Phân loại đầu đọc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ RFID và ứng dụng (Trang 29 - 33)

Phân loại theo giao diện của đầu đọc

Cũng như thẻ, đầu đọc cũng có thể được phân loại bằng hai tiêu chuẩn khác nhau. Tiêu chuẩn đầu tiên là giao diện mà đầu đọc cung cấp cho việc truyền thông. Trong tiêu chuẩn này, có thể phân loại đầu đọc ra thành 2 loại là: Tuần tự (Serial) và Mạng (Network).

Đầu đọc theo giao diện tuần tự (Serial reader)

Serial reader sử dụng liên kết tuần tự (Serial) để truyền với một ứng dụng. Đầu đọc kết nối đến cổng serial của máy tính dùng kết nối tuần tự RS-232 hoặc RS-485. Cả hai loại kết nối này đều có giới hạn trên về chiều dài cáp dùng kết nối đầu đọc với máy tính. RS-485 cho phép cáp dài hơn RS-232.

 Ưu điểm của serial reader là việc truyền tin có độ tin cậy hơn network reader. Vì vậy sử dụng đầu đọc loại này được khuyến khích nhằm làm tối thiểu sự phụ thuộc vào một kênh truyền.

 Nhược điểm của serial reader là phụ thuộc vào chiều dài tối đa của cáp sử dụng để kết nối một đầu đọc với một máy tính. Thêm nữa là thường thì trên một máy chủ thì số cổng serial bị hạn chế, có thể phải cần nhiều máy chủ (nhiều hơn số máy chủ đối với các network reader) để kết nối tất cả các serial reader. Một vấn đề nữa là việc bảo dưỡng nếu phần mềm hệ thống cần được cập nhật chẳng hạn, nhân viên bảo dưỡng phải xử lý mỗi đầu đọc. Tốc độ truyền dữ liệu serial thường thấp hơn tốc độ truyền dữ liệu mạng. Những nhân tố này dẫn đến chi phí bảo dưỡng cao và thời gian chết đáng kể.  Đầu đọc theo giao diện mạng (Network reader)

Network reader kết nối với máy tính sử dụng cả mạng dây và không dây. Thực tế, đầu đọc hoạt động như thiết bị mạng. Tuy nhiên, chức năng giám sát SNMP chỉ sẵn có đối với một vài loại network reader. Vì vậy, đa số đầu đọc loại này không thể được giám sát như các thiết bị mạng chuẩn.

 Ưu điểm của network reader là không phụ thuộc vào chiều dài tối đa của cáp kết nối đầu đọc với máy tính. Sử dụng ít máy chủ hơn so với serial reader. Thêm nữa là phần mềm hệ thống của đầu đọc có thể được cập nhật từ xa qua mạng. Do đó có thể giảm nhẹ khâu bảo dưỡng và chi phí sở hữu hệ thống RFID loại này sẽ thấp hơn.

 Nhược điểm của network reader là việc truyền không đáng tin cậy bằng serial reader. Khi việc truyền bị rớt, chương trình phụ trợ không thể được xử lý. Vì vậy hệ thống RFID có thể ngừng lại hoàn toàn. Nói chung, đầu đọc có bộ nhớ trong lưu trữ các lần đọc thẻ có thể làm cho thời gian chết mạng trong ngắn đỡ hơn một ít.

Phân loại dựa trên tính chuyển động của đầu đọc

Việc phân loại thứ hai dựa trên tính chuyển động của đầu đọc.

Cố định một chỗ (stationary). Cầm tay (hand-held).

Đầu đọc cố định

Loại này được lắp trên tường, trên cổng hoặc vài nơi thích hợp nằm trong phạm vi đọc. Những nơi lắp đặt là chỗ cố định. Chẳng hạn, có một số đầu đọc cố định được gắn trên những thang máy, hoặc bên trong xe chở hàng. Trái ngược với thẻ, đầu đọc không chịu được môi trường khắc nghiệt. Vì vậy, nếu đặt đầu đọc ngoài cửa hoặc ở những đối tượng chuyển động, phải gắn đúng cách.

Đầu đọc cố định thường cần Anten bên ngoài để đọc thẻ. Đầu đọc có thể cung cấp đến 4 cổng Anten bên ngoài.

Chi phí cho đầu đọc cố định thường ít hơn đầu đọc cầm tay. Đầu đọc cố định là loại phổ biến nhất hiện nay.

Loại agile reader cố định được gọi là máy in RFID có thể in một mã vạch và tạo (nghĩa là ghi) một thẻ RFID trên nhãn thông minh (smart label) trong quá trình hợp nhất. Smart label bao gồm một nhãn mã vạch có một thẻ RFID được gắn vào nó. Các loại thông tin khác như địa chỉ người gửi, người nhận, thông tin sản phẩm và chữ cũng có thể được in lên trên nhãn. Máy in RFID đọc thẻ smart label đã được ghi để xác nhận quá trình ghi là hợp lệ. Nếu việc xác nhận này thất bại thì máy in loại bỏ smart label đã được in. Thiết bị này tránh tình trạng tạo một thẻ RFID mà nơi đó mã vạch đang được sử dụng. Ngày nay, một số công ty đang sử dụng mã vạch có thể sử dụng máy in RFID như bước đầu chấp nhận kỹ thuật RFID. Các hệ thống hiện tại cũng có thể tiếp tục sử dụng dữ liệu mã vạch như thế với một

số thay đổi hoặc không thay đổi. Thẻ RFID có thể cung cấp khả năng nhận dạng tự động vị trí đối tượng và những lợi ích khác.

Đầu đọc cố định có thể hoạt động ở hai chế độ sau đây:

Tự trị (antonomous) Tương tác (interactive)

Chế độ tự trị

Trong chế độ này, đầu đọc đọc thẻ trong phạm vi đọc của nó. Mỗi lần thẻ được đọc, nó lưu vào một danh sách thường gọi là danh sách thẻ. Một mục trên danh sách thẻ được liên kết với thời gian cố chấp. Nếu thẻ đã được liên kết không được đọc trong khoảng thời gian vượt quá thời gian cố chấp thì nó bị loại khỏi danh sách thẻ. Ứng dụng chạy trên máy chủ có thể tự ghi nhận danh sách thẻ định kỳ. Danh sách thẻ bao gồm các thông tin như sau:

• Nhận dạng thẻ duy nhất. • Thời gian đọc.

• Số lần thẻ được đọc từ khi nó được phát hiện ID của Anten đã đọc thẻ riêng biệt.

• Tên đầu đọc.  Chế độ tương tác

Trong chế độ này, đầu đọc nhận và thực thi lệnh từ một ứng dụng chạy trên máy chủ hoặc từ người dùng sử dụng máy khách để truyền thông với đầu đọc. Sau khi đầu đọc thực thi xong lệnh hiện hành, nó chờ lệnh tiếp theo. Đầu đọc có thể thực thi một hàng lệnh từ việc gửi danh sách thẻ hiện hành đến người yêu cầu lệnh để thay đổi các tham số cấu hình của đầu đọc.

Đầu đọc cầm tay

RFID Reader RD5000 RFID Reader MC9090-G

Hình 2.8. Đầu đọc RFID di động RD5000 và cầm tay MC9090-G do Symbol Technology sản xuất

Đầu đọc cầm tay là dạng đầu đọc di động, thường có Anten bên trong. Mặc dù những đầu đọc này đắt nhất (và ít có) nhưng những cải tiến hiện nay trong kỹ thuật đầu đọc cho phép các đầu đọc cầm tay phức tạp có giá thấp hơn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ RFID và ứng dụng (Trang 29 - 33)