Để gây tổn thương gan trên chuột, người ta dùng nhiều loại hóa chất khác nhau như: paracetamol, carbon tetraclorid, D-galactosamin, ethanol, erythromycin estolate, aflatoxin B [44], [45].
từ lâu. Chất này gây bệnh viêm gan cấp tính và mãn tính, cũng như gây ra bệnh ung thư gan. CCl4 được dùng phổ biến làm chất thử nghiệm để gây tổn thương gan trên mô hình động vật. CCl4 gây nên sự xơ hóa gan và làm thay đổi các chỉ số sinh hóa của gan, với các triệu chứng tương tự với viêm gan cấp tính do virút [42], [43]. Khi tế bào bị tổn thương, enzyme transaminase như alanine aminotransferase (ALT) tiết ra môi trường làm cho hoạt độ ALT đo được trong môi trường tăng. Tiến hành đo hoạt lực enzyme này để đánh giá mức độ thương tổn của tế bào gan [42], [43].
Paracetamol là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Khi dùng quá liều paracetamol một chất chuyển hóa là N - acetyl - benzoquinonimin gây độc nặng cho gan.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã chọn paracetamol làm tác nhân gây tổn tương gan do sinh ra gốc tự do gây peroxy hóa màng tế bào gan. Ngoài cơ chế sinh ra gốc tự do tương tự như tác nhân truyền thống gây độc gan cấp tính là CCl4, paracetamol còn làm suy kiệt hệ thống chống oxi hóa của cơ thể (hệ thống các chất thiol). Paracetamol sau khi vào cơ thể, một phần bị chuyển hóa bởi các cytochrome P450 tạo thành N-acetyl para-benzoquiononimin (NAPQI), một gốc tự do gây peroxy hóa lipid và sinh ra MDA (malondialdehyde) dẫn đến tổn thương các tế bào gan, làm tăng AST, ALT và làm biến đổi cấu trúc gan [44], [45], [46].