5. Kết cấu của luận văn
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
a. Thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng công trình còn rườm rà
- Các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng công trình còn nhiều chồng chéo, mang tính cục bộ ngành, các thông tư hướng dẫn của Bộ, Ngành trung ương chưa rõ ràng và thường xuyên thay đổi khiến cho chủ đầu tư phải tốn rất nhiều thời gian mới đáp ứng được. Các văn bản hướng dẫn về đơn giá tiền công, thay đổi giá vật liệu xây dựng thường ban hành chậm so với những biến động của thị trường do đó khi lập dự án, phê duyệt dự án đầu tư, duyệt tổng dự toán các hạng mục để đấu thầu thường thấp so với giá thị trường.
- Thủ tục chuẩn bị đầu tư phải thực hiện theo trình tự nhiều bước, qua nhiều bước trung gian; các nội dung phát sinh, điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự án dù nhỏ cũng phải tổ chức liên ngành đi kiểm tra thực địa, và xin ý kiến người quyết định đầu tư … Sau mỗi thủ tục trình duyệt như vậy Ban QLDA lại phải tốn một thời gian chờ đợi để hoàn thành thủ tục.
- Thủ tục hành chính rườm rà là nguyên nhân của việc chậm tiến độ thực hiện dự án nhất là trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư vì đây là giai đoạn cần xin nhiều văn bản, quyết định phê duyệt nhất.
- Việc thay đổi, điều chỉnh, bổ sung phương án thiết kế vừa làm chậm tiến độ dự án do phải thực hiện các thủ tục xin điều chỉnh, vừa làm tốn kém chi phí đầu tư do phải tốn chi phí để khảo sát, thiết kế điều chỉnh bổ sung, tăng tổng mức đầu tư xây dựng công trình nếu như hạng mục bổ sung có kinh phí quá lớn. Nguyên nhân để xảy ra tình trạng như vậy là do: Nhân sự của Ban QLDA chưa có kinh nghiệm trong việc khái toán quy mô, tổng mức đầu tư xây dựng công trình dẫn tới việc phải thay đổi, điều chỉnh khi thực hiện; Chất lượng của đơn vị Tư vấn thiết kế còn hạn chế, thiết kế sai hoặc đưa ra phương án không phù hợp với điều kiện thi công thực tế, lập dự toán không chính xác, không sát với giá cả thực tế và sự biến động của thị trường.
Việc thay đổi,điều chỉnh phương án thiết kế là nguyên nhân của các hạn chế; tiến độ chuẩn bị thực hiện đầu tư còn chậm, chi phí quản lý lớn do phải tốn thêm kinh phí cho cán bộ quản lý đi khảo sát, các chi phí hành chính khác.
c. Hệ thống thông tin quản lý còn yếu, chưa phục vụ đắc lực cho công tác quản lý
- Thông tin là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng quản lý dự án. Tuy nhiên hiện nay thông tin phục vụ cho công tác quản lý dự án tại Ban QLDA còn thiếu tính hệ thống, thông tin về công trình, dự án là một tập hợp rời rạc các dữ liệu từ các bộ phận, thiếu tính liên kết về thông tin, dữ liệu. Ban QLDA vẫn thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo tuần, tháng, quý, 6 tháng, 1 năm đảm bảo các thông tin được cập nhật thường xuyên, hệ thống thông tin tại Ban QLDA do Phòng Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, cập nhật thường xuyên theo hệ thống bảng biểu được thiết kế phù hợp với nhu cầu thông tin cần cung cấp. Tuy nhiên, các số liệu còn lẻ tẻ, không tổng hợp, rất khó cho việc phân tích đánh giá. Việc phối hợp giữa các bộ phận trong việc báo cáo tổng thể các công tác của quản lý dự án trong từng giai đoạn còn hạn chế.
