Đặc điểm kinh tế-xã hội huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 59 - 64)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

3.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế

Kinh tế tập trung vào ngành nông nghiệp với thế mạnh là trồng trọt cây ăn quả, điển hình là vải thiều, nhãn, hồng, na.... có nhà máy chế biến hoa quả trên địa bàn đã xuất khẩu rau quả tươi và đóng hộp qua các nước.

Huyện cũng có tiềm năng du lịch sinh thái : Miệt vườn, khu sinh thái hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần... ngoài ra có danh lam thắng cảnh như đền Hả, chùa Khánh Vân, chùa Am Vãi.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Lục Ngạn giai đoạn 2017 - 2019

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Tổng giá trị sản phẩm Tỷ đồng 9.417 10.229 11.460 2 Tốc độ tăng trưởng % 10,19 11.00 15,95 3 Tổng thu ngân sách Tỷ đồng 856,5 878,3 919,7 4 Thu ngân sách địa phương Tỷ đồng 144,7 155,2 163,4 5 Thu nhập bình quân/ người /năm Triệu

đồng 57,3 61.0 76.5 6 Tổng sản lượng lương thực Tấn 17.563 18.724 20.632 7 Tổng đàn gia súc Con 14.788 17.267 19.526

8 Tỷ lệ độ che phủ rừng % 40,15 41,28 41,0

9 Tỷ lệ hộ nghèo % 14,14 10,55 6,81

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Lục Ngạn)

Theo Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2019, 15/16 chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản của huyện đạt và vượt kế hoạch. Tổng giá trị sản xuất là 11.861 tỷ đồng, đạt 103,5% kế hoạch; tốc độ tăng trưởng đạt 15,95%. Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội: 4.850 tỷ đồng, đạt 100,45% kế hoạch (tăng 1.870 tỷ đồng so với năm 2018).

Có thêm 04 xã: Quý Sơn, Mỹ An, Tân Mộc, Tân Quang đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 100% kế hoạch, đưa tổng số xã toàn huyện đạt chuẩn nông thôn mới lên 08 xã. Riêng thôn Ngọt, xã Hồng Giang đạt thôn nông thôn mới kiểu mẫu. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 6,81% (giảm 3,74% so với năm 2018), đạt 105,72% kế hoạch; 3.480 người được giải quyết việc làm mới…

Trong thành tựu chung của huyện Lục Ngạn năm 2019 thì nông nghiệp tiếp tục bật lên như một điểm sáng. Mặc dù ảnh hưởng của thời tiết làm giảm sản lượng một số loại cây ăn quả; dịch bệnh trên đàn lợn đã làm thiệt hại lớn

cho ngành chăn nuôi, song tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá hiện hành) đạt 6.065 tỷ đồng, tăng 647 tỷ đồng so với năm 2018, góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lục Ngan Cao Văn Hoàn cho biết; trồng trọt là lĩnh vực quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp của địa phương. Toàn huyện có gần 28.000 ha cây ăn quả các loại. Tổng sản lượng các loại quả tươi đạt 165.460 tấn, mang lại giá trị trên 4.315 tỷ đồng, tăng 916 tỷ đồng so với năm 2018. Tổng diện tích cây có múi là 6.740 ha (cam 4.142 ha, bưởi 2.252 ha, cây có múi khác 346 ha), tăng 300 ha so với năm 2018, tổng sản lượng đạt 58.560 tấn.

Trong cơ cấu cây ăn quả của Lục Ngạn thì vải thiều vẫn là cây chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao, là nguồn thu nhập chủ yếu cho người dân. Hiện nay, Lục Ngạn tiếp tục duy trì diện tích 15.290 ha vải thiều, trong đó có 11.500 ha vải VietGap. Vụ vải thiều 2019 với tổng sản lượng quả tươi 98.200 tấn, tuy giảm 43.030 tấn so với năm 2018 nhưng giá bán bình quân cao 36.000/kg, đạt giá trị 3.535,2 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay (tăng 1.275,2 tỷ đồng so với vụ vải năm 2018).

Có diện tích cây ăn quả lớn thuộc diện hàng đầu miền Bắc nên Lục Ngạn rất quan tâm đến công tác tìm thị trường đầu ra cho nông sản. Năm 2019, huyện đã tham gia xúc tiến thương mại tại thị Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc; tham gia Diễn đàn kinh tế sản xuất, tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm văn hóa, du lịch, nông sản tỉnh Bắc Giang năm 2019; tổ chức Tuần lễ vải thiều và diễn đàn kết nối sản xuất, tiêu thụ vải thiều, các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn tại Hà Nội; Hội chợ cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn năm 2019...

Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 đã được Hội đồng nhân dân huyện thông qua, năm 2020, Ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn xây dựng dự kiến tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm đạt 13,5%, giá

trị ước đạt khoảng 13.462 tỷ đồng; giá trị sản xuất trên l ha đất sản xuất nông nghiệp đạt 112,89 triệu đồng; xây dựng 04 xã: Biển Động, Phượng Sơn, Đồng Cốc, Biên Sơn đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,2%; tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn giảm 8%/năm.

3.1.2.2. Đặc điểm về dân cư, văn hóa, xã hội

Lục Ngạn là huyện miền núi phía Đông Bắc tỉnh Bắc Giang, có diện tích tự nhiên 101,728km2 với 30 xã, thị trấn, trong đó có 12 xã vùng cao, 18 xã, thị trấn miền núi.

