Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối về điều kiện tự nhiên,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 64 - 66)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối về điều kiện tự nhiên,

kinh tế xã hội ảnh hưởng tới công tác quản lý NSNN cấp xã trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

3.1.3.1. Những thuận lợi đối với công tác quản lý NSNN cấp xã

Lục Ngạn với 29 xã và 1 thị trấn là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng đặc biệt thích hợp để trồng các loại cây ăn quả hàng hóa chất lượng cao. Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ huyện Lục Ngạn là lãnh đạo nhân dân tập trung phát triển cây ăn quả, đưa vùng đất này trở thành vùng trồng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc.

Nền kinh tế trong tỉnh chủ yếu là nông nghiệp, xuất khẩu các trái cây chủ lực sang Trung Quốc. Ngoài ra Huyện cũng có thế mạnh về du lịch sinh thái, miệt vượt. Doanh nghiệp lữ hành cũng có thể liên kết với nhà vườn để đưa đón khách tham quan trải nghiệm, từng bước chuyển đổi theo hướng gắn sản xuất với du lịch, dịch vụ, hướng tới xây dựng chuỗi giá trị bền vững cho cây ăn quả và các sản phẩm chủ lực của huyện.

Kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao và phát triển theo hướng toàn diện: CN - TTCN từng bước phát triển nhanh theo hướng hiện đại; nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, hiệu quả, sản xuất hàng hóa được nâng cao; thương mại dịch vụ phát triển mạnh; qui hoạch và đầu tư phát triển được đẩy

mạnh, bộ mặt đô thị và nông thôn đổi mới rõ nét. Chính vì sự phát triển của kinh tế, do đó huyện có điều kiện cải thiện nguồn thu ngân sách.

Cùng với sự phát triển kinh tế của cả tỉnh, huyện Lục Ngạn cũng đang có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế- xã hội- giáo dục. Các lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống của nhân dân được nâng cao toàn diện: Giáo dục - đào tạo phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất tiếp tục được tăng cường. Tình hình dân trí cao, người dân hiểu được chính sách pháp luật, hiểu rõ tầm quan trọng của chính sách thuế đối với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nên thuận lợi trong công tác thu NSNN.

Phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ có liên quan tới lĩnh vực quản lý NS luôn được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và hoàn thiện tăng dần qua các năm cả về số lượng và chất lượng.

Giai đoạn 2017~2019 công tác quản lý NSNN tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang từ công tác lập dự toán cho đến việc chấp hành dự toán và quyết toán NSNN của huyện đạt được những kết quả nhất định. Việc lập dự toán tuy chưa thực sự sát với thực tế phát triển kinh tế xã hội của huyện, nhưng các xã thuộc địa bàn huyện đã có ý thức nghiêm túc thực hiện chấp hành dự toán. Số liệu thống kê của UBND huyện Lục Ngạn năm 2018 cho thấy tổng thu NSNN đạt 1.345.125.273.950 đồng bằng 147,42% dự toán trong đó 1) thu ngân sách huyện đạt 1.050.196.219.350 đồng; 2) thu ngân sách xã 294.929.054.600 đồng. Tổng chi ngân sách huyện, xã 1.334.967.845.318 đồng bằng 152,30% dự toán trong đó 1) chi đầu tư phát triển 96.082.130.760 đồng (94% dự toán); 2) chi thường xuyên 886.226.358.422 đồng (116,70% dự toán); 3) chi bổ sung trợ cấp cho ngân sách cấp dưới 233.735.840 đồng; 4) chi nộp NS cấp trên 792.000.000 đồng; 5) chi chuyển nguồn sang năm sau 118.131.516.136 đồng.

3.1.3.2. Những khó khăn đối với công tác quản lý NSNN cấp xã

Việc quản lý thu NSNN cấp xã còn gặp khó khăn do tính chất quy mô kinh doanh nhỏ, việc kinh doanh buôn bán của các hộ gia đình chưa ổn định, nề nếp. Một số hộ chưa tự giác, cộng tác với cơ quan thuế trong việc kê khai kinh doanh đưa vào sổ bộ thuế dẫn đến tình trạng còn thất thu thuế.

Tình trạng cho thuê đất của Nhà nước, việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất đai ở một số khu vực không hiệu quả, hệ số sử dụng đất đai, nhà ở xây dựng không hợp lý gây lãng phí và thất thu NSNN.

Trình độ của một số cán bộ làm công tác quản lý ngân sách còn hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán của một số kế toán viên tại các xã còn thấp.

Đối với những vùng có nhiều dân tộc cùng sinh sống, dẫn đến quá trình truyền đạt hướng dẫn người dân hiểu về quyền và nghĩa vụ đóng thuế còn nhiều hạn chế. Hiện nay huyện có 8 dân tộc, trong đó có 7 dân tộc thiểu số: Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Dìu, Sán Chí, Dao, Hoa. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 49% dân số cả huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 64 - 66)