Việc thông tin quản lý hạn chế là nguyên nhân khiến cho thông tin không được cập nhật, tổng hợp nhanh khiến việc phát hiện, xử lý vấn đề còn chậm trễ,
giám sát kém hiệu quả nên chậm tác động, giải quyết các vấn đề về tiến độ, chất lượng phát sinh.
d. Do điều kiện địa lý
Bát Xát là huyện miền núi nằm ở cực Bắc của tổ quốc, có địa hình núi cao, hiểm trở, chia cắt mạnh, các công trình do Ban QLDA ĐTXD thực hiện nằm phân tán ở khắp nơi tại các thôn, bản, điều kiện đường xá đi lại khó khăn. Mặt khác, các nhà thầu thi công các công trình do Ban QLDA ĐTXD huyện Bát Xát quản lý phần lớn là các nhà thầu ở nơi xa đến, số lượng nhà thầu đóng chân tại huyện là rất ít, do đó công tác quản lý, thi công còn nhiều lỏng lẻo, kéo dài nên gây chậm tiến độ chung của dự án.
e. Hạn chế về nhân lực
Hiện nay, đội ngũ cán bộ nhân viên của Ban QLDA dự án gồm 22 người trong đó có 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc. Còn lại 19 nhân viên phân bổ vào 3 phòng chuyên môn và 01 tổ GPMB vừa thực hiện công tác quản lý dự án vừa tham gia giám sát các công trình do Ban trực tiếp quản lý và điều hành dự án. Số lượng dự án thực hiện trung bình trong năm của huyện là rất lớn. Lực lượng cán bộ của Ban QLDA còn mỏng, số lượng cán bộ có kinh nghiệm chiếm tỷ lệ ít, trong khi số lượng cán bộ trẻ mới ra trường, còn thiếu kinh nghiệm thực tế lại chiếm tỷ lệ lớn, do đó công tác quản lý một số dự án không được sát sao, tiến độ nhiều công việc không được đảm bảo. Không những thế, việc phải kiêm nhiệm quản lý, giám sát nhiều dự án một lúc khiến nhân viên không có thời gian học tập nâng cao trình độ để đáp ứng được những đòi hỏi mới, khó gắn trách nhiệm của cá nhân họ vào công việc và không có tác dụng nâng cao trách nhiệm cá nhân, tinh thần làm việc của cán bộ nhân viên.
* Qua việc phân tích thực trạng công tác quản lý dự đầu tư xây dựng công trình tại Ban QLDA ĐTXD huyện Bát Xát trong các năm từ 2015 – 2019 nhận thấy rằng, có những dự án hoàn thành đúng tiến độ, có dự án không hoàn thành đúng tiến độ đề ra, tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả
thực hiện dự án qua các chỉ tiêu: Tiến độ thực hiện công trình, chất lượng công trình và giá trị công trình.
Chỉ tiêu tiến độ thể hiện trong các nội dung: Tiến độ trong công tác chuẩn bị đầu tư, thi công, trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng…
Chất lượng công trình thể hiện qua các nội dung: Chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, chất lượng thi công xây dựng công trình…
Chỉ tiêu giá trị công trình thể hiện qua các nội dung: Lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí.
Bên cạnh những mặt đã đạt được, công tác quản lý và điều hành dự án tại Ban QLDA ĐTXD huyện Bát Xát còn bộc lộ nhiều vấn đề tồn tại, ảnh hưởng đến công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện. Những vấn đề này nằm ở tất cả các giai đoạn của quá trình quản lý và điều hành một số dự án như: Việc lập, thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư không sát với thực tế; công tác khảo sát, lập dự toán đầu tư, không dự báo được các biến động trong tương lai, phương án thiết kế kỹ thuật không phù hợp với điều kiện thực tế thi công; Công tác đấu thầu có tỷ lệ giảm thầu thấp, chưa tiết kiệm được nhiều ngân sách nhà nước thông qua đấu thầu và lựa chọn nhà thầu; hình thức đấu thầu qua mạng hoàn toàn chưa được Ban quản lý khai thác và áp dụng vào trong công tác lựa chọn nhà thầu; Công tác giải phóng mặt bằng còn rất nhiều vướng mắc về chế độ, chính sách đối với người dân; Việc giám sát xây dựng trong quá trình thực hiện dự án chưa sát sao, cán bộ làm công tác kiêm nhiệm nên chất lượng công việc chưa đạt yêu cầu.
