Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại uỷ ban nhân dân thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 44)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông

a. Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX)

Chỉ số cải cách hành chính là công cụ quan trọng để theo dõi, đánh giá hoạt động cải cách hành chính (CCHC) được Bộ Nội vụ ban hành tại Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03/12/2012 về phê duyệt Đề án “Xác định chỉ số CCHC của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” với mục tiêu: Xác định Chỉ số CCHC để theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khách quan, công bằng kết quả CCHC hàng năm

của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020.

PAR Index gồm đánh giá bên trong của cơ quan (có thẩm định của Hội đồng Thẩm định Trung ương) và đánh giá bên ngoài của người dân. Nội dung của Chỉ số được xác định trên 8 lĩnh vực: Công tác chỉ đạo điều hành CCHC; Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản QPPL; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC; Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập; Hiện đại hóa nền hành chính; Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. Tổng điểm của PAR Index là 100 điểm với phương pháp đánh giá như sau: thông qua kết quả tự chấm điểm của địa phương với số điểm tối đa là 62/100 điểm và kết quả điều tra xã hội học với số điểm tối đa là 38/100 điểm.

Bảng 2.2: Chỉ số đánh giá cải cách hành chính STT Lĩnh vực/ Tiêu chí/ Tiêu chí thành phần Điểm tối đa Điểm đánh giá Chỉ số Ghi chú Điều tra XHH Tự đánh giá HĐTĐ đánh giá Điểm đạt được 1 Cải cách thủ tục hành chính (TTHC) thực hiện cơ chế một

cửa, một cửa liên thông

17

1.1 Kiểm soát thủ tục

hành chính 3

1.1.1

Kế hoạch kiểm soát TTHC và triển khai

thực hiện

1

1.1.2 Rà soát TTHC 1 1.1.3 Báo cáo hoạt động

kiểm soát TTHC 1 1.2 Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông 14

STT Lĩnh vực/ Tiêu chí/

Tiêu chí thành phần tối đaĐiểm

Điểm đánh giá Chỉ số Ghi chú Điều tra XHH Tự đánh giá HĐTĐ đánh giá Điểm đạt được 1.2.1 Ban hành các văn bản quy định về thực hiện cơ chế một cửa, cơ

chế một cửa liên thông theo quy định

1

1.2.2

Bố trí đội ngũ công chức trực tiếp nhận và

trả kết quả giải quyết TTHC theo quy định

1

1.2.3

Diện tích phòng làm việc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

1.5

1.2.4

Trang thiết bị tại Bộ phận tiếp nhận và trả

kết quả

1.5

1.2.5

Thực hiện chế độ hỗ trợ đối với công chức Bộ phận tiếp nhận và

trả kết quả

1

1.2.6 Tỷ lệ TTHC thực hiện theo cơ chế một cửa 1

1.2.7

Số TTHC thực hiện theo cơ chế một cửa

liên thông

1

1.2.8

Niêm yết công khai TTHC (các quy định

về hồ sơ, thời gian giải quyết, yêu cầu, điều kiện, phí, lệ phí)

1

1.2.9

Thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả qua dịch vụ bưu

chính theo quy định 1 1.2.10 Thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4

theo quy định tại Quyết định số

846/QĐ-TTg

4

Điểm tối đa UBND cấp huyện có thể đạt được là 105 điểm, trong đó: - Điểm tự đánh giá, thẩm định: 72 điểm.

- Điểm điều tra xã hội học: 28 điểm. - Điểm thưởng: 5 điểm.

- Điểm trừ: 5 điểm.

Việc xếp hạng kết quả thực hiện cải cách hành chính đối với các Sở, UBND cấp huyện được tính trên cơ sở số điểm của kết quả thẩm định đối với mỗi Sở, UBND cấp huyện, kết quả điều tra xã hội học và được xác định theo thứ tự từ cao xuống thấp, đồng thời phân loại thành các nhóm như sau:

1. Nhóm xuất sắc: Đạt 90 điểm trở lên;

2. Nhóm tốt: Đạt từ 80 điểm đến dưới 90 điểm; 3. Nhóm Khá: Đạt từ 70 điểm đến dưới 80 điểm;

4. Nhóm Trung bình: Đạt từ 50 điểm đến dưới 70 điểm; 5. Nhóm Yếu: Đạt dưới 50 điểm.

b. Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS)

Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) là kết quả mang tính định hướng của việc đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Chỉ số SIPAS là thước đo mang tính khách quan, phản ánh trung thực kết quả đánh giá của người dân, tổ chức về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước thông qua việc cung cấp các dịch vụ hành chính công cụ thể. Thông tin điều tra xã hội học được thu thập trên các phiếu hỏi, được phát tới người dân, tổ chức, gồm khoảng 10 câu hỏi khảo sát trên 04 tiêu chí:

- Tiếp cận dịch vụ; - Thủ tục hành chính;

- Sự phục vụ của công chức;

Với mỗi tiêu chí, người dân, tổ chức đưa ra đánh giá về sự hài lòng và đánh giá chung về sự hài lòng đối với toàn bộ dịch vụ theo thang đánh giá 5 mức: (1) Rất không hài lòng, (2) Không hài lòng, (3) Bình thường, (4) Hài lòng (5) Rất hài lòng.

