Tài liệu về CDD của Basel là tài liệu hướng dẫn về CDD cho các ngân hàng do Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel ban hành vào tháng 10/2001.

Một phần của tài liệu Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (Trang 26 - 31)

- Các định chế tài chính - khi những định chế này là đối tượng thực hiện các khuyến nghị của FATF về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố và chịu sự giám sát tuân thủ những khuyến nghị này;

- Các công ty đại chúng là đối tượng điều chỉnh của quy chế công bố thông tin điều hành;

- Các cơ quan hoặc doanh nghiệp của chính phủ.

11. Các biện pháp CDD đơn giản hoặc rút gọn cũng có thể áp dụng đối với các chủ hưởng lợi từ các tài khoản chung do các loại hình kinh doanh và ngành nghề phi tài chính chỉ định giữ khi những loại hình kinh doanh và ngành nghề phi tài chính chỉ định này là đối tượng thực hiện các khuyến nghị của FATF, và chịu sự giám sát và phải bảo đảm tuân thủ của những hệ thống hữu hiệu. Các ngân hàng cũng cần tham khảo tài liệu CDD Basel (mục 2.2.4) hướng dẫn cụ thể về các trường hợp khi một định chế tài chính giữ tài khoản có thể tin tưởng vào khách hàng là trung gian tài chính chuyên nghiệp để tiến hành CDD về họ và các khách hàng của chính họ (ví dụ như, chủ sở hữu hưởng lợi của tài khoản ngân hàng). Khi thích hợp, tài liệu CDD cũng có thể cho hướng dẫn liên quan tới các tài khoản tương tự do các loại hình định chế tài chính khác nắm giữ.

12. Các biện pháp CDD đơn giản hoặc rút gọn cũng có thể áp dụng với nhiều loại hình sản phẩm hoặc giao dịch khác như (chỉ là ví dụ):

- Chính sách bảo hiểm nhân thọ với chi phí đóng góp hàng năm không quá 1.000 USD/EUR hoặc phí bảo hiểm 1 lần không quá 2.500 USD/EUR;

- Chính sách bảo hiểm trợ cấp hưu trí nếu không có điều khoản quay vòng và chính sách đó không thể sử dụng như vật thế chấp;

- Lương hưu, phụ cấp hưu trí hay một loại hình trợ cấp hưu trí nào khác cho người làm thuê khi các khoản đóng góp được thực hiện bằng cách cắt giảm lương hàng tháng và nguyên tắc cơ chế này không cho phép chuyển nhượng lợi ích theo cơ chế đó.

13. Các quốc gia có thể tự quyết định liệu các định chế tài chính có thể áp dụng biện pháp CDD đơn giản này đối với khách hàng trong thể chế của mình hay cho phép họ làm như vậy đối với các khách hàng từ bất cứ thể chế nào khác mà quốc gia đó hài lòng rằng họ đã tuân thủ và thực hiện đầy đủ các Khuyến nghị của FATF. Các biện pháp CDD đơn giản không được chấp nhận khi có nghi ngờ rửa tiền, tài trợ khủng bố hoặc có khả năng gây rủi ro cao.

Khuyến nghị 6

Khuyến khích các quốc gia mở rộng phạm vi điều chỉnh của Khuyến nghị 6 tới những người nắm giữ các chức năng công quan trọng ở nước của họ.

Khuyến nghị này không áp dụng với các mối quan hệ đại lý hoặc quan hệ thuê cung ứng.

Khuyến nghị này cũng không áp dụng với các quan hệ, tài khoản hay các giao dịch giữa các định chế tài chính với khách hàng của họ. Những quan hệ kiểu này được đề cập trong Khuyến nghị 5 và 7.

Khuyến nghị 10 và 11

Liên quan tới hoạt động kinh doanh bảo hiểm, từ “giao dịch” nên được hiểu là chính các sản phẩm của bảo hiểm, trả phí bảo hiểm và quyền lợi bảo hiểm.

Khuyến nghị 13

Dẫn chiếu tới hoạt động phạm tội trong khuyến nghị 13 là dẫn chiếu tới: a) Tất cả các hành động phạm tội cấu thành nên tội phạm nguồn của tội rửa tiền trong quốc gia đó; hoặc

b) ít nhất là những tội phạm cấu thành nên tội phạm nguồn như yêu cầu của Khuyến nghị 1.

Đặc biệt, khuyến khích các quốc gia áp dụng lựa chọn (a). Tất cả các giao dịch đáng ngờ, bao gồm các giao dịch mới có ý định thực hiện, phải được báo cáo bất kể lượng tiền giao dịch là bao nhiêu.

