Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 38)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Dữ liệu thứ cấp

Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các nguồn sau: - Từ các tài liệu, công trình nghiên cứu, luận văn, bài báo khoa học, hội thảo, kỷ yếu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài của luận văn.

- Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan nhà nước, các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước.

- Số liệu do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Bát Xát cung cấp. - Ngoài ra, tác giả còn thu thập số liệu thông qua một số website chính thống.

2.2.1.2. Dữ liệu sơ cấp

Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phát phiếu điều tra khảo sát, cụ thể như sau:

a. Đối tượng điều tra

Để tìm hiểu về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Bát Xát, tác giả tiến hành điều tra 3 nhóm đối tượng:

- Nhóm các tổ chức là nhà thầu (nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công): họ là những đối tượng tham gia vào một số khâu của quá trình triển khai các dự án, do vậy họ sẽ giúp đánh giá khách quan về quá trình quản lý dự án của Ban quản lý.

- Nhóm các cán bộ giám sát: là những người thay mặt chủ đầu tư trực tiếp giám sát việc thực hiện của các nhà thầu, qua đó đánh giá chất lượng, hiệu quả của dự án, do vậy họ tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý dự án.

- Nhóm các cán bộ và nhân viên của Ban quản lý dự án: họ là những người trực tiếp tham gia trong quá trình quản lý dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc đầu tư, do vậy họ có thể giúp ta đánh giá toàn bộ các khâu trong quá trình quản lý dự án. Hơn nữa cá nhân họ cũng tự nhìn nhận đánh giá lại toàn bộ quá trình quản lý của mình.

b. Chọn mẫu điều tra

Đối với nhóm các tổ chức là nhà thầu, hiện nay tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Bát Xát có tất cả 36 nhà thầu đã và đang tham gia thực hiện các dự án do Ban QLDA ĐTXD làm Chủ đầu tư, tác giả chọn mẫu để khảo sát là 26 doanh nghiệp, đại diện cho các nhà thầu của Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Bát Xát. Đây là những nhà thầu luôn đáp ứng đầy đủ các điều kiện về năng lực, tính chất và nội dung gói thầu, bàn giao công trình đúng tiến độ.

Tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Bát Xát có tất cả 04 cán bộ giám sát được thuê ngoài và 15 cán bộ trực tiếp giám sát và quản lý hợp đồng, họ là những người trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi quyết toán công trình hoàn thành (tổng số người lao động của Ban quản lý dự án là 22 người, 7 người còn lại là nhân viên hành chính, tác giả không tiến hành điều tra), vì vậy đối với hai nhóm này, tác giả tiến hành điều tra tổng thể.

Số lượng các dự án điều tra được lựa chọn như sau:

Bảng 2.1. Đối tượng lựa chọn điều tra

Các giai đoạn 2015 2016 2017 2018

Thực hiện đầu tư 3 6 12 6

Dự án đã hoàn thành 0 0 2 12

(Nguồn: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Bát Xát, 2019) c. Thiết kế phiếu điều tra

Đề tài lựa chọn 27 dự án đang thực hiện đầu tư, hoàn thành trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018.

- Nội dung điều tra: Phiếu điều tra được XD với các nội dung về công tác quản lý dự án đầu tư như: công tác lập tự án đầu tư, công tác thẩm định dự án đầu tư, lựa chọn nhà thầu, giám sát và kiểm soát thi công xây dựng công trình.

- Thang đo: Thang đo Likert 5 đã được sử dụng để đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN, cụ thể: 1- Rất không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Bình thường, 4- Đồng ý, 5- Rất đồng ý.

Phiếu điều tra dành cho 3 nhóm đối tượng điều tra bao gồm có 2 phần: - Phần 1: Là thông tin cơ bản của người được khảo sát

- Phần 2: Là đánh giá của người được khảo sát về các nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Bát Xát.

d. Cách thức và số lượng phát phiếu điều tra

Phiếu điều tra được phát theo hình thức phát trực tiếp hoặc gửi email cho 45 đối tượng được điều tra. Số lượng phiếu thu về và hợp lệ bằng đúng với số lượng phiếu phát ra (45 phiếu).

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Các số liệu sơ cấp, thứ cấp sau khi thu thập được tác giả xử lý và tính toán trên phần mềm Excel. Số liệu sau khi xử lý, tính toán được tổng hợp và

Phương pháp bảng thống kê được sử dụng trong đề tài nhằm biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, logic, giúp mô tả rõ ràng, cụ thể giá trị dự toán, thanh quyết toán, số lượng dự án đạt tiến độ, ... để so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau.

