Đối với mạng hạ áp (U<1000V)

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN AN TOÀN ĐIỆN (Trang 26 - 27)

Nguyên nhân chính xảy ra tai nạn điện ở mạng hạ áp là do con người chạm vào:  Dây dẫn đang mang điện không được bọc cách điện.

 Các dây dẫn bọc cách điện bị hở do lớp cách điện đã bị hư hỏng hay xuống cấp.

 Các bộ phận bằng kim loại bình thường không mang điện của thiết bị điện, dụng cụ điện (vỏ động cơ, khoan cầm tay, tủ lạnh, bàn ủi, máy giật, ...) nhưng vì cách điện bên trong bị hỏng nên vỏ thiết bị điện trở nên có điện. Hiện tượng này thường gọi là “chạm vỏ”.

 Không có nắp hộp che chắn hay các bộ phận này bị hư hỏng gây ra các chỗ hở có điện của cầu dao, công tắc, ổ cắm…

Trong các tai nạn xảy ra do điện, tỉ lệ kỹ thuật viên điện, công nhân điện công tác trong ngành điện chiếm số lượng lớn do không được chuẩn bị tốt về kỹ thuật an toàn, không thực hiện các biện pháp bảo hộ cần thiết, chủ quan khi làm việc…

Ở lứa tuổi 21-30, tai nạn điện xảy ra khá cao, chủ yếu là do tuổi nghề chưa cao nên kinh nghiệm về thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn chưa nhiều, còn chủ quan trong

27 ý thức.

Theo tiêu chuẩn quốc gia để đảm bảo an toàn khi làm việc hay tiếp xúc với mạng điện hạ áp yêu cầu:

 Điều 95: Làm việc gần đường dây có điện áp dưới 1000V (Theo Qui chuẩn

kỹ thuật quốc gia về an toàn điện)

+ Nếu có nguy cơ điện giật cho nhân viên làm việc ở khoảng cách gần với đường dây đang mang điện với điện áp dưới 1000V, người chỉ huy trực tiếp phải yêu cầu nhân viên đơn vị công tác che phủ các phần có điện của thiết bị điện bằng các thiết bị bảo vệ để tránh nguy cơ dẫn đến nguy hiểm.

+ Nhân viên đơn vị công tác phải sử dụng quần áo bảo hộ và dụng cụ bảo vệ thích hợp khi thực hiện che phần mang điện.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN AN TOÀN ĐIỆN (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)