Các nguồn phát sinh ra chất thải rắn

Một phần của tài liệu ĐTM cao ốc Đà Nẵng center (Trang 34 - 36)

617 m ng.đ 3.

3.1.1.3Các nguồn phát sinh ra chất thải rắn

a. Trong quá trình chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dưng cơ bản

Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dựng cơ bản là nguồn gây ô nhiễm môi trường nếu không có các biện pháp quản lý thích hợp. Các nguồn chất thải rắn bao gồm:

- Gỗ và các loại cây đốn chặt trong quá trình phát quang mặt bằng - Đất cát thừa do san ủi mặt bằng

- Vật liệu thừa như xi măng và sắt trong quá trình xây dựng - Giấy thải và vật dụng đóng gói từ hoạt động lắp đặt thiết bị

- Rác thải nguy hại gồm thuỷ tinh, ghẻ lau thấm dầu mỡ, can, bình chứa hoá chất, xăng dầu,...

- Chất thải sinh hoạt của công nhân thi công trên công trường

Trong quá trình xây dựng, chất thải rắn thải ra sẽ bao gồm cây cối đốn chặt, xà bần, gỗ vụn, bao bì nguyên liệu, rác thải sinh hoạt của công nhân.

Theo ước tính, mỗi công nhân làm việc tại khu vực dự án thải ra từ 0,3 – 0,5 kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày, với 80 công nhân lao động tại công trường mỗi ngày thì tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình xây dựng dự án sẽ khoảng 24 – 40 kg/ngày.

Với khối lượng rác thải sinh hoạt như trên, nếu không có biện pháp thu gom xử lý hợp lý thì khả năng tích tụ trong thời gian xây dựng ngày càng nhiều và gây tác động đến chất lượng không khí do phân hủy chất thải hữu cơ gây mùi hôi. Ngoài ra, việc tồn đọng rác còn tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển, gây nguy cơ phát sinh và lây truyền mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân thi công và các khu dân cư lân cận.

b/ Khi dự án đi vào hoạt động

Chất thải rắn sinh hoạt và dịch vụ của du khách và CBCNV khu vực dự án bao gồm: bao bì ni lông, mảnh thức ăn thừa, giấy vụn...Thành phần chất thải rắn sinh hoạt do hoạt động của dự án trình bày tại bảng :

Bảng 18 : Thành phần đặc trưng của rác thải sinh hoạt

Thành phần Mô tả

Chất thải từ các phòng khách sạn, phòng hội nghị, chung cư

Chất thải có thể phân hủy sinh học

Rác hoa quả

Chôm chôm, dưa hấu, thanh long, vải, đào, vỏ măng cụt...

Cúc, hồng, bi, lys... Thức ăn thừa Bánh mì, cơm, thịt, rau... Chất thải có thể

tái sinh, tái sử Kim loại Thủy tinh Can nhômChai, ly bia

Nhựa có thể tái sinh Chai, túi dẻo trong

Giấy có thể tái sinh Khăn giấy, bao bì giấy, giấy in, giấy báo

Chất thải tổng hợp

Giấy không thể tái

sinh Khăn giấy ăn, khăn giấy nhà vệ sinh... Nhựa không thể tái

sinh Khác Túi nhựa chết Nhựa không thể tái

sinh Khác Mảnh gỗ, cát, bụi, cao su, vải, quần áo...

Chất thải từ nhà bếp và nhà hàng

Chất thải có thể phân hủy sinh học

Thức ăn thừa Cơm, thịt nấu chín, bánh...

Rác hoa quả Chôm chôm, dưa hấu, thanh long, vải, đào, vỏ măng cụt... Rau Rau muống, rau thơm, hành, cà rốt...

Vỏ trứng - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chất thải từ đồ ăn

biển Cua, ghẹ, sò, cá Chất thải có thể

tái sinh, tái sử

Giấy có thể tái sinh Khăn giấy, bao bì giấy, giấy in, giấy báo Kim loại Can nhôm

Thủy tinh Chai bia, chai lọ gia vị nấu ăn Nhựa có thể tái sinh Chai, túi nhựa dẻo trong Chất thải tổng hợp

Giấy không thể tái

sinh Khăn giấy ăn, khăn giấy nhà vệ sinh... Nhựa plastic không

thể tái sinh Túi nhựa chết

Khác Mảnh gỗ, cát, bụi, cao su, quần áo...

Đối với chất thải rắn nguy hại, hoạt động của dự án cũng có thể phát sinh một số loại chất thải nguy hại với chủng loại tương đối đa dạng như sau:

+ Dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu nhớt, dung môi: từ quá trình bảo trì bảo dưỡng các thiết bị kỹ thuật của dự án như máy phát điện, máy bơm, máy biến thế.

+ Mực in, hộp mực in, chất màu, mực quá hạn sử dụng, ruột viết dính mực, đầu viết, bo mạch điện tử: từ hoạt động của văn phòng điều hành dự án.

+ Bóng đèn huỳnh quang, bình xịt phòng các loại, bình ắcquy, pin hết công năng sử dụng thải ra từ hoạt động của các phòng khách sạn, các phòng hội nghị, ...

 Tải lượng:

 Số người ở khu khách sạn: 386 x 2 = 772 người.

 Số người ở căn hộ cao cấp: 204 x 4 = 816 người

 Số lượng người làm việc ở khu dự án: 1000 người.

 Số lượng khách ở nhà hàng, dịch vụ khoảng 500 người.

Như vậy, tổng số người ước tính khi dự án đi vào hoạt động hiệu quả là 3088 người.

Theo Trần Hiếu Nhuệ, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trung bình mỗi người thải ra hằng ngày là 0,53 kg (Nguồn: Quản lý chất rắn, T1, Trần Hiếu Nhuệ -

2001). Như vậy, khối lượng chất thải rắn sinh ra hằng ngày là: 1636,64 kg/ngày .

Khối lượng chất thải nguy hại từ các hoạt động giải trí rất khó xác định. Với đặc điểm hoạt động của dự án, lượng chất thải nguy hại tối đa ước tính khoảng 50 - 100 kg/năm.

Để xử lý các loại chất thải rắn sinh hoạt không nguy hại, một phần tận dụng làm thức ăn chăn nuôi, các loại bao bì, giấy loại tận dụng để bán. Lượng chất thải rắn còn lại sẽ được thu gom xử lý theo quy định về quản lý chất thải rắn. Chất thải rắn nguy hại sẽ được thu gom, phân loại xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Một phần của tài liệu ĐTM cao ốc Đà Nẵng center (Trang 34 - 36)