Chỉ định và chống chỉ định: 1 Chỉ định:

Một phần của tài liệu Cấp cứu - Chống độc part 6 ppt (Trang 27 - 28)

1. Chỉ định:

Tất cả trường hợp ngộ độc đường uốn g đến trước 6 giờ, không có chống chỉ định rửa dạ dày và không thể gây nôn được( rối loạn ý thức, giảm hoặc mất phản xạ nôn...).

Tuy nhiên có một số điểm cần chú ý:

- Trong thực tế, thường khó xác định chính xác thời điểm uống vì vậy giới hạn 6 giờ trở thành tương đối.

- Ngộ độc một số loại thuốc trong đó có các thuốc an thần và thuốc ngủ gây giảm nhu động đường tiêu hoá, vì vậy sau 6 giờ vẫn có thể còn một lượng lớn độc chất nằm trong dạ dày, nhất là trong các trường hợp ngộ độc nặng. Thực tế tại A9 đã có bệnh nhân ngộ độc nhiều loại thuốc ngủ và thuốc an thần phối hợp được rửa dạ dày sau giờ thứ sáu mà nứơc tháo ra vẫn đậm đặc, thuốc làm đục trắng nước rửa. Vì vậy nên đặt ống thông dạ dày thăm dò cho những bệnh nhân được cho là đến muộn, rửa vài chục mililít nước nếu đục ta sẽ rửa tiếp.

- Trong các trường hợp được cho là nhẹ, hoặc bệnh nhân là trẻ em không hợp tác, lợi ích của rửa dạ dày không rõ ràng mà nguy cơ biến chứng cao thì nên thay thế rửa dạ dày bằng cho uống than hoạt.

2. Chống chỉ định:

2.1. Chng chđịnh tuyệt đối:

- Uống các chất gây ăn mòn: a xít, kiềm mạnh.

natri, kali, phosphua kẽm...

- Xăng, dầu hoả, các chất tạo bọt.

- Có tổn thương niêm m ạc đường tiêu hoá : loét nặng. chảy máu, phình mạch thực quản...

- Bệnh nhân có rối loạn ý thức, có nguy cơ sặc mà chưa đặt nội khí quản có bóng chèn để bảo vệ đường thở.

2.2. Chng chđịnh tương đối:

- Tổn thương niêm mạc miệng: đặt ống thông nhỏ đường nũi.

- Trẻ em uống vài viên thuốc loại ít nguy hiểm, không có dấu hiệu ngộ độc. - Phụ nữ có thai: cần cân nhắc lợi hại vì dễ gây cơn co tử cung khi đặt ống thông rửa dạ dày.

Một phần của tài liệu Cấp cứu - Chống độc part 6 ppt (Trang 27 - 28)