Tiên lượng và cách phòng:

Một phần của tài liệu Cấp cứu - Chống độc part 6 ppt (Trang 25 - 27)

Co giật kéo dài, liên tục là nguyên nhân chính gây tử vong và bệnh tậtdo suy hô hấp cấp thiếu O2, tổn thương não, và suy thận cấp do tiêu cơ vân

5. Điều trị

Mục tiêu là bảo vệ đường hô hấp và cắt cơn co giật 5.1. Trước bệnh viện:

- Tránh gây nôn

- Lấy răng giả, tránh cắn phải lưỡi, đặt canun miệng 5.2. Trong bệnh viện:

a). Thuốc cắt cơn giật:

- Diazepam (Seduxen, Valium) 5-10 mg tiêm tĩnh mạch trong 2-5 phút, nhắc lại sau 10 phút nếu thấy cần. Trẻ em: 0,2 - 0,5 mg/kg mỗi 10 phút nếu cần

* Đặt ống nội khí quản nếu diazepam không đáp ứng, rồi cho:

- Phenobarbital: liều 18 mg/kg, tĩnh mạch cho cả ngư ời lớn và trẻ em rồi duy trì truyền 60 mcg/ phút, truyền nhanh có thể gây hạ huyết áp

- Phenytoin

- Pentobarbital 5-6 mg/kg/giờ

b) Thông khí, đảm bảo oxy (NKQ, Thở máy) c) Huỷ bỏ chất độc:

- Rửa dạ dày: ống lớn ở người lớn (36 -42 French) ống trẻ con (24-32 Frech) nếu ngộ độc trong 3 giờ đầu, số lượng lớn

- Uống một liều than hoạt 1-2g/kg, nếu ngộ độc mới trong 1 -2 giờ đầu, sau khi rửa dạ dày hoặc không rửa dạ dày

- Truyền dịch đẳng trương từ 2-4lít/ngày.

Tránh suy thận cấp do tiêu cơ vân hậu quả của co giật d). Chất giải độc (antidote)

Co giật do ngộ độc INH: dùng Pyridoxine (vitamin B6) 5g t/m. Liều có thể nhắc lại một lần nữa sau 30 phút (nếu cần) song không vượt quá 10 g

68. RỬA DẠ DÀY TRONG NGỘ ĐỘC CẤP

I. Đại cương:

Rửa dạ dày là một trong các biện pháp hạn chế hấp thu, loại bỏ độc chất qua đường tiêu hoá trong cấp cứu ngộ độc cấp đường uống. Nếu được thực hiện sớm, đúng kỹ thuật thì đây là phương pháp rất hiệu quả để hạn chế hấp thu độc chất: nếu được thực hiện sớm trong vòng một giờ sau khi uống có thể loại bỏ được tới 80% lượng độc chất uống vào. nếu rửa muộn hơn sẽ kém hiệu quả, loại bỏ được ít độc chất, tuy nhiên vẫn có thể giảm nhẹ mức độ ngộ độc xuống dưới liều tử vong, hoặc chí ít cũng giảm nhẹ mức độ ngộ độc.

Ngoài ra, rửa dạ dày còn giúp lấy dịch để xét nghiệm độc chất giúp cho chẩn đoán nguyên nhân.

Rửa dạ dày thường được kết hợp với các biện pháp như: cho than hoạt trước trong và sau khi rửa dạ dày để háp phụ độc chất trong lòng ống tiêu hoá, sau đó dùng thuốc tẩy để nhanh chóng đưa độc chất ra ngoài cơ thể.

lợi mà còn có thể dẫn tới các biến chứng với những hậu quả nặng nề, thậm chí tử vong. Chính vì vậy cần phải cân nhắc khi chỉ định rửa dạ dày, đặc biệt là đối với trẻ em, nếu lợi ích không rõ ràng mà nguy cơ biến chứng lớn thì không nên rửa.

Dạ dày là đoạn phình to của ống tiêu hoá ở giữa thực quản và ruột non.Từ cung răng trên đến tâm vị dài khoảng 40- 45 cm. Dạ dày có hình chữ J rộng 12cm, dài 22 –25 cm, dung tích chứa khoảng 1200 ml, trên thông với tá tràng qua lỗ tâm vị, dưới thông với tá tràng qua lỗ môn vị. Đoạn một tá tràng thông với dạ dày qua môn vị, nằm ngang, hơi chếch nên trên, ra sau và sang phải. Đó là l{ do khi rửa dạ dày chúng ta phải đặt bệnh nhân nằm nghiêng sang trái, chính là để tránh đẩy độc chất trong dạ dày qua môn vị xuống ruột.

Một phần của tài liệu Cấp cứu - Chống độc part 6 ppt (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)