2. Khi thực hiện khuyến nghị 13, các định chế tài chính cần báo cáo tất cả các giao dịch đáng ngờ dù cho chúng có liên quan tới vấn đề về thuế hay không. Các quốc gia cần tính đến 1 điều rằng, để tránh cho các định chế tài chính báo cáo giao dịch đáng ngờ, những kẻ rửa tiền có thể tìm cách nói với nhau rằng giao dịch của chúng liên quan tới các vấn đề về thuế.

Khuyến nghị 14 (tiết lộ thông tin)

Nếu luật sư, công chứng viên, các chuyên gia pháp lý độc lập khác và các kế toán viên hoạt động như những chuyên gia pháp lý độc lập tìm cách thuyết phục khách hàng không thực hiện các hoạt động bất hợp pháp thì điều này không được tính là tiết lộ thông tin.

Khuyến nghị 15

Loại và phạm vi các biện pháp được tiến hành cho mỗi yêu cầu đặt ra trong Khuyến nghị này cần tương ứng với mức độ rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố và quy mô hoạt động kinh doanh.

Đối với các định chế tài chính, các kế hoạch quản lý tuân thủ phải gồm cả việc chỉ định một cán bộ tuân thủ ở cấp quản lý.

Khuyến nghị 16

1. Mỗi quốc gia tự xác định những vấn đề nào thuộc về sự ưu đãi nghề nghiệp pháp lý hay bí mật nghề nghiệp. Điều này thường đề cập tới thông tin mà các luật sư, công chứng viên hay các chuyên gia pháp lý độc lập khác nhận hay có được từ một trong các khách hàng của mình: (a) trong việc xác định vị trí pháp lý của khách hàng; (b) trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, đại diện cho khách hàng trong quá trình tố tụng hoặc liên quan đến toà án, hành chính, trọng tài hoặc hoà giải. Khi các kế toán viên là đối tượng thực hiện cùng nghĩa vụ về bí mật hay ưu đãi đó thì họ cũng không phải báo cáo giao dịch đáng ngờ.

2. Các quốc gia có thể cho phép các luật sư, công chứng viên, kế toán viên hoặc những chuyên gia pháp lý độc lập khác gửi STR đến các tổ chức tự quản của họ, với điều kiện là có các hình thức hợp tác phù hợp giữa các tổ chức này với FIU.

Khuyến nghị 19

1. Để có thể phát hiện và quản lý các giao dịch tiền mặt mà không cản trở sự tự do chu chuyển các luồng vốn theo bất cứ cách nào, các quốc gia cần xem xét tới tính khả thi của việc đưa tất cả các vụ chu chuyển qua biên giới vượt quá ngưỡng nhất định vào đối tượng để yêu cầu xác thực, quản lý về mặt hành chính, khai báo hay lưu giữ thông tin.

2. Nếu một quốc gia phát hiện ra một vụ vận chuyển bất thường bằng tàu quốc tế tiền, các công cụ tiền tệ, kim loại, đá quý..., quốc gia đó có thể xem xét thông báo, khi thích hợp, cho hải quan hay cơ quan có thẩm quyền khác của những quốc gia nơi xuất xứ hoặc nơi đến của tàu thuyền đó và cần hợp tác với quan điểm hướng tới xác định được nguồn gốc, điểm đến, mục đích của tàu thuyền đó và để có hành động thích hợp.

Khuyến nghị 23

Khuyến nghị 23 không được hiểu là yêu cầu đưa ra một hệ thống giám sát thường xuyên đối với việc cấp phép quyền lợi kiểm soát trong các định chế tài chính chỉ nhằm phục vụ cho những mục đích chống rửa tiền, mà là nhấn mạnh mong muốn giám sát một cách hợp lý các cổ đông kiểm soát trong các định chế tài chính (ngân hàng hoặc tổ chức phi ngân hàng) theo quan điểm của FATF. Do đó, nơi nào có những cuộc kiểm tra tính thích hợp (hay còn gọi là “thích ứng và hợp lý”) của cổ đông, các giám sát viên nên chú ý đến tính phù hợp vị trí của họ cho mục tiêu phòng chống rửa tiền.

Khi xem xét thông tin phản hồi cần cung cấp, các nước nên chú ý tới những Hướng dẫn thông lệ tốt nhất của FATF về việc cung cấp thông tin phản hồi tới các định chế tài chính và tổ chức, cá nhân đó báo cáo.