Chỉ số SIPAS được tính toán dựa trên tỷ lệ phần trăm (%) số người trả lời ở mức “hài lòng” và “rất hài lòng” đối với câu hỏi đánh giá hài lòng về toàn bộ quá trình cung cấp dịch vụ hành chính so với tổng số cá nhân, tổ chức tham gia trả lời.

2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông

a. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI)

PAPI là chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, là công cụ theo dõi thực thi chính sách, phản ánh chân thực tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp.

PAPI cung cấp số liệu và thông tin nhằm hỗ trợ cho những nỗ lực cải cách ở cấp Trung ương và địa phương. PAPI là công cụ chẩn đoán cung cấp những dẫn chứng có thể hỗ trợ cho các quy trình hoạch định chính sách trong thời gian ngắn và trung hạn. Với số liệu và thông tin do PAPI cung cấp, chính quyền các cấp có thể theo dõi mức độ hiệu quả của công tác quản lý, điều hành và cung ứng dịch vụ công của các cấp, các ngành ở địa phương.

Chỉ số PAPI gồm 8 chỉ số nội dung chính: * Tham gia của người dân ở cấp cơ sở * Công khai, minh bạch

* Trách nhiệm giải trình với người dân * Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công * Thủ tục hành chính công

* Quản trị môi trường * Quản trị điện tử

Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) bao gồm 8 chỉ số lĩnh vực nội dung, 28 chỉ số nội dung thành phần và 92 chỉ tiêu thành phần về hiệu quả quản trị và hành chính công của toàn bộ 63 tỉnh/thành phố. Chỉ số PAPI được cấu thành từ việc tính toán, tổng hợp từ 5.796 biến số cấu thành chỉ tiêu, nhóm thành 1.368 biến số cấu thành chỉ số thành phần và 378 biến số cấu thành sáu lĩnh vực nội dung.

b. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI là Chỉ số đo lường và đánh giá thực tiễn chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân của 63 tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Chỉ số PCI có thể coi như “tập hợp tiếng nói” của cộng đồng doanh nghiệp dân doanh về môi trường kinh doanh tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam.

Chỉ số PCI được xây dựng theo qui trình ba bước, gồm:

Bước 1: Thu thập thông tin từ dữ liệu điều tra và các nguồn dữ liệu đã công bố khác

Bước 2: Tính toán 10 chỉ số thành phần và chuẩn hóa trên thang điểm 10

Chỉ số thành phần = 40% x trung bình các chỉ tiêu “cứng” (chỉ tiêu đã

được các bộ ngành công bố) + 60% * trung bình cộng các chỉ tiêu “mềm” (chỉ tiêu thu được qua khảo sát PCI).

Bước 3: Gán trọng số và tính điểm số PCI tổng hợp gồm điểm trung bình có trọng số của 10 chỉ số thành phần trên thang điểm tối đa 100.

Ở bước này, chỉ số thành phần được gán thêm trọng số. Có ba mức trọng số: cao (15-20%), trung bình (10%) và thấp (5%), thể hiện mức đóng góp và tầm quan trọng của từng chỉ số đối với sự phát triển số lượng doanh nghiệp, vốn đầu tư và lợi nhuận.

PCI có trọng số = (chỉ số 1 x trọng số 5% + chỉ số 2 x trọng số %

+....+ chỉ số 10x trọng số %)*100

Bảng 2.3: Trọng số của các chỉ số thành phần

Chỉ số thành phần Trọng số (%)

1. Chi phí gia nhập thị trường 5

2. Tiếp cận đất đai 5

3. Tính minh bạch 20

4. Chi phí thời gian 5

5. Chi phí không chính thức 10

6. Cạnh tranh bình đẳng 5

7. Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh 5

8. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 20

9. Đào tạo lao động 20

10. Thiết chế pháp lý 5

Chương 3

THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT, MỘT CỬA CỬA LIÊN THÔNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về tổ chức bộ máy và hoạt động của UBND thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Sau cách mạng tháng tám 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, thị xã Thái Nguyên là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên.

Năm 1956, khu Tự trị Việt Bắc được thành lập, thị xã Thái Nguyên vừa là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên, vừa là Thủ phủ của Khu Tự trị Việt Bắc. Theo quyết định số 114/CP ngày 19-10-1962 của Thủ tướng Chính phủ, thị xã Thái Nguyên được nâng cấp thành thành phố Thái Nguyên, thuộc tỉnh Thái Nguyên, với tổng diện tích tự nhiên hơn 100 ki lô mét vuông và với dân số khoảng 60.000 người.

Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và tăng cường khả năng quốc phòng, theo quyết định ngày 21-4-1965 của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từ ngày 1-7-1965, hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn sáp nhập thành tỉnh Bắc Thái, thành phố Thái Nguyên là tỉnh lỵ tỉnh Bắc Thái.

Theo Quyết định ngày 6-11-1996 của Quốc hội khóa IX, từ ngày 1-1- 1997, tỉnh Bắc Thái được tách thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, thành phố Thái Nguyên là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên.

Hiện nay, thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80 km, có vị trí địa lý: Phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương; Phía nam giáp thành phố Sông Công; Phía tây giáp huyện Đại Từ; Phía đông giáp

huyện Phú Bình. Thành phố Thái Nguyên có diện tích 222,93 km², dân số năm 2017 là 362.921 người, mật độ dân số đạt 1.628 người/km2

Năm 2018, thành phố Thái Nguyên đạt các chỉ tiêu kinh tế như sau: Tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất năm 2016 đạt 10,2%. Trong đó: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp (theo giá so sánh 2010) là 661 nghìn tỷ đồng, tăng 11,8% so với cùng kỳ; Giá trị xuất khẩu trên địa bàn đạt 25,066 tỷ USD, tăng 10,2% so với năm 2017; Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2018 so với năm 2017 là 4,1%; Thu ngân sách: năm 2018 đạt 14.000 tỷ đồng tăng 6,8% so với dự toán.

Năm 2019, tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất tại thành phố Thái Nguyên đạt 9%, đạt kế hoạch đề ra. Trong đó: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp (theo giá so sánh 2010) là 743.800 tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ; Giá trị xuất khẩu trên địa bàn đạt 27,63 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2018; Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 so với năm 2018 là 4%, đạt kế hoạch đề ra; Thu ngân sách: năm 2019 đạt 15.000 tỷ đồng bằng 100% so với dự toán.

Thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng phát triển kinh tế năng động của tỉnh Thái Nguyên (bao gồm thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên), là trung tâm công nghiệp lâu đời với trung tâm công nghiệp Gang Thép. Ngoài ra thành phố còn có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, với Hồ Núi Cốc, các di tích lịch sử, cách mạng. Thành phố Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ, công nhân có kinh nghiệm, năng lực, trình độ cao và đội ngũ sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ các trường Đại học, chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.

Thành phố đã và đang có những chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào thành phố. Nhằm cải thiện môi trường đầu tư, UBND thành phố Thái Nguyên đã tích cực cải tiến các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư tại

thành phố theo nguyên tắc "1“cửa",”giảm thiểu thời gian khi nhà đầu tư làm thủ tục hành chính để tiến hành đầu tư hoặc kinh doanh tại thành phố.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự

Thành phố Thái Nguyên là đơn vị hành chính loại I có 1 Chủ tịch và 04 Phó chủ tịch phụ trách các lĩnh vực kinh tế, Tài nguyên môi trường, hạ tầng kỹ thuật xây dựng và văn hóa xã hội,bao gồm 13 phòng ban: Phòng Nội vụ; Phòng Tư pháp; Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Phòng Văn hoá và Thông tin; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Phòng Y tế; Phòng Thanh tra; Văn phòng HĐND và UBND; Phòng Kinh tế; Phòng Quản lý đô thị; Phòng Dân tộc. Tính đến hết năm 2017 tổng số lượng cán bộ, công chức ở 13 cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Thái Nguyên là 130 người, trong đó 100% cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên.

Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên có 32 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 21 phường: Cam Giá, Chùa Hang, Đồng Bẩm, Đồng Quang, Gia Sàng, Hoàng Văn Thụ, Hương Sơn, Phan Đình Phùng, Phú Xá, Quan Triều, Quang Trung, Quang Vinh, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, Tân Thịnh, Thịnh Đán, Tích Lương, Trung Thành, Trưng Vương, Túc Duyên và 11 xã: Cao Ngạn, Đồng Liên, Huống Thượng, Linh Sơn, Phúc Hà, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Quyết Thắng, Sơn Cẩm, Tân Cương, Thịnh Đức.

3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ

UBND thành phố Thái Nguyên do HĐND thành phố Thái Nguyên bầu ra, là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, cơ quan chấp hành của HĐND thành phố Thái Nguyên, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. UBND chịu trách nhiệm chấp hành theo Hiến Pháp, pháp luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND thành phố nhằm đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, chính sách, giải pháp, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng

và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. UBND thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương, góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại uỷ ban nhân dân thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 44)