- Thể tích phần bùn:
CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔ
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI
TRƯỜNG
6.1 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG
Theo trình bày tại chương 4, các hạng mục công trình xử lý môi trường gồm có: 1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải.
2. Hệ thống thu gom, phân loại chất thải rắn.
3. Hệ thống thoát nước mưa chảy tràn trong khuôn viên dự án 4. Công trình trồng cây xanh xung quanh khu vực dự án. 5. Hệ thống chống sét.
6. Hệ thống PCCC.
6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG6.2.1. Chương trình quản lý môi trường 6.2.1. Chương trình quản lý môi trường
6.2.1.1. Trong quá trình thi công dự án
- Tổ chức thi công hợp lý theo phương châm làm đến đâu gọn đến đấy.
- Yêu cầu chủ phương tiện vận tải tham gia thi công phải có bản đăng kiểm xe, lái xe phải có bằng lái xe, cam kết không chở quá tải trọng cho phép.
- Yêu cầu đơn vị tham gia thi công phải có nội qui an toàn lao động, trang bị đủ phương tiện bảo hộ cho công nhân. Xây dựng tốt nội qui sinh hoạt và tổ chức quản lý công nhân của mình.
- Không vận tải và vận hành các máy đào, máy xúc, xe lu, máy đóng cọc vào các giờ ban đêm.
6.2.1.2. Trong giai đoạn hoạt động của dự án
- Chúng tôi đưa ra các quy định thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường thông qua các biển thông báo, nội qui, bảng cấm đặt trong khu vực dự án.
- Yêu cầu các chủ phương tiện ô tô, xe tải phải có phiếu đăng kiểm chất lượng.
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các nội qui, qui định bảo vệ môi trường của cán bộ, công nhân viên và của du khách.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trương của Nhà nước cũng như những qui định của Thành phố về công tác bảo vệ môi trường đối với CBCNV.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường định kỳ giám sát, thanh tra môi trường khu vực dự án.
6.2.2. Chương trình giám sát môi trường
6.2.2.1. Mục tiêu giám sát
• Thu thập dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
• Đánh giá cụ thể các tác động đến môi trường do hoạt động của cơ sở gây ra, xác định xu hướng thay đổi chất lượng môi trường.
• Xác định đúng đắn các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong từng sự cố môi trường để hỗ trợ cho việc giải quyết pháp lý, khắc phục hậu quả và kiểm tra hoạt động của các thiết bị xử lý ô nhiễm.
• Thu thập dữ liệu phục vụ các quyết định, các chính sách về phát triển, quản lý và sử dụng tài nguyên một cách hợp lý và tiết kiệm.
• Giúp cho các cơ quan quản lý môi trường có các thông tin về các nhân tố ô nhiễm môi trường tại khu vực hoạt động của cơ sở, tạo điều kiện trong công tác quản lý môi trường.
6.2.2.2. Các thành phần môi trường cần giám sát
a. Giám sát môi trường không khí và vi khí hậu: a.1. Vị trí giám sát:
- 01 điểm khu vực xung quanh dự án.
- 01 điểm tại khu vực thu gom xử lý nước thải. - 01 điểm tại khu vực thu gom xử lý chất thải rắn. - 01 điểm tại khu dân cư liền kề khu vực dự án. - 01 điểm tại tầng hầm.
a.2. Các chỉ tiêu giám sát: vi khí hậu, bụi, SO2, H2S, NH3, tiếng ồn, CO2. b. Giám sát môi trường nước:
b.1. Vị trí giám sát:
- 01 mẫu nước tại điểm xả thải cuối cùng của khu xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.
b.2. Các chỉ tiêu giám sát:
- Nước thải: pH, TSS, BOD5, COD, dầu mỡ, N tổng, P tổng, Coliform, N- NH4+, E.coli.
6.2.2.3. Giám sát chất thải rắn
Thường xuyên theo dõi quá trình thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải sản xuất và sinh hoạt của Dự án tại các phân khu chức năng như khách sạn, nhà hàng, can hộ cao cấp, trung tâm thương mại.
6.2.3. Tần suất giám sát
- Tần suất giám sát thường kỳ 6 tháng 01 lần (02 lần/năm) và lập báo cáo định kỳ về công tác bảo vệ môi trường gửi Sở Tài nguyên và Môi trường theo qui định.
- Giám sát đột suất khi có sự cố môi trường hoặc có kiến nghị của chính quyền địa phương hay khiếu nại của nhân dân.
CHƯƠNG 7