Khuyến nghị 26

Khi thiết lập FIU, các nước nên xem xét xin gia nhập thành viên Nhóm Egmont. Các nước cần lưu ý tới Tuyên bố về mục đích của Nhóm Egmont và Những nguyên tắc trao đổi thông tin giữa FIU về các vụ rửa tiền. Những tài liệu này đưa ra chỉ dẫn quan trọng liên quan tới vai trò và chức năng của các FIU cũng như cơ chế trao đổi thông tin giữa các FIU.

Khuyến nghị 27

Các quốc gia nên xem xét việc tiến hành các biện pháp, bao gồm cả những biện pháp pháp lý, ở cấp độ quốc gia, cho phép các cơ quan có thẩm quyền điều tra các vụ rửa tiền được phép hoãn hoặc tạm huỷ việc bắt giữ các đối tượng tình nghi và/hoặc giữ tiền nhằm nhận dạng những đối tượng tham gia vào hoạt động như vậy hoặc để thu thập chứng cứ. Nếu không có những biện pháp này thì việc áp dụng những quy trình như thả lỏng kiểm soát và các hoạt động đặc tính sẽ không thực hiện được.

Khuyến nghị 38

Các quốc gia nên xem xét:

a) Việc thiết lập một quỹ tài sản bị tịch thu trong nước để đưa vào đó tất cả hay một phần tài sản bị tịch thu để phục vụ cho mục đích thi hành pháp luật, y tế, giáo dục hay cho những mục đích thích hợp khác.

b) Tiến hành các biện pháp cần thiết để quốc gia có thể chia sẻ, trong quốc gia đó cũng như giữa các quốc gia với nhau, tài sản bị tịch thu, đặc biệt khi mà sự tịch thu này là kết quả trực tiếp hay gián tiếp của những hoạt động hợp tác giữa các cơ quan thi hành pháp luật.

Khuyến nghị 40

1. Để phục vụ cho mục tiêu của Khuyến nghị này:

- “Các đối tác”: dùng để chỉ những cơ quan thực hiện các chức năng và nhiệm vụ tương tự.

- “Cơ quan có thẩm quyền”: dùng để chỉ tất cả các cơ quan hành chính và thi hành pháp luật liên quan đến chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, bao gồm cả FIU và các giám sát viên.

2. Tuỳ thuộc vào cơ quan có thẩm quyền nào tham gia vào và bản chất cũng như mục đích của việc hợp tác mà các kênh khác nhau có thể phù hợp cho việc trao đổi thông tin. Ví dụ về các cơ chế và kênh được sử dụng để trao đổi thông tin gồm: các thoả thuận hoặc bản ký kết song phương hoặc đa phương, các biên bản ghi nhớ, trao đổi trên cơ sở có đi có lại hoặc thông qua các tổ chức khu vực và quốc tế phù hợp. Tuy nhiên, Khuyến nghị này không có ý định bao trùm cả sự hợp tác liên quan đến hỗ trợ pháp lý đa phương hay việc dẫn độ.

3. Việc trao đổi thông tin gián tiếp với các cơ quan nước ngoài, bên cạnh các đối tác, bao hàm cả tình huống khi thông tin được yêu cầu chuyển từ cơ quan nước ngoài qua một hay nhiều cơ quan trong nước hoặc nước ngoài trước khi được cơ quan đặt ra yêu cầu tiếp nhận. Cơ quan có thẩm quyền đặt ra yêu cầu về thông tin phải luôn luôn làm rõ mục đích yêu cầu thông tin và thay mặt ai mà yêu cầu đó được đặt ra.

4. Các FIU phải có khả năng thay mặt các đối tác nước ngoài tìm hiểu, nếu điều này là thích hợp cho việc phân tích các giao dịch tài chính. Ít nhất thì việc tìm hiểu này cũng gồm:

- Tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu của chính mình, bao gồm cả thông tin liên quan tới các báo cáo giao dịch đáng ngờ.

- Tìm kiếm trong các cơ sở dữ liệu khác mà FIU có thể có quyền truy cập trực tiếp hoặc gián tiếp, bao gồm cả cơ sở dữ liệu thực thi pháp luật, cơ sở dữ liệu công khai, cơ sở dữ liệu hành chính và các cơ sở dữ liệu thương mại có thể có.

Khi được phép làm như vậy, các FIU cũng cần liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền và các định chế tài chính để có được những thông tin phù hợp.

Một phần của tài liệu Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w