Chương 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN
BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI
4.1. Mục tiêu, phương hướng hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
4.1.1. Mục tiêu
Trong những năm tiếp theo, công tác quản lý tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Bát Xát hướng tới mục tiêu chung là quản lý tốt công tác thực hiện đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn nhà nước trên địa bàn huyện. Để thực hiện mục tiêu đó, Ban quản lý cần thực hiện tốt các nội dung cụ thể sau:
- Đảm bảo cho công tác xin chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư là đúng pháp luật, phù hợp với tình hình của địa phương;
- Đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư theo đúng mục tiêu mà dự án đầu tư xây dựng đã đề ra;
- Đảm bảo dự án đầu tư xây dựng được thực hiện theo đúng tiến độ và kế hoạch đã đề ra;
- Kiểm soát tốt chi phí đầu tư trong suốt quá trình đầu tư, đảm bảo “đúng - đủ”, hạn chế tối đa các chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư;
- Đảm bảo chất lượng công trình xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường xung quanh khu vực thực hiện đầu tư xây dựng.
4.1.2. Phương hướng
- Tăng cường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bát Xát.
- Nâng cao chất lượng công tác khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng, bản vẽ thiết kế, công tác khái toán và lập dự toán công trình xây dựng nhằm giảm thiểu đáng kể các phát sinh về chi phí và đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.
- Tiếp tục thực hiện minh bạch hóa công tác lựa chọn nhà thầu, tăng cường sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, giảm bớt sử dụng hình thức chỉ định thầu để lựa chọn được các nhà thầu phù hợp.
- Nâng cao chất lượng công tác quản lý thi công xây dựng công trình. - Thực hiện tốt các nội dung quản lý khác đối với dự án đầu tư xây dựng: Quản lý tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn lao động, môi trường.
- Nâng cao vai trò và trách nhiệm của Chủ đầu tư, Ban quản lý, các nhà thầu cũng như các cơ quan chuyên môn khác có liên quan trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, trong giai đoạn 2020 - 2025
4.2.1. Nâng cao năng lực quản lý dự án
Đội ngũ tham gia công tác quản lý dự án của Ban quản lý rất trẻ, được đào tạo cơ bản, nhiệt tình trong công việc. Tuy nhiên còn hạn chế về kinh nghiệm dẫn đến chất lượng một số công việc không cao, đặc biệt là chất lượng giám sát thiết kế. Bên cạnh đó, bộ phận quản lý tiến độ dự án tại Ban quản lý còn mỏng, do đó sẽ dẫn đến tình trạng quá tải làm ảnh hưởng tới chất lượng quản lý tiến độ dự án.
Nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bát Xát của huyện Bát Xát và nâng cao năng lực cho cán bộ công viên, đặc biệt năng lực giám sát thiết kế, Ban quản lý cần:
- Tiến hành đổi mới, sắp xếp lại cơ cấu lao động trong bộ máy quản lý nhằm phát huy tối đa năng lực của toàn bộ tổ chức; phân bố công việc đầy đủ, phù hợp với năng lực của từng cá nhân tránh tình trạng lãng phí nguồn nhân lực. Để giải quyết tốt vấn đề này, đòi hỏi Ban quản lý phải làm tốt công tác đánh giá năng lực và nguyện vọng của các cán bộ công nhân viên, xây dựng cơ cấu chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho các phòng chức năng và từng cá
nhân phân rõ trách nhiệm, quyền hạn giữa các thành viên tham gia quản lý dự án, tránh chồng chéo; từ đó có kế hoạch phân bổ nhân lực cụ thể, phân công lao động hợp lý tận dụng được hết thời gian lao động của đội ngũ cán bộ công nhân viên, bố trí đúng người đúng công việc, phù hợp với khả năng chuyên môn và trình độ của họ để phát huy tối đa trí tuệ và khả năng sáng tạo của người lao động.
