thành phần của máu gồm: số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, hematocrit, thể tích trung bình hồng cầu, số lượng bạch cầu và số lượng tiểu cầu.

Đối với số lượng hồng cầu: các lô với nhau trong cùng một thời điểm và trong từng lô giữa các thời điểm thí nghiệm số lượng hồng cầu thay đổi, nhưng không có ý nghĩa thống kê (kết quả bảng 3.3).

Như vậy viên nang CTHepaB với các mức liều và thời gian sử dụng trong nghiên cứu chưa thấy gây ra các thay đổi trên các chỉ tiêu về số lượng hồng cầu trong máu chuột.

Đối với hàm lượng huyết sắc tố trong máu: các lô với nhau trong cùng một thời điểm và từng lô giữa các thời điểm thí nghiệm, hàm lượng huyết sắc tố trong máu chuột không thay đổi (kết quả bảng 3.4).

Như vậy viên nang CTHepaB với các mức liều và thời gian sử dụng trong nghiên cứu chưa thấy gây ra các thay đổi trên các chỉ tiêu về hàm lượng huyết sắc tố trong máu chuột.

Đối với hàm lượng hematocrit trong máu chuột: các lô với nhau trong cùng một thời điểm hematocrit trong máu chuột và từng lô giữa các thời điểm thí nghiệm, hàm lượng hematocrit trong máu chuột không thay đổi (kết quả bảng 3.5).

Như vậy viên nang CTHepaB với các mức liều và thời gian sử dụng trong nghiên cứu chưa thấy gây ra các thay đổi trên các chỉ tiêu về hàm lượng hematocrit trong máu chuột.

Đối với thể tích trung bình hồng cầu: thể tích trung bình hồng cầu trong máu chuột giữa các lô với nhau trong cùng một thời điểm và từng lô giữa các thời điểm thí nghiệm thể tích trung bình hồng cầu trong máu chuột không thay đổi (kết quả bảng 3.6).

Như vậy viên nang CTHepaB với các mức liều và thời gian sử dụng trong nghiên cứu chưa thấy gây ra các thay đổi trên các chỉ tiêu về thể tích trung bình hồng cầu trong máu chuột.

Đối với số lượng bạch cầu trong máu: số lượng bạch cầu trong máu chuột các lô với nhau trong cùng một thời điểm và từng lô giữa các thời điểm thí nghiệm, số lượng bạch cầu trong máu chuột không thay đổi (kết quả bảng 3.7).

Như vậy viên nang CTHepaB với các mức liều và thời gian sử dụng trong nghiên cứu chưa thấy gây ra các thay đổi trên chỉ tiêu về số lượng bạch cầu trong máu chuột.

Đối với số lượng tiểu cầu trong máu: số lượng tiểu cầu trong máu chuột các lô với nhau trong cùng một thời điểm và trong từng lô giữa các thời điểm thí nghiệm, số lượng tiểu cầu trong máu chuột không thay đổi (kết quả bảng 3.8).

Như vậy viên nang CTHepaB với các mức liều và thời gian sử dụng trong nghiên cứu chưa thấy gây ra các thay đổi trênchỉ tiêu về số lượng tiểu cầu trong máu chuột.

Như vậy, CTHepaB không làm thay đổi kết quả các xét nghiệm đánh giá chức năng tạo máu (số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, hematocrit, thể tích trung bình hồng cầu, số lượng bạch cầu, tiểu cầu) so với lô chứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá độc tính bán trường diễn và tác dụng bảo vệ tế bào gan của viên nang CTHepaB trên thực nghiệm (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)