First of All 330ml 5.500đ/cha

Một phần của tài liệu tieluan doc (Trang 33 - 35)

V. CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA SẢN PHẨM

1 First of All 330ml 5.500đ/cha

2 First of All 500ml 7.000đ/chai

5. Cơ cấu lại hệ thống kênh phân phối.

Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm:

5.1. Thiết kế và sắp xếp lại hệ thống phân phối.

Về mặt lý luận để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ có hai chiến lược tiêu thụ sản phẩm sau:

* Chiến lược đẩy: Bao gồm tất cả các hoạt động với mục đích đưa các sản phẩm vào chu trình tiêu thụ của giới thương nhân, làm tăng nhanh việc bán hàng bằng cách sử dụng các nhân viên bán hàng và kích thích khu vực buôn bán để thúc đẩy hàng hoá theo các kênh lưu thông hàng hoá. Nói cách khác,chiến lược đẩy nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhờ các trung gian phân phối hoặc nhân viên bán hàng.

* Chiến lược kéo: Là chiến lược thu hút người tiêu dùng đến với hàng hoá. Thực hiện chiến lược này, các hãng sản xuất chủ yếu dựa vào chính sách giao tiếp khuyếch trương (nhất là quảng cáo) nhằm kích thích và hình thành nhu cầu về phía người tiêu dùng.

Về nguyên tắc chiến lược kéo ưu điểm nhiều hơn vì tạo cho doanh nghiệp một sự độc lập tương đối đối với người phân phối, nhưng chính sách này thường đòi hỏi phải đầu tư tài chính lớn. Hiện nay các Công ty có những quan điểm khác nhau về sử dụng hai chiến lược trên.

Trên cơ sở phát huy tính ưu việt của các nhà bán buôn, các đại lý, cửa hàng, hạn chế những yếu điểm của mỗi loại kênh thành viên, kết hợp với thực tiễn đòi hỏi về phân phối đối với Công ty THT. Với quan điểm "coi các đại lý, nhà bán buôn là khách hàng trực tiếp giữ vai trò quan trọng, người tiêu dùng cuối cùng giữ vai trò quyết định đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ". Công ty có chính sách kích thích tiêu thụ thích hợp đối với các đối tượng này. Công ty chỉ cần giữ mối liên hệ trực tiếp với các trung gian là các đại lý Công ty và các nhà bán buôn. Phần còn lại, để cho các nhà trung gian đó phát huy vai trò của mình.

* Các thành phần trong kênh gồm:

- Đại lý Công ty: Là trung gian được thành lập theo hợp đồng giữa Công ty First of All với các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực phân phối sản phẩm của Công ty (năng lực về tài chính địa điểm bán, kinh nghiệm...). Đại lý phải bán theo mức giá mà Công ty quy định và không được bán sản phẩm của đổi thủ cạnh tranh. Nó phải được thành lập theo hình thức đại lý hoa hồng được

hưởng khoản thù lao hoa hồng theo thoả thuận với Công ty.

- Nhà bán buôn: Gồm tất cả các tổ chức, cá nhân có nhu cầu làm nhà trung gian phân phối sản phẩm cho Công ty với điều kiện phải tiêu thụ một lượng hàng hoá theo mức sản lượng mà Công ty quy định (để phân biệt với nhà bán lẻ) và một số điệu khác về ký cuộc và chế độ thanh toán. - Người bán lẻ có mối liên hệ trực tiếp với các nhà bán buôn. Họ có thể tuỳ ý mua sản phẩm của Công ty tại các đại lý hoặc các nhà bán buôn để bán cho người cuối cùng.

- Mối liên hệ trực tiếp giữa Công ty với người tiêu dùng cuỗi cùng thông qua hệ thống cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm. Hệ thống cửa hàng này cũng có vai trò điều tiết giá cả sản phẩm của Công ty đến người tiêu dùng cuối cùng đồng thời là nơi để Công ty trưng bày để giới thiệu sản phẩm.

5.2. Tổ chức lại số đại lý Công ty về nhà bán buôn.

Dự kiến số đại lý trong năm tới của công ty là trên tổng số đại lý 193/347. Hay số đại lý Công ty chiếm 55,62%. Nếu để con số đại lý này hoạt động theo đúng nghĩa của nó thì Công ty phải chi một lượng tiền đâù tư đáng kể cho đại lý ( khoản hàng hoá Công ty gửi đại lý bán hộ...). Thử làm phép tính đơn giản, giả sử trong tháng, một đại lý nhận được 1500 thùng và phải thanh toán vào cuối tháng. Nợ phải thu của Công ty đối với một đại lý là 1500 thùng x 80.000 = 15.800.000

158 triệu đồng. Với 193 đại lý như vậy cần thêm vốn đầu tư là 30,494 tỷ đồng. Đây là một số vốn quá lớn và không cần thiết đối với Công ty. Như vậy, để nâng cao hiệu quả bán hàng buộc Công ty phải cơ cấu, sắp xếp lại hệ thống phân phối sao cho các đại lý đủ tinh giản để giữ vai trò điều tiết giá cả sản phẩm của Công ty trên thị trường theo mức giá Công ty mong muốn.

Đối với các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm: Công ty nên bố trí tại mỗi tỉnh thành một cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm. Hiện tại Công ty có mặt một cửa hàng, cửa hàng này ngoài chức năng thu thập thông tin, bán hàng nó còn có chức năng chào hàng và giới thiệu sản phẩm. Là nơi để người tiêu dùng dùng thử sản phẩm để đối chiếu với chất lượng sản phẩm của Công ty trên thị trường và Công ty dựa vào đó mà duy trì một giá bán của sản phẩm mình sao cho phù hợp với khách hàng, tránh được tình trạng tăng giá sản phẩm của Công ty một cách tuỳ tiện. Các cửa hàng này đều có thể hoạt động tốt hơn các nhà bán buôn bởi vì nó có khả năng xúc tiến bán và đảm bảo cung cấp liên tục cho các đối tượng khách hàng. Tuy nhiên khi đặt cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm ở mỗi tỉnh Công ty nên tránh để xẩy ra mâu thuẫn với các nhà trung gian phân phối khác nhất là trong việc xác định giá bán - giá bán nên bán theo giá tiêu dùng.

5.3. Điều chỉnh lại hệ thống kho bãi.

Bất cứ khi nào có thể, hãy đưa ra một hệ thống phân phối chắc chắn và hiệu quả hơn các Công ty đối thủ. Chi phí vận chuyển và giao hàng cao cần được ưu tiên cân nhắc.

Kế hoạch thời gian tới,Công ty THT sẽ chuyển kho dự trữ hàng hoá ra khỏi Công ty với lý do:

- Tách biệt hai hoạt động sản xuất và kinh doanh để đảm bảo bí mật thông tin về sản xuất.

trong nội thành vào giờ cao điểm trong nội thành.

Để giảm tổi thiểu chi phí vận chuyển và giao hàng nhà máy cần lựa chọn địa điểm đặt kho hợp lý. Nhà máy có thể đặt kho gần các đường quốc lộ quan trọng nhằm khai thác các phương tiện chuyên chở bằng đường biển và đường sắt.

Hiện này chuyên chở bằng đường sắt có giá thành rẻ nhất, vì vậy Nhà máy nên đặt kho gần các nhà kho xe lửa đồng thời tại đó đặt luôn một đại lý của Nhà máy với hai mục đích bán và giới thiệu sản phẩm.

Một phần của tài liệu tieluan doc (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w