0
Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Ứng dụng công nghệ RFID trong thực tiễn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ RFID VÀ ỨNG DỤNG (Trang 64 -68 )

RFID ngày nay có rất nhiều ứng dụng trong những ngành khác nhau. Hình 3.2 chỉ mối quan hệ của RFID đến những hệ thống nhận dạng khác nhau, như những mối quan hệ giữa những loại khác nhau của RFID.

Hình 3.2. Quan hệ giữa những loại ứng dụng khác nhau của RFID  “Nhận dạng tự động” (Automatic ID), mô tả bất kỳ hệ thống tự

động hóa cho gắn liền với việc nhận dạng một món đồ.  Điều khiển truy cập (access control):

Ứng dụng “Điều khiển truy cập” là hệ thống RFID được sử dụng cho phép truy cập một cách có chọn lọc đến một vài khu vực, ví dụ, thẻ RFID Real time

location Systems

được gắn trên ô tô hoặc được giữ trong tay người như là một thẻ, dây chuyền, chìa khóa, hoặc cổ tay áo có thể cho phép truy cập đến con đường, tòa nhà, hoặc khu vực an toàn.

 Gắn thẻ và vận chuyển (Tag and Ship):

Ứng dụng Tag and Ship là những hệ thống RFID cực tiểu cho phép người dùng liên kết một thẻ RFID với một món đồ, áp dụng thẻ vật lý đến một món đồ, và xác định rằng thẻ hoạt động một cách đúng đắn trong khi được gắn lên một món đồ. Trong một vài trường hợp, những hệ thống này thậm chí sử dụng thẻ giải mã để giảm chi phí trong tương lai.

 Theo dõi Pallet và hộp bìa cứng (Pallet and Carton Tracking): Một trong những dạng được đề cập phổ biến nhất của RFID là theo dõi pallet và bìa carton, thực chất là đặt một “Bản đăng ký” trên một đơn vị hàng hải tạo thành một hoặc hơn một món đồ riêng lẻ.

 Theo dõi và truy tìm (Track and Trace):

Một trong những sử dụng sớm nhất của RFID là theo dõi bò sữa. Ngày nay, tất cả động vật và vật nuôi đều có thể được gắn thẻ. Những thẻ này sử dụng để xác định những con vật cưng bị mất và để phân loại, chăm sóc, và theo dõi những vật nuôi.

 Giá thông minh (Smart Shelf):

Một giá thông minh là tập hợp của nhiều giá, hoặc một vài Côngtennơ khác, liên tục theo dõi những món đồ riêng lẻ mà nó chứa đựng. Nếu một món đồ được xóa hay thêm vào thì giá ngay lập tức cập nhật kiểm kê. Bằng cách nhận dạng một món đồ đến những thuộc tính của nó, như là ngày hết hạn, một hệ thống sử dụng các giá thông minh có thể định vị ngay lập tức tất cả những sản phẩm hết hạn hay số lô, một hệ thống sử dụng

ngăn xếp thông minh có thể ngay lập tức tìm ra các sản phẩm hết hạn hay các sản phẩm trong một lô.

Các lĩnh vực ứng dụng RFID 3.2.1. Trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ

RFID hiện phổ biến hơn trong các siêu thị và các hệ thống cung cấp của các hãng bán lẻ, vì chúng cho phép thực hiện quá trình kiểm hàng rất nhanh chóng. Mỗi sản phẩm có một thẻ RFID mang số hiệu duy nhất, giống như mã vạch truyền thống, nhưng không phải đưa ra trước máy quét vạch để kiểm hàng. Chỉ cần sử dụng một máy đọc tín hiệu RFID là có thể đọc được toàn bộ lượng hàng còn trong kho một cách hoàn toàn chính xác mà không cần phải dỡ bất kỳ một thùng hàng nào ra, vì sóng vô tuyến có thể được truyền xuyên qua chúng.

Thẻ RFID có thể đính lên bất cứ sản phẩm nào (Hình 3.3), từ vỏ hộp đồ uống, đế giày, quần bò cho đến trục ôtô. Các công ty chỉ việc sử dụng máy tính để quản lý các sản phẩm từ xa. RFID có thể thay thế kỹ thuật mã vạch hiện nay do RFID không chỉ có khả năng xác định nguồn gốc sản phẩm mà còn cho phép nhà cung cấp và đại lý bán lẻ biết chính xác hơn thông tin những mặt hàng trên quầy và trong kho của họ. Các công ty bán lẻ sẽ không còn phải lo kiểm kho, không sợ giao nhầm hàng và thống kê số lượng, mặt hàng sản phẩm đang kinh doanh của các cửa hàng. Hơn nữa họ còn có thể biết chính xác bên trong túi khách hàng vào, ra có những gì.

Hình 3.3. Các thẻ RFID gắn trên túi và thùng hàng

Hình 3.4. RFID cho phép theo dõi, kiểm tra và dò tìm nhanh hơn Khi một RFID được gắn vào một sản phẩm, ngay tức khắc nó sẽ phát ra các tín hiệu vô tuyến cho biết sản phẩm ấy đang nằm ở chỗ nào, trên xe đẩy vào kho, trong kho lạnh hay trên xe đẩy của khách hàng. Do thiết bị này được nối kết trong mạng vi tính của cửa hàng nên nhờ vậy các nhân viên bán hàng có thể biết rõ sản phẩm ấy được sản xuất khi nào, tại nhà máy nào, màu sắc và kích cỡ của sản phẩm; để bảo quản sản phẩm tốt hơn thì phải lưu trữ nó ở nhiệt độ nào.

Nhờ RFID sẽ giảm được rất nhiều thời gian và chi phí quản lý, trưng bày, bán hàng. Tín hiệu vô tuyến phát ra từ chiếc tem điện tử này sẽ giúp các nhân viên bán hàng không phải đưa đầu dò đọc lướt lên mã vạch của sản phẩm nữa; việc tính tiền sẽ nhanh lẹ hơn rất nhiều, và như vậy khách hàng sẽ không mất nhiều thời gian xếp hàng chờ thanh toán nữa.

Trong các kho hàng, nhân viên sẽ thao tác nhanh chóng và chính xác hơn việc lập sổ thu mua, tiêu thụ, tồn kho để theo dõi số lượng, chủng loại hàng trong kho (Hình 3.4). Họ sẽ nhanh chóng biết lô hàng nào đã quá hạn không được bày bán nữa, chủng loại hàng nào đang hút khách tiêu dùng

cần mua thêm ... Nói tóm lại, nhờ ứng dụng RFID, các cửa hàng bán lẻ, các siêu thị sẽ cần ít nhân viên hơn, chi phí hoạt động sẽ giảm, lợi nhuận sẽ cao hơn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ RFID VÀ ỨNG DỤNG (Trang 64 -68 )

×