2.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả a. Phân tổ thống kê

Phương pháp này được sử dụng tương đối phổ biến trong luận văn của tác giả. Các phương pháp phân tổ cụ thể được sử dụng bao gồm:

- Phân tổ phân loại: Số lượng cán bộ Ban quản lý theo giới tính, theo trình độ lao động…

- Phân tổ kết cấu: được sử dụng để tìm hiểu về số dự án được duyệt, số dự án bị chậm tiến độ... thay đổi qua các năm.

b. Bảng thống kê

Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này và có vai trò quan trọng trong việc phân tích thống kê. Các dữ liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá tình hình. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.

c. Đồ thị thống kê

Có hai loại đồ thị được sử dụng trong luận án này là đồ thị hình tròn và đồ thị hình cột.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa cùng nội dung và tính chất tương tự nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời

gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích tỷ lệ

Trong phân tích tài chính, thì phương pháp phân tích tỷ lệ được sử dụng phổ biến vì có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Trong khuôn khổ của đề tài, tỷ lệ phần trăm của các nội dung liên quan tới công tác quản lý dự án đầu tư được sử dụng.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác chủ trương và chuẩn bị đầu tư

Để đánh giá công tác xin chủ trương và chuẩn bị đầu tư, tác giả sử dụng chỉ tiêu kết quả phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng. Theo Khoản 1 Điều 134 của Luật xây dựng số 50/2014/QH13; “Tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.”. Khoản 2 cũng nêu rõ “Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng gồm chi phí xây dựng, thiết bị, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá.”.

Ngoài ra, tác giả đánh giá công tác chuẩn bị đầu tư dựa trên các thống kê, số liệu thực tế về công tác lập dự án đầu tư của Ban quản lý mà tác giả thu thập tại Ban quản lý. Cụ thể tác giả tập trung vào những dự án có sai phạm trong công tác lập dự án đầu tư tại Ban quản lý, sai phạm ở khâu nào, công tác nào và hậu quả để lại do sai phạm là gì.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác lựa chọn nhà thầu

Để đánh giá công tác lựa chọn nhà thầu, tác giả sử dụng chỉ tiêu thống kê về số lượng gói dự án phân chia theo hình thức lựa chọn nhà thầu. Theo Luật Đấu thầu (2013), ngoài hình thức tổ chức trực tiếp có đủ năng lực và tự thực hiện thì có các hình thức lựa chọn nhà thầu sau: Đấu thầu rộng rãi, đấu

thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp. Với tình hình thực tế tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, tác giả sử dụng những con số thống kê về số lượng gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu, đấu thầu và chào hàng cạnh tranh từ năm 2015 đến 2019, tỷ lệ gói thầu sử dụng hình thức chỉ định thầu, đấu thầu và chào hàng cạnh tranh

- Tỷ lệ gói thầu sử dụng hình thức chỉ định thầu

𝑡𝑖𝐶Đ𝑇 = 𝐶Đ𝑇𝑖

𝑇𝑖 x 100% Trong đó:

𝑡𝑖𝐶Đ𝑇: là tỷ lệ gói thầu sử dụng hình thức chỉ định thầu năm thứ i

𝐶Đ𝑇𝑖 : là số gói thầu sử dụng hình thức chỉ định thầu năm thứ i

𝑇𝑖 : là tổng số gói thầu năm thứ i

- Tỷ lệ gói thầu sử dụng hình thức chào hàng cạnh tranh

𝑡𝑖𝐶𝐻𝐶𝑇 = 𝐶𝐻𝐶𝑇𝑖

𝑇𝑖 x 100%

Trong đó: 𝑡𝑖𝐶𝐻𝐶𝑇𝑖 : là tỷ lệ gói thầu sử dụng hình thức chào hàng cạnh tranh năm thứ i

𝐶𝐻𝐶𝑇𝑖: là số gói thầu sử dụng hình thức chào hàng cạnh tranh năm thứ i

𝑇𝑖 : là tổng số gói thầu năm thứ i

- Tỷ lệ gói thầu sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi

𝑡𝑖Đ𝑇𝑅𝑅 = Đ𝑇𝑅𝑅𝑖

𝑇𝑖 x 100%

Trong đó: 𝑡𝑖Đ𝑇𝑅𝑅𝑖 : là tỷ lệ gói thầu sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi năm thứ i