- Tuyển mộ, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng đáp ứng được các yêu cầu của công tác quản lý dự án.
4.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý thời gian, tiến độ dự án
Việc tiên lượng thời gian thẩm định, phê duyệt của các cấp có thẩm quyền cho các phần việc thường khác khá xa so với thực tế. Nguyên nhân là do thủ tục hành chính tại các cơ quan quản lý nhà nước khá rườm rà chồng chéo, dẫn đến việc tiên lượng rất khó khăn. Ngoài ra, việc tiên lượng thời gian thực hiện các gói thầu tư vấn, đặc biệt các gói thầu tư vấn do nhà thầu trong nước thực hiện cũng thường thiếu chính xác. Nguyên nhân là do năng lực của một số nhà thầu tư vấn còn hạn chế, thời gian thực hiện thường kéo dài hơn so với thực tế. Để giúp cho công tác tiên lượng thời gian thực hiện từng công việc trong dự án được chính xác hơn, Ban quản lý dự án cần thực hiện những nội dung sau:
- Nhằm tiên lượng thời gian thẩm định, phê duyệt của các cấp có thẩm quyền cho các phần việc được chính xác, Ban quản lý cần tìm hiểu kỹ các thủ tục pháp lý từ Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Tài nguyên và môi trường… Bên cạnh đó, trong quá trình trình duyệt, Ban quản lý cần cử riêng một cán bộ theo dõi tình trạng trình duyệt.
- Nhằm tiên lượng thời gian thực hiện các gói thầu tư vấn, đặc biệt các gói thầu tư vấn do nhà thầu trong nước thực hiện được chính xác, Ban quản lý cần tham khảo thời gian thực hiện các gói thầu tương tự ở các dự án khác cùng với việc thường xuyên đôn đốc nhà thầu trong quá trình thực hiện gói thầu cũng như nâng cao chất lượng giám sát.
Luật Đấu thầu cần có quy định cụ thể, rõ ràng việc phân chia dự án thành các gói thầu và các biện pháp đảm bảo thực hiện. Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải được xác định khi thiết kế được phê duyệt để vừa đảm bảo phân chia phù hợp yêu cầu, quy trình thi công phù hợp khả năng cấp vốn đồng thời đảm bảo việc thực hiện gói thầu có tính khả thi. Tránh tình trạng phân chia nhỏ gói thầu theo kế hoạch phân bổ vốn để được chỉ định thầu gây rất nhiều tiêu cực và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả quản lý.
Công tác xét thầu cần phải thuê các tổ chức có tư cách pháp nhân, có năng lực, có kinh nghiệm tham gia thực hiện công việc, tổ chức tư vấn làm việc độc lập và chịu trách nhiệm đến cùng đối với sản phẩm tư vấn của mình. Muốn vậy, trước hết cần phải thực hiện nghiêm cơ chế lựa chọn nhà thầu tư vấn, đồng thời có các chế tài thưởng, phạt rõ ràng và phải thật nặng đối với các tổ chức tư vấn để vừa nâng cao trách nhiệm vừa có tác dụng răn đe, buộc các tổ chức tư vấn thực hiện chức trách nhiệm vụ của mình một cách nghiêm minh, đúng trình tự và đảm bảo chất lượng.
Để nâng cao chất lượng công tác đấu thầu cần quan tâm đến một số khía cạnh như sau:
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đấu thầu: Ban hành các mẫu văn bản về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu tương ứng với mỗi loại hình công tác