Dân số toàn huyện năm 2019 là 226.540 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 49%, với 08 dân tộc anh em (Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí, Sán Dìu, Hoa, Dao, Cao Lan) sinh sống đan xen ở 394 thôn bản, khu phố, tạo nên sự giao thoa văn hoá đặc sắc mà ít nơi nào có được. Những giá trị văn hoá phi vật thể của các dân tộc vẫn còn được lưu giữ gần như nguyên vẹn như: trang phục, phong tục, các làn điệu dân ca Sloong hao, Sli, lượn, hát đối….

Là vùng đất được hình thành và phát triển từ rất sớm, vào năm 1975, ngành khảo cổ đã phát hiện được ở Lục Ngạn di chỉ đồ đá cũ phân bố trên gò Non Trúc, giáp suối Nghè Mưa, đã tìm thấy 27 di vật bằng đá cuội gồm các công cụ có biên lưỡi theo chiều dọc, công cụ có biên lưỡi theo chiều ngang, công cụ có biên lưỡi vát chữ V, công cụ có biên lưỡi theo hình vòng cung cùng một số mảnh tước, thạch đá thuộc thời đại đồ đá cũ. Điều đó chứng tỏ con người đã đến sinh sống trên mảnh đất này từ rất sớm, nơi đây hội tụ những giá trị lịch sử, văn hóa đa dạng, tiêu biểu của văn hóa cộng đồng các dân tộc tỉnh Bắc Giang.

Huyện Lục Ngạn là nơi có bề dày về truyền thống lịch sử- văn hóa với 01 di tích lịch sử cấp quốc gia (Đền Hả, Di tích lịch sử, được công nhận theo QĐ số 154/QĐ ngày 25/1/1991, thuộc xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn); 40 di tích lịch sử cấp tỉnh.

Đây cũng là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh có thể tạo nên những điểm tham quan du lịch hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về ngọn nguồn lịch sử. Đó là ải Nội Bàng, ải Xa Lý, với các di tích và danh lam thắng cảnh đẹp như đền Từ Hả (đền Hả), đền Quan Quận, hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần và núi Am Vãi- nơi in dấu bàn chân Phật. Nơi đây cũng đã sản sinh ra những vị anh hùng dân tộc, đóng góp một phần không nhỏ trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược từ ngàn xưa. Cũng từ truyền thống anh dũng bất khuất chống giặc ngoại xâm ấy, người dân các dân tộc sinh sống trên vùng đất Lục Ngạn đã lập nên các ngôi đình, đền, miếu để tưởng nhớ tới các chiến công của những người anh hùng dân tộc đã chiến đấu vì độc lập tự do cho đất nước, từ Cao Sơn- Quý Minh- những vị tướng tài giỏi thời các vua Hùng, đến Thân Cảnh Phúc, Vi Hùng Thắng, Trần Hưng Đạo, Yết kiêu, Dã Tượng...

3.1.2.3. Đặc điểm về y tế, giáo dục

Trong lĩnh vực Y tế, dưới sự chỉ đạo của Sở Y tế Bắc Giang hướng dẫn triển khai thực hiện xây cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp, thực hành tốt 5S được áp dụng cho tất cả các cơ sở y tế, đơn vị Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn đã hướng dẫn, tổ chức thực hiện tốt nội dung cơ sở y tế xanh - sạch - Đẹp - 5S ở các khoa/phòng. Cho đến nay hoạt động Xanh - Sạch - Đẹp - 5S được cán bộ y tế, người lao động quan tâm, hướng ứng tổ chức thực hiện và duy trì ở các khoa/phòng của TTYT. Trên địa bàn huyện Lục Ngạn hiện có 1 bệnh viện đa khoa khu vực, 1 Trung tâm Y tế, 1 Trung tâm Dân số - KHHGĐ; 30 trạm y tế xã, thị trấn và 140 cơ sở hành nghề y dược tư nhân. 29/30 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế.

Trên phương diện giáo dục đào tạo, dưới sự lãnh đạo sâu sát của Huyện ủy - HĐND - UBND huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo; đặc biệt sự quyết tâm nỗ lực, chủ động thực hiện đổi mới, ra sức thi đua của ngành giáo dục nên sự nghiệp giáo dục đào tạo của huyện tiếp tục có sự chuyển biến rõ nét. Nổi bật phải kể tới là hoàn thành chỉ tiêu phát triển số lượng học sinh các ngành học; Chất lượng giáo dục mũi nhọn và giáo dục đại trà có sự chuyển biến tích cực,

điểm thi vào lớp 10 THPT và số lượng học sinh đạt giải các cuộc thi cấp tỉnh tăng, cụ thể tham gia các cuộc thi cấp tỉnh các trường Tiểu học. Điểm bình quân 4 môn thi vào lớp 10 đạt 5,68 điểm. Tuy nhiên, chất lượng học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh đạt thấp; một số môn tham gia dự thi không có học sinh đạt giải như Lý, Hóa; chất lượng đại trà không đồng đều giữa các vùng điểm bình quân thi vào lớp 10 môn tiếng Anh đạt thấp…Công tác tài chính, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia tiếp tục được huyện quan tâm. Trong năm học qua, UBND huyện phân bổ trên 41 tỷ đồng cho các trường xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị phục vụ nâng cao chất lượng giảng dạy…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 59 - 64)