Báo hiệu chùm

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ toán học : Một số cơ chế điều khiển tránh tác nghẽn tại nút lõi trong mạng (Trang 29 - 30)

Trong mạng chuyển mạch chùm quang, trước khi một chùm được gửi tới một nút lõi, một tiến trình báo hiệu được thực hiện trước để đặt trước tài nguyên (reservation of resources) và cấu hình bộ chuyển mạch quang tại mỗi nút đó sao cho phù hợp với chùm dữ liệu tương ứng. Tiến trình báo hiệu trong mạng chuyển mạch chùm quang được thực hiện bởi các gói điều khiển và các gói này được truyền độc lập với các chùm dữ liệu [32][34][57].

Có hai kiểu kỹ thuật báo hiệu chính được sử dụng để đặt trước tài nguyên dọc trên đường đi của chùm, đó là tell-and-wait (TAW) và tell-and-go (TAG). Đối với TAW, gói điều khiển sẽ được gởi đi đầu tiên và đặt trước tất cả tài nguyên dọc trên đường đi đến đích. Nếu việc đặt trước là thành công, một thông báo xác nhận ACK (acknowledgment) sẽ được gởi ngược lại từ nút đích, sau khi chùm dữ liệu đã được gởi đi. Ngược lại, nếu quá trình đặt trước xảy ra lỗi tại một nút trung gian bất kỳ trên đường đi, một thông báo NACK (negative ACK) được gởi lại nút nguồn để giải phóng các tài nguyên đã đặt trước đó. Trong kỹ thuật báo hiệu TAG, nút nguồn không phải đợi thông báo ACK từ nút đích. Khi gói điều khiển BCP được gởi đi và đặt trước băng thông trên các kết nối, chùm dữ liệu sẽ được gởi đi sau một khoảng thời gian offset. Nếu BCP gặp lỗi trong việc đặt trước băng thông tại kết nối bất kỳ, chùm dữ liệu đơn giản sẽ bị rơi (dropped), hoặc một phương pháp tránh tắc nghẽn sẽ được xem xét tại kết nối đó. Kỹ thuật báo hiệu TAG vì vậy còn được gọi là kỹ thuật báo hiệu một chiều. JET (Just-Enough Time) và JIT (Just In Time) là hai giao thức báo hiệu dựa trên nguyên tắc của TAG [67]:

– Nguyên tắc hoạt động của giao thức báo hiệu JIT là tài nguyên (kênh dữ liệu) được đặt trước ngay khi gói điều khiển đến (ngay sau khi BCP được xử lý xong) và được giải phóng khi việc truyền dữ liệu hoàn thành (dựa trên ước lượng chiều dài chùm dữ liệu).

– JET cũng là giao thức báo hiệu một chiều có kiến trúc tương tự như JIT, nhưng khác với JIT ở điểm là JET chỉ thực hiện đặt trước tài nguyên ngay trước khi chùm dữ liệu thực sự đến. Vì thế, JET là giao thức tận dụng băng thông tốt hơn so với JIT (cải tiến hiệu suất sử dụng bước sóng). Một ví dụ về giao thức đặt trước tài nguyên JET được chỉ ra trong Hình 1.9, trong đó, là thời gian xử lý tối đa của gói điều khiển tại mỗi nút lõi OBS. Thời gian offset ứng với giao thức JET khi đó có thể được tính là: , ở đây h là số chặng (hop) giữa nút biên vào (nguồn) và nút biên ra (đích).

Hình 1.9. Ví dụ về giao thức đặt trước tài nguyên JET

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ toán học : Một số cơ chế điều khiển tránh tác nghẽn tại nút lõi trong mạng (Trang 29 - 30)