Đ𝑇𝑅𝑅𝑖: là số gói thầu sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi năm thứ i

trình

Để đánh giá công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình, tiến độ, khối lượng thi công xây dựng công trình, tác giả sử dụng kết quả thanh kiểm tra của Ban đối với việc kiểm soát chất lượng, tiến độ công trình xây dựng. Cụ thể là quy trình thực hiện quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại Ban, những vi phạm về chất lượng công trình xây dựng đã được phát hiện. Tác giả sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ dự án đầu tư, gói thầu đảm bảo tiến độ hoặc không đảm bảo tiến độ, tỷ lệ nợ khối lượng xây dựng công trình để đánh giá. Tỷ lệ phần trăm gói thầu không đảm bảo tiến độ ở mức cao thì có nghĩa là công tác quản lý tiến độ thi công xây dựng của Ban là chưa tốt.

2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Để đánh giá công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, tác giả sử dụng chỉ tiêu:

- Tổng vốn đầu tư xây dựng điều chỉnh (tăng, giảm); - Tổng giá trị quyết toán;

- Tỷ lệ giảm trừ quyết toán.

Theo Giáo trình “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình” của TS. Đỗ Đình Đức, TS. Bùi Mạnh Hùng, Nhà xuất bản Xây dựng, 2013 thì “Chi phí quản lý dự án là chi phí cần thiết để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng.”

Chi phí quản lý dự án bao gồm: - Thanh toán các dịch vụ công cộng; - Vật tư văn phòng phẩm;

- Thông tin, tuyên truyền, liên lạc; - Công tác phí;

- Thuê mướn; sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ quản lý dự án; - Chi phí chuyên môn nghiệp vụ;

- Chi phí khác;

- Chi mua sắm tài sản phục vụ quản lý; - Chi phí dự phòng.

2.3.5. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý an toàn lao động thi công

Để đánh giá công tác quản lý an toàn lao động thi công, công tác quản lý môi trường xây dựng, công tác quản lý rủi ro và các nội dung quản lý khác, tác giả dựa vào thống kê số lần thanh tra, kiểm tra các dự án; số dự án được thanh tra, kiểm tra; số dự án vi phạm và các lỗi vi phạm về an toàn lao động, môi trường xây dựng, sắp xếp nhân sự quản lý, và các nội dung khác.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN BÁT XÁT

HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

3.1. Khái quát chung về Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

3.1.1. Giới thiệu chung

- Tên đơn vị: Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Bát Xát (Được thành lập theo các Quyết định của UBND tỉnh Lào Cai: số 4540/QĐ-UBND ngày 16/12/2016 về việc thành lập Ban QLDA ĐTXD huyện Bát Xát; số 4864/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 về việc phê duyệt vị trí việc làm và số lượng người làm việc của Ban QLDA ĐTXD huyện Bát Xát).

- Địa chỉ: Số 067, đường Điện Biên, thị trấn Bát Xát, Huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Cai

- Mã cơ quan: Z038474 - Mã số thuế: 5300283051

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý

3.1.2.1. Chức năng

- Ban QLDA ĐTXD huyện Bát Xát là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND huyện Bát Xát, có chức năng quản lý thực hiện các dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn nhà nước ngoài ngân sách, nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác theo hợp đồng ủy thác quản lý dự án được ký kết. Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật. Trực tiếp quản lý, thực hiện dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư, giám sát quá trình triển khai thực hiện đến khi hoàn thành, bàn giao dự án đưa vào sử dụng.

- Ban quản lý có có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định.

3.1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn

- Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Bát Xát là đơn vị sự nghiệp, là đại diện Chủ đầu tư cho UBND huyện Bát Xát, tổ chức thực hiện và quản lý các dự án đầu tư được giao theo kế hoạch hàng năm; Thực hiện đúng đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của ban quản lý các dự án theo quy định tại Luật Xây dựng và các văn bản của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng, bao gồm các nhiệm vụ sau:

- Tham mưu, đề xuất giao danh mục chuẩn bị đầu tư, giao nhiệm vụ nghiên cứu lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các chương trình, dự án đáp ứng nhu cầu đầu tư của bà con nhân dân trên địa bàn, phù hợp với kế hoạch và định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai nói chung và huyện Bát Xát nói riêng.

- Tham mưu cấp phép xây dựng, đăng ký danh mục thu hồi đất, trực tiếp thực hiện công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng phục vụ các công trình, dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 38)